Ngày 5/8/1964 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và của tỉnh Quảng Ninh như một dấu son sáng chói, đánh dấu thắng lợi của quân và dân ta trước không quân Mỹ được trang bị hiện đại gấp nhiều lần. Với chiến công bắn rơi 3 máy bay Mỹ và bắt sống một phi công, Vùng mỏ đã cùng cả nước viết lên khúc tráng ca “Chiến thắng trận đầu”, chứng minh cho đế quốc thấy được tinh thần dám đánh, quyết đánh và biết đánh của người Việt, nêu cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi thế lực thù địch, giữ vững vùng trời, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày 5/8/1964 là kết quả của một quá trình âm mưu lâu dài, hòng thực hiện chiến lược chuyển đổi chiến tranh của đế quốc Mỹ. Đã có nhiều dấu hiệu báo trước về một chiến dịch khốc liệt trên vùng biển và vùng trời của Việt Nam những năm 1960. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt diễn ra ngày 27 và 28/3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ âm mưu và hành động chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Người tuyên bố: “Nếu đế quốc Mỹ liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ thất bại thảm hại. Vì nhân dân cả nước sẽ cương quyết đánh lại chúng; vì các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ thế giới sẽ hết lòng ủng hộ ta; vì nhân dân Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ sẽ phản đối chúng”.

Bài báo quốc tế với dòng tít  "Chồn hôi, quái vật, chó săn im lặng, cá bay- Bí ẩn Vịnh Bắc Bộ 2-4/8/1964" nói về sự kiện Vịnh Bắc bộ và Chiến thắng trận đầu.

Bài báo quốc tế với dòng tít  "Chồn hôi, quái vật, chó săn im lặng, cá bay- Bí ẩn Vịnh Bắc Bộ 2-4/8/1964" nói về sự kiện Vịnh Bắc bộ và Chiến thắng trận đầu.

Bài báo quốc tế với dòng tít  "Chồn hôi, quái vật, chó săn im lặng, cá bay- Bí ẩn Vịnh Bắc Bộ 2-4/8/1964" nói về sự kiện Vịnh Bắc bộ và Chiến thắng trận đầu.

Từ giữa năm 1961, Mỹ - Diệm tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam, kết hợp những thủ đoạn chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc có vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại với những biện pháp khủng bố, đàn áp dã man… Tuy nhiên, Phong trào Đồng Khởi và đặc biệt là chiến thắng Ấp Bắc 1963 cho thấy Chiến tranh đặc biệt đã bắt đầu phá sản.

Maxwell Taylor, Cựu đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam giai đoạn 1964-1965, từng nói: “Trong nhiệm kỳ một năm của mình ở Sài Gòn, tôi đã phải chứng kiến 5 chính phủ khác nhau. Chính phủ Sài Gòn đã quá suy yếu, sau 5 lần thay đổi, tình hình rối ren như vậy là bằng chứng cho việc chúng tôi sắp thất bại hoặc là chúng tôi phải thay đổi mục tiêu hoặc là chúng tôi phải bỏ nhiều tiền hơn nữa cho cuộc chiến này”.

Để cứu vãn sự thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã tìm cách dựng lên cớ tấn công miền Bắc, hòng phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. 

Ngày 2/8/1964, đã diễn ra cuộc đụng độ khi tàu khu trục Maddox của Mỹ ngang nhiên vi phạm có hệ thống lãnh hải Việt Nam từ Đèo Ngang (Quảng Bình) ra đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), có lúc vào sâu cách bờ biển Việt Nam chỉ 6 hải lý (gần 11km) và đã bị các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam đánh đuổi tại khu vực phía Đông Hòn Mê. Điều này được dư luận nhiều nước, có cả dư luận Mỹ thừa nhận và kịch liệt lên án hành động xâm phạm trắng trợn đó của Hải quân Mỹ.

