
Để đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước…; phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đầu năm 2022, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về chuyển đổi số toàn diện tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Qua quá trình thực hiện, chuyển đổi số đã tạo chuyển động tích cực từng ngành, lĩnh vực.

Là thành phố thủ phủ của Quảng Ninh, với những cách làm, giải pháp trọng tâm, trọng điểm, bám sát chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân, sau 2 năm thực hiện chuyển động số toàn diện trên cả 3 trụ cột “chính quyền số”, “kinh tế số” và “xã hội số", Hạ Long bước đầu ghi nhận nhiều kết quả tích cực, Chỉ số ICT năm 2022 xếp thứ 2/13 địa phương của tỉnh.
Thành phố thành lập Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện; tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức đến toàn thể CBCC, doanh nghiệp và người dân, sự vào cuộc, tham gia của các cấp, ngành; tập trung phát triển hạ tầng phủ lõm sóng viễn thông và hệ thống cáp quang tốc độ cao; ưu tiên nguồn lực; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường kiểm tra, giám sát…
Chuyển đổi số đã tăng tính công khai minh bạch các thông tin, công việc giải quyết nhanh hơn, công cụ giám sát chất lượng dịch vụ được nâng cao, tương tác giữa chính quyền và người dân ngày càng được đẩy mạnh. Nếu như năm 2022, kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ 69,6%, cấp xã đạt tỷ lệ 57,7%, thì đến năm 2023 thành phố đạt 99,7%, cấp xã đạt 99,5%. 100% thủ tục đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên chính quyền điện tử cấp tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia.
Kết quả số hóa hồ sơ đầu vào toàn thành phố đạt trên 99,6%; số hóa kết quả đạt trên 95,4% (ký số kết quả đủ điều kiện cấp huyện, cấp xã đạt 100%). 100% văn bản được luân chuyển, chỉ đạo, giao việc trên hệ thống chính quyền điện tử; thực hiện hiệu quả việc ban hành văn bản điện tử ký số đạt trên 85%.

Cán bộ Công an phường Hồng Hà (TP Hạ Long) tăng ca tổ chức làm việc cả buổi tối, ngày cuối tuần, hướng dẫn học sinh cài đặt và kích hoạt tài khoản định danh điện tử (thời điểm đầu năm 2023). Ảnh: Minh Hà
Cán bộ Công an phường Hồng Hà (TP Hạ Long) tăng ca tổ chức làm việc cả buổi tối, ngày cuối tuần, hướng dẫn học sinh cài đặt và kích hoạt tài khoản định danh điện tử (thời điểm đầu năm 2023). Ảnh: Minh Hà
Từ ngày 1/6/2023 Hạ Long là địa phương đầu tiên trong tỉnh thực hiện trả thông báo thuế điện tử lĩnh vực đất đai kết hợp với thanh toán qua Cổng dịch vụ công quốc gia, đã cắt giảm khâu, bước giải quyết TTHC; tạo môi trường số để tổ chức, công dân giải quyết được nhanh chóng, thuận tiện; đến nay đã ban hành trên 6.100 thông báo thuế điện tử.
Thành phố thực hiện tốt những chuyển đổi về kinh tế số, xã hội số. Doanh nghiệp và hộ kinh doanh được tiếp cận nhiều giải pháp công nghệ cũng như nền tảng số để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí, tối đa hóa hiệu suất làm việc, mở rộng thị trường kinh doanh mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Tỷ lệ doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp, tổ chức khai thuế điện tử đạt 99%; tỷ lệ doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế điện tử đạt 99%...; nộp thuế điện tử đối với cá nhân trên thiết bị di động với số tiền trên 186 tỷ đồng; thu NSNN không dùng tiền mặt đạt 96%. Các nhà mạng viễn thông và các đơn vị điện, nước đã đưa hợp đồng điện tử vào thực hiện giao dịch. 100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử; tỷ lệ hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã sử dụng thương mại điện tử đạt trên 70%.

