
Quảng Ninh không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tỉnh tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi, đề xuất, hiến kế những giải pháp đột phá, cách làm sáng tạo nhằm phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng con người Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Và đó cũng chính là mục tiêu và động lực để tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững.

Quảng Ninh luôn gắn kết chặt chẽ, hài hoà phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, với nhiều chủ trương, chính sách mang tính vượt trội so với nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt chú trọng tới khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Các giá trị lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên được bảo tồn, tôn tạo, phát huy, gắn với phát triển du lịch”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham quan tại Khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Yên Tử.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham quan tại Khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Yên Tử.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, Quảng Ninh đã quán triệt sâu sắc và toàn diện quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước hiện nay, nhất là Nghị quyết Trung ương khóa VIII (năm 1998) và Nghị quyết số 33 của Hội nghị Trung ương khóa XI (năm 2014). Từ đó, triển khai thực hiện với nhiều thành tựu nổi bật. Đặc biệt, ngày 9/3/2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh cũng tiếp tục xác định: Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Từ đó, tập trung nhiều nguồn lực, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để tập trung thực hiện hiệu quả, thành công khâu đột phá này.
Lễ hội đền Cửa Ông năm 2023.
Lễ hội đền Cửa Ông năm 2023.
Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 09/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, Quảng Ninh đã đạt được những kết quả tích cực và tương đối toàn diện. Nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá, con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được nâng cao rõ rệt. Môi trường văn hoá có chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng lành mạnh, văn minh. Các chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đã được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng thể chế hóa thành các đề án, quy hoạch, nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hoá, con người Quảng Ninh. Các thiết chế văn hoá, thể thao được nâng cấp, sửa chữa, đầu tư đồng bộ, hiện đại, góp phần rút ngắn khoảng cách thụ hưởng đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng, đặc biệt là phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, một số di tích quốc gia đặc biệt. Công nghiệp văn hoá đã bước đầu hình thành, xây dựng được một số sản phẩm văn hoá đặc trưng. Việc huy động các nguồn lực cho xây dựng, phát triển văn hoá, con người Quảng Ninh có bước đột phá.
Truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm" được xác định là trụ cột văn hóa của ngành than Quảng Ninh.
Truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm" được xác định là trụ cột văn hóa của ngành than Quảng Ninh.
Tuy nhiên, việc xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh vẫn chưa đạt được mong muốn. Về cơ chế, chính sách, tỉnh còn thiếu chính sách thu hút tài năng văn hóa; chưa xây dựng được cơ chế và chính sách đặc thù phục vụ cho nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa; chưa có cơ chế đột phá để khuyến khích khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao; chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với việc truyền dạy các loại hình văn hóa dân gian. Việc triển khai tổ chức thực hiện một số cơ chế, chính sách liên quan đến văn hóa, con người Quảng Ninh còn khó khăn, bất cập, chưa đi vào cuộc sống, chưa được kịp thời rà soát, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
Cùng với đó, công tác chỉ đạo quản lý, tổ chức, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, con người vẫn còn một số bất cập như là: Các giá trị văn hóa đặc sắc, đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh tuy đã được nghiên cứu và bảo tồn nhưng chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh sẵn có để góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh. Hiệu quả khai thác các thiết chế văn hoá, thể thao còn có mặt hạn chế, chưa huy động được rộng rãi nguồn lực xã hội để đầu tư, hợp tác đầu tư, phát triển các công trình văn hoá, thể thao phục vụ cộng đồng; nhiều thiết chế không đủ tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được yêu cầu luyện tập, sinh hoạt văn hóa và thi đấu TDTT chuyên và không chuyên. Số vận động viên thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao là người Quảng Ninh ngày càng ít. Chỉ số phát triển con người (HDI) chưa được đánh giá thường xuyên để làm cơ sở ban hành các chính sách xây dựng, phát triển con người đáp ứng yêu cầu mới.
Toàn cảnh Khu di tích lịch sử Bạch Đằng, TX Quảng Yên. Ảnh: Phòng VH-TT TX Quảng Yên.
Toàn cảnh Khu di tích lịch sử Bạch Đằng, TX Quảng Yên. Ảnh: Phòng VH-TT TX Quảng Yên.
Bên cạnh đó, một số di tích lịch sử và di sản văn hoá phi vật thể chưa được khai thác hiệu quả. Một số giá trị văn hoá đặc sắc, đặc trưng, nhất là của đồng bào dân tộc thiểu số tuy đã được nghiên cứu, bảo tồn nhưng chưa phát huy đúng mức tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Cơ hội tiếp cận, hưởng thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thể thao của người dân một số vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có mặt còn hạn chế. Chưa có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng cao, thể hiện được sự phát triển của tỉnh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, thể thao một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Nghi lễ leo dao của người Sán Dìu tại Lễ hội Đại phan xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
Nghi lễ leo dao của người Sán Dìu tại Lễ hội Đại phan xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
Những vấn đề này cũng đã được Quảng Ninh thẳng thắn nhận định và xác định rõ nguyên nhân như: Nhận thức của một số cấp ủy đảng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị về vai trò của văn hóa, con người có lúc, có nơi chưa đầy đủ, chưa thực sự đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội trong xây dựng, cụ thể hoá thành cơ chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá, con người. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa thực sự quyết liệt. Sự phát triển của thông tin, truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, bên cạnh việc mang lại những lợi ích cũng bộc lộ nhiều mặt trái, tác động tiêu cực không nhỏ đến văn hoá, con người. Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình triển khai nhiều nhiệm vụ đã đề ra.
Phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam là chủ trương lớn, thống nhất, xuyên suốt của Đảng ta. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (24/11/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ là một định hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta”.
Khách du lịch tham quan, trải nghiệm tại làng nghề đan ngư cụ truyền thống Hưng Học (TX Quảng Yên).
Khách du lịch tham quan, trải nghiệm tại làng nghề đan ngư cụ truyền thống Hưng Học (TX Quảng Yên).
Hay như trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (15/5/2021), đồng chí Tổng Bí thư cũng nêu rõ: “Chúng ta xác định con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới”. Đồng thời khẳng định: “Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, vì con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta”; “Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải luôn lấy con người làm trung tâm”.
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng được tổ chức vào dịp tháng 3 âm lịch hàng năm. Ảnh: Dương Văn Toàn (CTV)
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng được tổ chức vào dịp tháng 3 âm lịch hàng năm. Ảnh: Dương Văn Toàn (CTV)
Trải nghiệm không gian văn hóa làng Việt cổ tại Làng Nương, Yên Tử.
Trải nghiệm không gian văn hóa làng Việt cổ tại Làng Nương, Yên Tử.
Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã đưa ra mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, là trung tâm công nghiệp văn hóa. Tại cuộc làm việc với tỉnh Quảng Ninh ngày 13/2/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có chỉ đạo về xây dựng Đề án thí điểm phát triển công nghiệp văn hóa tại tỉnh Quảng Ninh.
Phụ nữ thôn Làng Ngang, xã Quảng An, huyện Đầm Hà giữ gìn nghề thêu truyền thống Dao Thanh Phán.
Phụ nữ thôn Làng Ngang, xã Quảng An, huyện Đầm Hà giữ gìn nghề thêu truyền thống Dao Thanh Phán.
Quán triệt sâu sắc những chủ trương, quan điểm chỉ đạo nói trên, từ thực tiễn của tỉnh cũng như dự báo tình hình trong nước và thế giới, từ những dấu mốc trên chặng đường phát triển của Quảng Ninh, đặc biệt là trong 60 năm thành lập tỉnh, Quảng Ninh không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tỉnh tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi, đề xuất, hiến kế những giải pháp đột phá, cách làm sáng tạo nhằm phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng con người Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Và đó cũng chính là mục tiêu và động lực để tỉnh Quảng Nỉnh ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững.
Nghị quyết nêu rõ các quan điểm: Quảng Ninh có nền văn hóa đặc sắc và giàu truyền thống. Con người Quảng Ninh, qua nhiều thế hệ đã tích lũy, hội tụ và luôn hướng tới sự hoàn thiện về nhân cách với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Văn hóa, con người Quảng Ninh là nền tảng tinh thần vững chắc, là nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh. Xây dựng, phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho văn hóa, con người là đầu tư cho phát triển bền vững. Phải sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực của Nhà nước kết hợp với huy động tối đa nguồn lực xã hội để tăng đầu tư cho phát triển văn hóa, con người phù hợp với các định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển của quốc gia, của vùng Đồng bằng Sông Hồng và của tỉnh Quảng Ninh. Kiên trì chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, phát triển xanh, bền vững dựa vào ba trụ cột: Thiên nhiên, con người và văn hóa, kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trên cơ sở đó lựa chọn, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa, sản phẩm văn hóa chủ lực có trọng tâm, trọng điểm mà địa phương có tiềm năng, lợi thế như: du lịch văn hóa, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, điện ảnh, thời trang nhằm tạo đột phá trong đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, dịch vụ.
Chương trình dân vũ "Phụ nữ Hạ Long - Vũ điệu bên bờ di sản".
Chương trình dân vũ "Phụ nữ Hạ Long - Vũ điệu bên bờ di sản".
Để xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững, Quảng Ninh xác định các khâu đột phá: Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể - nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Xây dựng văn hóa trong kinh tế vì sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh, trọng tâm là phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nhân; Phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao.
Rực rỡ sắc màu Carnaval Hạ Long năm 2023.
Rực rỡ sắc màu Carnaval Hạ Long năm 2023.
Từ đó, phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển con người Quảng Ninh toàn diện cả về nhân cách, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, tình yêu quê hương, đất nước với các đặc trưng “Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh” phù hợp với xu thế thời đại, thích ứng với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, phát triển nền văn hóa giàu bản sắc, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền, trên cơ sở kết hợp hài hoà các giá trị đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh “Thiên nhiên tươi đẹp, Văn hóa đặc sắc, Xã hội văn minh, Hành chính minh bạch, Kinh tế phát triển, Nhân dân hạnh phúc” để văn hóa, con người Quảng Ninh thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh, bền vững.
Lễ hội xuân Ngọa Vân (TX Đông Triều).
Lễ hội xuân Ngọa Vân (TX Đông Triều).

Thực hiện: HÀ CHI
Trình bày: ĐỖ QUANG