Tàu Maddox ngang nhiên vi phạm lãnh hải Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Tàu Maddox ngang nhiên vi phạm lãnh hải Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Những người Mỹ chủ trương tiến đánh miền Bắc Việt Nam hiểu rằng, nếu chỉ vin vào màn kịch dối trá đã bị phơi bày để đánh phá miền Bắc Việt Nam thì “chưa đủ sức thuyết phục” dư luận. Vì vậy, Mỹ phải dựng thêm cái gọi là "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" rằng: “Đêm 4/8/1964, các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam một lần nữa lại vô cớ tấn công khu trục Maddok và USS Turner Joy của Mỹ đang hoạt động bình thường trên vùng biển quốc tế”. Đây là sự bịa đặt còn trắng trợn hơn nữa, bởi hôm đó thời tiết rất xấu, ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ đang có giông bão, hoàn toàn không có một tàu phóng lôi hoặc tàu chiến đấu nào của Việt Nam - lúc đó là những chiến hạm nhỏ bé, hoạt động trong khu vực mà Mỹ rêu rao.

Những chiến sĩ tham gia đánh đuổi tàu khu trục Maddox ngày 2/8/1964 được tặng Bằng khen của Quân chủng hải quân. Ảnh:TTX

Những chiến sĩ tham gia đánh đuổi tàu khu trục Maddox ngày 2/8/1964 được tặng Bằng khen của Quân chủng hải quân. Ảnh:TTX

Dù vậy, bất chấp dư luận và lẽ phải, lãnh đạo nước Mỹ vẫn vin vào cớ đó để ngày 5/8/1964 ra lệnh tiến hành Chiến dịch "Mũi tên xuyên" (Operation Pierce Arrow), bất ngờ cho 64 lần chiếc máy bay đánh “trả đũa”, tấn công ồ ạt vào 4 khu vực mục tiêu ven biển miền Bắc Việt Nam là Cảng Gianh (Quảng Bình), Vinh - Bến Thủy (Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hóa) và Bãi Cháy (Quảng Ninh) mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn vào miền Bắc Việt Nam.

Cựu chiến binh Ngô Xuân Huy chia sẻ về cách thức luyện tập với mô hình máy bay của trinh sát phòng không trên sóng truyền hình quốc gia.

Cựu chiến binh Ngô Xuân Huy chia sẻ về cách thức luyện tập với mô hình máy bay của trinh sát phòng không trên sóng truyền hình quốc gia.

Cựu chiến binh Ngô Xuân Huy chia sẻ về cách thức luyện tập với mô hình máy bay của trinh sát phòng không trên sóng truyền hình quốc gia.

Với cựu chiến binh Ngô Xuân Huy, nguyên trưởng đài trinh sát Phòng không, tiểu đoàn Pháo phòng không 217, người đã trực tiếp chỉ huy đài chiến đấu đặt trên núi Bài Thơ, TX Hòn Gai (nay là TP Hạ Long), tỉnh Quảng Ninh vào năm 1964, ký ức về trận đầu đối diện với Không quân Mỹ là ký ức không thể nào quên.

“Năm 1954 quân dân ta thắng lợi. Từ đó đến năm 1960, thì các tỉnh đã được thành lập trung đoàn pháo phòng không nhưng riêng Quảng Ninh chưa có. Quảng Ninh đến 15/3/1963 mới thành lập Tiểu đoàn pháo phòng không 217. Đây là bức thiết nhất nhưng 217 lúc đó thì pháo cũ, lính mới và địa hình phức tạp nên việc sử dụng những kỹ chiến thuật, nghe tiếng động cơ và đặc biệt chúng ta phải luyện ý chí chiến đấu”.

Cũng theo chia sẻ của ông Ngô Xuân Huy, trên đất Quảng Ninh có rất nhiều âm thanh mà nếu không phân biệt được thì sẽ lầm lẫn với máy bay cho nên vấn đề học đầu tiên của trinh sát phòng không là phải phân biệt tiếng động cơ: Tiếng nào là động cơ của máy xúc, tiếng nào là động cơ ô tô, tàu thủy và tiếng nào là động cơ máy bay.

“Máy bay mà bộ đội Tiểu đoàn phòng không 217 đã bắn rơi là một loại máy bay ném bom, bay từ trong ra ngoài. Muốn phát hiện nó thì chúng tôi phải khắc máy bay bằng gỗ để trinh sát và pháo thủ luyện tập. Luyện tập bằng cầm chạy, đứng yên và luyện tập bằng nghiêng, bay vào và bay ngang. Tỷ lệ máy bay gỗ đúng với cự ly bắn của pháo với máy bay để chúng ta nhìn thấy nó để xác định nó ở xa chúng ta bao nhiêu" - Ông Ngô Xuân Huy bật mí về cách thức luyện tập của bộ đội Tiểu đoàn phòng không 217 để sẵn sàng đánh địch.