Cán bộ Trung tâm Hành chính công TP Hạ Long hướng dẫn người dân thực hiện TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.
Cán bộ Trung tâm Hành chính công TP Hạ Long hướng dẫn người dân thực hiện TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.

Thanh toán không dùng tiền mặt dần phổ biến với người dân TP Hạ Long.
Thanh toán không dùng tiền mặt dần phổ biến với người dân TP Hạ Long.

Thành phố đang nghiên cứu xây dựng nhiệm vụ đầu tư xây dựng “Cổng thông tin điện tử du lịch thông minh và số hóa du lịch TP Hạ Long”; triển khai và cung cấp 107 điểm wifi miễn phí phục vụ kích cầu du lịch, phát huy hiệu quả trong phát triển du lịch, là hạ tầng quan trọng của thành phố thông minh, của chuyển đổi số...
Người dân ngày càng được tiếp cận các thông tin nhanh hơn, với các tiện ích số người dân được chăm sóc tốt hơn, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Công nghệ số dần đi vào cuộc sống của từng gia đình, từng người dân, phát triển nền móng vững chắc xây dựng xã hội số và được người dân tích cực tiếp nhận khai thác sử dụng phục vụ đời sống.

Thủ tục cấp hộ chiếu được thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến và phát tận tay công dân.
Thủ tục cấp hộ chiếu được thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến và phát tận tay công dân.
Người dân đã thay đổi thói quen đến cơ quan chính quyền giải quyết TTHC sang ngồi ở nhà làm dịch vụ công trực tuyến; thay việc phản ánh kiến nghị trực tiếp hoặc sử dụng bản giấy bằng phản ánh trực tuyến trên các nền tảng số...
Với việc xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, Hạ Long đã tập trung chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực để triển khai hiệu quả, đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, gia tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền.


Không chỉ ở địa phương mà chuyển đổi số đã len lỏi, tạo hiệu quả cao trong hoạt động của các ngành, lĩnh vực, tiêu biểu như lĩnh vực giáo dục. Thời gian qua, ngành GD&ĐT tỉnh đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trên địa bàn.

Kiểm tra bài cũ bằng ứng dụng Plickers của cô và trò Trường Tiểu học Hạ Long (TP Hạ Long). Ảnh: Song Hà
Kiểm tra bài cũ bằng ứng dụng Plickers của cô và trò Trường Tiểu học Hạ Long (TP Hạ Long). Ảnh: Song Hà
Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch về tăng cường ứng dụng CNTT và thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Sở tổ chức hội nghị toàn ngành quán triệt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND tỉnh. Hằng năm Sở ban hành kế hoạch chuyển đổi số của ngành, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể từng tháng cho từng phòng ban, đơn vị thực hiện.
Sở thành lập Ban chuyển đổi số; Tổ giúp việc cho Ban chuyển đổi số; tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, sử dụng chữ ký số, xử lý hồ sơ công việc trên phần mềm chính quyền điện tử cho 100% công chức, người lao động của Sở và lãnh đạo, cán bộ cốt cán của 59 cơ sở giáo dục trực thuộc; tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu các kiến thức về chuyển đổi số cho cán bộ nòng cốt về CNTT các phòng thuộc Sở để hướng dẫn, chuyển giao các kỹ năng chuyển đổi số cho các công chức của Sở.
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngành GD&ĐT tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay Sở GD&ĐT đã triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các dịch vụ công đủ điều kiện của Sở; triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc tới tất cả các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh; thực hiện liên thông văn bản điện tử thông suốt từ trường, phòng, Sở và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; thực hiện sử dụng văn bản điện tử, ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy. 100% cán bộ quản lý của Sở và các cơ sở giáo dục trong tỉnh thực hiện ký số và xử lý văn bản qua phần mềm. Ngành thực hiện thí điểm triển khai tuyển sinh đầu cấp trực tuyến lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trong 2 năm 2022, 2023 bằng hồ sơ điện tử.

Trường Tiểu học Quyết Thắng (phường Mạo Khê) sử dụng hệ thống camera trong dự giờ, thăm lớp. Ảnh: Ngô Dịu
Trường Tiểu học Quyết Thắng (phường Mạo Khê) sử dụng hệ thống camera trong dự giờ, thăm lớp. Ảnh: Ngô Dịu
100% các cơ sở giáo dục phổ thông tích hợp nội dung chuyển đổi số trong chương trình giáo dục; triển khai sổ điểm, học bạ điện tử. 100% học sinh và giáo viên được cập nhật thông tin trên hệ thống quản lý của ngành. Năm 2022 và 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp cùng các ngành cập nhật 301.066 số định danh cá nhân trên tổng số 302.764 cán bộ, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên (tỉ lệ 99,44%). Hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu ngành giáo dục qua cổng thông tin của Bộ GD&ĐT. Số giáo viên, học sinh và trẻ mầm non được cập nhật đầy đủ thông tin đạt 97,23%; số định danh cá nhân đã được xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đạt 95,13%.

Tiết học stem tại Trường THCS Mạo Khê 2 (TX Đông Triều). Ảnh: Thu Trang
Tiết học stem tại Trường THCS Mạo Khê 2 (TX Đông Triều). Ảnh: Thu Trang
Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong dạy và học, đến nay 100% các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên đã thực hiện báo cáo kết quả thực hiện thống kê cuối năm học, báo cáo kết quả thực hiện cập nhật dữ liệu trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục theo quy định trên cơ sở dữ liệu ngành. Trên 80% số học sinh được tiếp cận hình thức dạy học trực tuyến. Các nhà trường tiếp tục triển khai xây dựng bài giảng điện tử; hơn 2.000 học liệu số và 4.887 bài giảng điện tử được xây dựng, chia sẻ trong toàn ngành.
100% các trường sử dụng phần mềm quản lý nhà trường; quản lý tài chính, tài sản và các phần mềm quản lý khác về bảo hiểm xã hội, thuế. Các cơ sở giáo dục thu phí và lệ phí thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; đến nay có 88,5% các cơ sở giáo dục thanh toán học phí không dùng tiền mặt.

Học sinh Trường THPT Hoàng Quốc Việt (TX Đông Triều) thực hiện quét thẻ và nhận diện qua hệ thống điểm danh bằng thẻ từ. Ảnh: Song Hà
Học sinh Trường THPT Hoàng Quốc Việt (TX Đông Triều) thực hiện quét thẻ và nhận diện qua hệ thống điểm danh bằng thẻ từ. Ảnh: Song Hà
Thời gian tới, ngành GD&ĐT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số. Theo đó, thực hiện 100% trực tuyến các dịch vụ công trực tuyến, 100% xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng qua phần mềm chính quyền điện tử; 100% các cơ sở giáo dục thực thu học phí và các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ người học bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh, khai thác có hiệu quả các phần mềm quản lý, điều hành hoạt động dạy và học tại các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh...


Một trong những tiện ích của chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn Quảng Ninh hiện nay đang hiện hữu từng ngày, từng giờ trong đời sống của người dân, doanh nghiệp... đó chính là việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM); thể hiện rõ nét trong dịp Tết Nguyên đán 2024. Thay vì xếp hàng tại các cây ATM để rút tiền như những năm trước, người dân đã thoải mái mua sắm hàng hóa, vật dụng qua việc TTKDTM.

Người mua và người bán ở chợ Cẩm Đông (TP Cẩm Phả) thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt. Ảnh: Song Hà
Người mua và người bán ở chợ Cẩm Đông (TP Cẩm Phả) thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt. Ảnh: Song Hà
Các ngân hàng tổ chức cung ứng tốt các dịch vụ thanh toán, nghiên cứu, áp dụng các chương trình, chính sách ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, miễn phí duy trì tài khoản, phí rút tiền mặt đối với khách hàng thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội; phối hợp với các đơn vị chấp nhận TTKDTM, như: Điện, nước, viễn thông, trang thương mại điện tử, siêu thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm...; thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng bá dịch vụ, tri ân khách hàng.
Các ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử, phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của xã hội và thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay trên địa bàn có 417 máy ATM, 2.782 máy POS với trên 2.200 điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại hầu hết các cơ sở bán lẻ, chuỗi phân phối, khách sạn và tiếp tục mở rộng ra các cơ sở y tế, trung tâm phục vụ hành chính công, trường học...