12 giờ 30 phút ngày 5/8/1964, các lực lượng phòng không của quân và dân TX Hòn Gai được lệnh vào cấp 1 sẵn sàng chiến đấu. 14 giờ 30 phút, đợt đầu ta phát hiện 4 máy bay cường kích hải quân Mỹ, chúng cất cánh từ tàu sân bay, lấy các điểm Bạch Long Vĩ, đảo Long Châu làm chuẩn, bay là là sát mặt biển, đến đèn Long Châu thì nâng độ cao, bay qua Vịnh Hạ Long, lấy cao điểm 288 (mỏ Hà Tu) bổ nhào từ hướng Đông Bắc đánh vào quân cảng hải quân, Bãi Cháy và các tàu hải quân đậu trong vùng Cửa Lục. Khi máy bay địch đã bắn loạt đạn đầu vào quân cảng hải quân, TX Hòn Gai cũng kéo còi báo động, cao xạ 271, trận địa Hà Tu có một khẩu đội 14,5mm đã nổ súng được một loạt, còn lại các trận địa 88mm và 14,5mm của nhà máy điện Cọc 5 Bãi Cháy, Hà Tu cũng chưa kịp nổ súng. Đây là lần đầu tiên ta đánh máy bay phản lực siêu âm của đế quốc Mỹ nên không khỏi bị lúng túng trong phút đầu.

Sơ đồ tác chiến của bộ đội hải quân và các lực lượng phòng không không quân, tự vệ làm nên Chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964.

Sơ đồ tác chiến của bộ đội hải quân và các lực lượng phòng không không quân, tự vệ làm nên Chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964.

Sơ đồ tác chiến của bộ đội hải quân và các lực lượng phòng không không quân, tự vệ làm nên Chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964.

Khi máy bay địch bổ nhào lần thứ hai, tiếp tục đánh vào sân cảng, cầu tàu và các tàu đậu ngoài, thì các hỏa lực 37mm, 14,5mm từ các tàu hải quân bắn lên mãnh liệt, các hỏa lực của trận địa trung cao Bãi Cháy, Cọc 3, Hà Tu bắn lên dồn dập, những loạt đạn lửa súng máy cao xạ 37mm kéo dài đan chéo nhau, chặn các đường bay của địch, các cụm khói trung cao như nở hoa trên bầu trời Hòn Gai.

Khí thế chiến đấu mỗi lúc càng thêm sôi sục, thời cơ tiêu diệt địch đã tới, ở trận địa chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ nhắc nhau lập công đầu, bắn rơi máy bay Mỹ. Các trận địa súng bộ binh của dân quân tự vệ nhắc nhau khẩu hiệu “có giặc là đánh, đánh là phải thắng”.

Để phối hợp với các tàu hỏa lực, các trận địa pháo cao xạ Bãi Cháy, Cọc 3, Hà Tu đã tập trung đánh vào đội hình chủ yếu của địch, buộc địch phải phân tán đội hình, thay đổi hướng bổ nhào công kích để tránh đạn pháo trung cao của ta, tạo điều kiện cho các hỏa lực của dân quân tự vệ phát huy tác dụng.

Các lực lượng hải quân, pháo phòng không, dân quân, tự vệ Cảng Hòn Gai, công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh... trong trận chiến hào hùng ngày 5/8/1964 bên sông Cửa Lục. Ảnh tư liệu.

Các lực lượng hải quân, pháo phòng không, dân quân, tự vệ Cảng Hòn Gai, công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh... trong trận chiến hào hùng ngày 5/8/1964 bên sông Cửa Lục. Ảnh tư liệu.

Các lực lượng hải quân, pháo phòng không, dân quân, tự vệ Cảng Hòn Gai, công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh... trong trận chiến hào hùng ngày 5/8/1964 bên sông Cửa Lục. Ảnh tư liệu.