Chi nhánh BIDV Quảng Ninh triển khai sử dụng CCCD gắn chíp để nộp và rút tiền thông qua máy giao dịch tự động đa năng. Ảnh: Ngọc Trâm
Chi nhánh BIDV Quảng Ninh triển khai sử dụng CCCD gắn chíp để nộp và rút tiền thông qua máy giao dịch tự động đa năng. Ảnh: Ngọc Trâm
Các tổ chức tín dụng chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các sản phẩm, dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Đến nay có 3,2 triệu tài khoản cá nhân, trong đó có 2,2 triệu tài khoản đang hoạt động; 418.000 tài khoản mở bằng hình thức trực tuyến; 60.813 tài khoản doanh nghiệp. Bình quân khoảng trên 2 tài khoản đang hoạt động/người dân từ 15 tuổi trở lên.

ĐVTN thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà) tuyên truyền thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Trung tâm huyện. Ảnh: Ngọc Trâm
ĐVTN thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà) tuyên truyền thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Trung tâm huyện. Ảnh: Ngọc Trâm
Các đơn vị cung ứng dịch vụ, như: Trung tâm phục vụ hành chính công, Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh, Công ty Điện lực; các cơ sở y tế, giáo dục... tiếp tục nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán đáp ứng nhu cầu TTKDTM.
Các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, Mobifone, VNPT chi nhánh Quảng Ninh) triển khai nhiều giải pháp phát triển khách hàng sử dụng, điểm chấp nhận thanh toán Mobile - Money. Trên địa bàn hiện có 794.000 tài khoản Mobile - Money. Tổng lượng thanh toán qua Mobile- Money năm 2023 đạt hơn 70,3 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch gần 3.093 tỷ đồng.

Đoàn thanh niên Cục Thuế tỉnh hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Etax mobile. Ảnh: Vân Anh
Đoàn thanh niên Cục Thuế tỉnh hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Etax mobile. Ảnh: Vân Anh
Các địa phương đều có kế hoạch xây dựng, nhân rộng mô hình chợ 4.0; hướng dẫn các hộ kinh doanh tại chợ mở và sử dụng tài khoản thanh toán, tạo mã QR để thuận tiện cho việc thanh toán. Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ công. Đầu tư hạ tầng đẩy mạnh phát triển TTKDTM đã tạo tiện ích lớn cho người dân, doanh nghiệp; góp phần hình thành xã hội số toàn diện trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện tốt công tác chuyển đổi số toàn diện ở TP Hạ Long, lĩnh vực giáo dục và ở các địa phương, các lĩnh vực khác trên địa bàn toàn tỉnh, Quảng Ninh đã tập trung xây dựng một nền tảng số vững chắc. Ngay sau khi có Nghị quyết 09-NQ/TU, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCCVCLĐ doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn về chuyển đổi số. Hằng năm tỉnh đều tập huấn cho đội ngũ CBCCVC về công tác này; đào tạo, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh về nghiệp vụ khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết TTHC.

Quang cảnh tập huấn Nâng cao kỹ năng thương mại điện tử xuyên biên giới Quảng Ninh 2023. Ảnh: Ngọc Trâm
Quang cảnh tập huấn Nâng cao kỹ năng thương mại điện tử xuyên biên giới Quảng Ninh 2023. Ảnh: Ngọc Trâm
Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, có gần 5.000 CBCCVCLĐ thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia 7 khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số trên nền tảng học trực tuyến của Bộ TT&TT. Các địa phương huy động lực lượng thanh niên, phụ nữ... tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn cài đặt sử dụng các dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản...
Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội về chuyển đổi số được tỉnh và các địa phương tăng cường. Đặc biệt, trong tháng 2/2024 trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 1 hội nghị tập huấn giới thiệu ứng dụng nền tảng số trong quản lý kinh doanh và tiêu dùng thông minh; 2 hội nghị tập huấn ứng dụng CNTT và thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của hội phụ nữ tại TP Uông Bí và huyện Ba Chẽ.

ĐVTN xã Tân Lập (huyện Đầm Hà) hướng dẫn người dân nộp TTHC quy dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Ngọc Trâm
ĐVTN xã Tân Lập (huyện Đầm Hà) hướng dẫn người dân nộp TTHC quy dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Ngọc Trâm
Để xây dựng dữ liệu số bền vững, Sở TT&TT tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu số, tập trung vào làm sạch dữ liệu dân cư; thực hiện dữ liệu đầu tư công, dữ liệu về thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi và các trang trại lớn trên địa bàn tỉnh; số hóa cơ sơ dữ liệu 3 loại rừng và quản lý tài nguyên rừng...; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu trẻ em.
Tính đến ngày 15/02/2024, Công an tỉnh đã hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra: Xử lý 28.670/28.670 trường hợp thiếu chứng minh nhân dân 9 số; xử lý xong cho 234 trường hợp không có chủ hộ hoặc hơn 1 chủ hộ; xử lý 13.633 trường hợp thiếu trường thông tin; xử lý xong cho 9.233 trường hợp tham gia BHXH tại các khu công nghiệp... Đến cuối tháng 1/2024 các đơn vị chức năng đã thực hiện thu thập, cập nhật dữ liệu của 277.438/338.835 trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Tổ công nghệ số xã Vạn Yên (Vân Đồn) hướng dẫn người dân nộp TTHC qua dịch vụ công trực tuyến bằng điện thoại thông minh. Ảnh: Ngọc Trâm
Tổ công nghệ số xã Vạn Yên (Vân Đồn) hướng dẫn người dân nộp TTHC qua dịch vụ công trực tuyến bằng điện thoại thông minh. Ảnh: Ngọc Trâm
Thực hiện xây dựng bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, tính đến hết tháng 2/2024, trong số 1.785 thủ tục hành chính của tỉnh thì có 1.121 thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 484 thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần.
Các ngành, địa phương đều triển khai các đề án xây dựng nền tảng số phù hợp với lĩnh vực, địa bàn; xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số một cách vững chắc, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và trực tiếp tham gia tích cực.

Người dân sử dụng CCCD gắn chíp làm thủ tục khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Người dân sử dụng CCCD gắn chíp làm thủ tục khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, các doanh nghiệp viễn thông đã đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số toàn diện của tỉnh. Đến nay tỷ lệ vùng phủ sóng thông tin di động đạt 99,8% các khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng internet băng rộng đã được triển khai tại 100% xã, phường thị trấn với tốc độ truy cập bằng tốc độ trung bình cả nước. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang đạt 92,8%.

Các y tá Bệnh viện Bãi Cháy sử dụng xe tiêm để lấy thông tin cấp, phát thuốc, tiêm cho bệnh nhân một cách chính xác nhất.
Các y tá Bệnh viện Bãi Cháy sử dụng xe tiêm để lấy thông tin cấp, phát thuốc, tiêm cho bệnh nhân một cách chính xác nhất.

Người dân thực hiện TTHC tại Trung tâm HCC TP Hạ Long.
Người dân thực hiện TTHC tại Trung tâm HCC TP Hạ Long.


Các cơ quan, đơn vị, địa phương đang tiếp tục sử dụng, khai thác hiệu quả hệ thống chính quyền điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, chuyên môn. 100% các văn bản được xử lý trên môi trường điện tử; 92% số TTHC tiếp nhận trên môi trường mạng, giải quyết, trình, ký số, trả kết quả hoàn toàn trên môi trường mạng. Dịch vụ công trực tuyến được tăng cường.