14 giờ 50 phút, từ các trận địa trên cao có tiếng reo hò “máy bay cháy”, “máy bay cháy lao ra biển”,… các lực lượng tổ chức đi bắt giặc lái. Đây là tên giặc lái máy bay Mỹ bị bắt sống đầu tiên trên miền Bắc tại Hòn Mối, Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 14 giờ 56 phút, từ trên các trận địa Bãi Cháy, bến phà, cảng Hòn Gai, núi Bài Thơ lại vang lên tiếng reo hò “máy bay cháy rồi”,… tiếng reo hò khơi dậy cả một vùng trời khu mỏ, nhân dân ở Bãi Cháy, khu Ba đảo, bến cảng Hòn Gai được tận mắt thấy máy bay Mỹ bốc cháy lao qua Vịnh Hạ Long ra biển. Kết quả, ta đã bắn rơi 3 máy bay (trong đó có hai chiếc rơi tại chỗ), bắt sống 1 phi công địch; đồng thời bắn bị thương nhiều chiếc khác.

Viên phi công Everett Alvarez khi bị bắt trong trận 5/8/1964. Ảnh Tư liệu.

Viên phi công Everett Alvarez khi bị bắt trong trận 5/8/1964. Ảnh Tư liệu.

Viên phi công Everett Alvarez, năm nay đã gần 90 tuổi, trong những cuộc phỏng vấn trước báo chí Mỹ từng nhiều lần nhắc lại khoảnh khắc thoát khỏi chiếc máy bay bị quân ta bắn hạ như sau: “Tôi tự nhủ, nếu cứ ở trong máy bay, tôi sẽ không sống sót được, phải thoát khỏi máy bay ngay”, “Chúa phù hộ, tôi mới có thể thoát ra kịp lúc như vậy”.

Thăm lại trận địa xưa trên Đồi pháo Gốc Khế, cựu chiến binh Đào Ngọc Sao, nguyên Khẩu đội trưởng Khẩu đội 2, Trung đội 5, Đại đội 141, Tiểu đoàn pháo phòng không 217, người đã cùng đồng đội bắn rơi máy bay Mỹ trong trận đầu 5/8/1964 kể: “Xung quanh Đồi pháo gốc Khế Hà Tu núi non bao quanh như một chiếc nón để ngửa. Hướng đông thông ra biển nên khi đánh xong thì chúng sẽ thoát ra hướng đó. Đấy là địa hình rất thuận lợi cho ta đặt pháo để đón lõng. Dưới khu nghĩa trang bây giờ đã có một trận địa pháo 88 bố trí. Pháo 88 như cái gậy xa để đánh, còn chúng tôi về đây có 4 khẩu súng máy cao xạ 14,5mm thì coi như cái gậy ngắn để đánh kẻ thù khi chúng ở tầm thấp”.

CCB Đào Ngọc Sao (ngoài cùng bên trái), kể về những ký ức trong Chiến thắng trận đầu của quân, dân Quảng Ninh trước kẻ thù xâm lược cho các CCB trong khu phố 5, phường Quang Trung nghe.

Ông Đào Ngọc Sao (ngoài cùng bên trái), kể về những ký ức trong Chiến thắng trận đầu của quân, dân Quảng Ninh trước kẻ thù xâm lược cho các cựu chiến binh ở khu phố 5, phường Quang Trung nghe. Ảnh: Hoàng Giang

Ông Đào Ngọc Sao (ngoài cùng bên trái), kể về những ký ức trong Chiến thắng trận đầu của quân, dân Quảng Ninh trước kẻ thù xâm lược cho các cựu chiến binh ở khu phố 5, phường Quang Trung nghe. Ảnh: Hoàng Giang

Chiến thắng ngày 5/8/1964 có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với quân - dân tỉnh Quảng Ninh và toàn miền Bắc, với cả nước và quốc tế. Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh cùng với nhân dân các dân tộc và giai cấp công nhân Vùng mỏ đã nêu cao tinh thần “quyết chiến, quyết thắng”, giáng đòn quyết định vào cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, tô thắm thêm truyền thống “kiên cường, bất khuất” của đất mỏ anh hùng. Bằng tài trí thông minh, sáng tạo, bằng sự đồng tâm nhất trí, trên dưới một lòng, với vũ khí trang bị sẵn có quân và dân ta đã đánh thắng lực lượng không quân hiện đại, góp phần làm lên thắng lợi toàn diện trước đế quốc Mỹ và đưa đất nước đến với ngày toàn thắng 30/4/1975 khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà, đất nước nối liền một dải.

Ngày xuất bản: 17/4/2025
Thực hiện: ĐÀO LINH
Trình bày: MẠNH HÀ