Khách du lịch quét mã QR để tìm hiểu về Khu di tích lịch sử và danh thắng.
Khách du lịch quét mã QR để tìm hiểu về Khu di tích lịch sử và danh thắng.
Theo thống kê của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, đến hết năm 2023 đã thực hiện số hóa trên cả phần mềm chuyên ngành và một cửa điện tử được 96.161/131.936 hồ sơ; trả 38.285/130.856 kết quả bản điện tử cho tổ chức, công dân. Cấp huyện đã thực hiện tiếp nhận và số hóa 126.732/130.777 hồ sơ và trả 105.932/135.574 kết quả bản điện tử cho tổ chức, công dân. Cấp xã đã thực hiện tiếp nhận và số hóa 220.077/228.773 hồ sơ và trả 164.238/228.742 kết quả bản điện tử cho tổ chức, công dân. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho người dân, doanh nghiệp trong làm TTHC.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Phương Thảo tham quan công trình ứng dụng mã QR-Code tuyên truyền giới thiệu về Cửa khẩu Bắc Phong Sinh – cột mốc quốc gia 1344 do Huyện đoàn Hải Hà thực hiện. Ảnh: Vân Anh
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Phương Thảo tham quan công trình ứng dụng mã QR-Code tuyên truyền giới thiệu về Cửa khẩu Bắc Phong Sinh – cột mốc quốc gia 1344 do Huyện đoàn Hải Hà thực hiện. Ảnh: Vân Anh
Việc chuyển đổi số cũng tác động rất lớn đến hoạt động SXKD, giao dịch thương mại. Hoạt động của các sàn giao dịch điện tử ngày càng sôi nổi. Việc thu phí, lệ phí, giải quyết TTHC, giao dịch mua, bán không dùng tiền mặt tạo thuận tiện rất lớn cho người dân. Đồng bộ thông tin người đăng ký thuế với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp phát hiện các trường hợp trùng lặp, giả mạo thông tin đãng ký thuế, từ đó tiến hành các biện pháp xác minh đế xử lý, tránh các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, sử dụng mã số thuế ảo để mở công ty “ma” hay thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đền thờ vua Lý Anh Tông (thị trấn Cái Rồng) được ĐVTN gắn mã QR. Ảnh: Nguyễn Duy
Đền thờ vua Lý Anh Tông (thị trấn Cái Rồng) được ĐVTN gắn mã QR. Ảnh: Nguyễn Duy
Chuyển đổi số trên địa bàn còn tác động tích cực đến lĩnh vực xã hội, công tác an sính xã hội. Tiêu biểu, khai khám, chữa bệnh bằng CCCD gắn chíp thay cho thẻ BHYT, tạo thuận lợi cho người dân không phải mang nhiều loại giấy tờ khi đi khám, chữa bệnh. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 869.844 lượt người sử dụng CCCD gắn chip để thay thế BHYT, trong đó 685.153 trường hợp tra cứu thành công, đạt tỷ lệ 78,8%. Đến giữa tháng 2/2024 cả 18 cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe đều thực hiện liên thông với cổng dịch vụ công; 28 cơ sở có cung cấp TTHC (giấy chứng sinh, giấy chứng tử) đã thực hiện kết nối và liên thông với hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia.

CBNV Điện lực Quảng Ninh kiểm tra mức độ an toàn lưới điện bằng bộ thiết bị thông minh. Ảnh: CTV
CBNV Điện lực Quảng Ninh kiểm tra mức độ an toàn lưới điện bằng bộ thiết bị thông minh. Ảnh: CTV
Qua chuyển đổi số, giai đoạn 2022- 2023, toàn tỉnh cập nhật tổng sổ đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn là 60.994 người, trong đó đối tượng bảo trợ xã hội 44.048, người có công 12.118, đối tượng khác 4.828. Số đối tượng được chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt (qua tài khoản ngân hàng) là 19.774 người, với tổng sổ tiền đã chi trả đạt 86.615.934.000 đồng...

Công an huyện Vân Đồn nhận và cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân. Ảnh: Khánh Hằng
Công an huyện Vân Đồn nhận và cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân. Ảnh: Khánh Hằng
Chuyển đổi số đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội, ổn định và nâng cao đời sống người dân, phát triển khoa học công nghệ, thu hút vốn đầu tư… của tỉnh.
Ngày xuất bản: 21/3/2024
Nội dung: THU NGUYỆT - THANH HOA
Trình bày: MẠNH HÀ