Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang được các chuyên gia kinh tế ví như “ngôi sao đang lên” đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nhận diện rõ xu thế này, tỉnh Quảng Ninh đã sớm chuẩn bị những nền tảng quan trọng. Đặc biệt, tháng 11/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nghị quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ 2020-2025 - Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển nhanh, bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Chỉ sau gần 4 năm triển khai thực hiện, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã đạt được những bước phát triển đột phá, thực sự trở thành động lực tăng trưởng mới của cả nền kinh tế, đóng góp tích cực vào mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại.

Nền tảng tạo sự đột phá

Quảng Ninh là một trong 7 địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Giai đoạn 2011-2020, ngành công nghiệp của tỉnh luôn duy trì trong tốp 10 địa phương đóng góp cao nhất trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cả nước. Đến năm 2020 công nghiệp của tỉnh đóng góp khoảng 3,9% giá trị tăng thêm, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao, khoảng 13%/năm. Các nhóm ngành chính là sản phẩm dệt may - da giày; cơ khí và sản xuất kim loại; chế biến gỗ, giấy, lâm sản, có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đóng góp phần lớn vào xu hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh…

Tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp nhằm lắng nghe, nắm bắt, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp nhằm lắng nghe, nắm bắt, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo đối với sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết đầu tiên của cả nhiệm kỳ - Nghị quyết số 01 ngày 16/11/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững công nghiệp chế biến chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. BTV Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các chương trình, kế hoạch thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, qua đó đưa Quảng Ninh cán mốc thu hút hơn 3 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng năm 2023. Ảnh chụp tháng 10/2023

Tỉnh Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, qua đó đưa Quảng Ninh cán mốc thu hút hơn 3 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng năm 2023. Ảnh chụp tháng 10/2023

Tỉnh Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, qua đó đưa Quảng Ninh cán mốc thu hút hơn 3 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng năm 2023. Ảnh chụp tháng 10/2023

Quan điểm xuyên suốt Nghị quyết là phát triển nhanh, bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh và ở từng vùng, từng địa phương, từng KKT, KCN, đặc biệt là các cơ chế ưu đãi trong các KKT để phát triển KCN và dự án công nghiệp chế biến, chế tạo. Ưu tiên thu hút có chọn lọc các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng lớn, quản trị hiện đại, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP và thu ngân sách. Kết hợp chặt chẽ phát triển nhanh, bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo với thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng, tăng nhanh quy mô và chất lượng dân số, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa.

Nghị quyết đã xây dựng rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện, tập trung vào việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng, phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; tổ chức phân bố không gian trong xây dựng Quy hoạch tỉnh; phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp nền tảng; huy động nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN và hợp tác quốc tế; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; chú trọng bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế trao giấy chứng nhận đầu tư Dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam cho đại diện Công ty Gokin Solar.

Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế trao giấy chứng nhận đầu tư Dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam cho đại diện Công ty Gokin Solar.

Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế trao giấy chứng nhận đầu tư Dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam cho đại diện Công ty Gokin Solar.

Trên cơ sở những định hướng của Nghị quyết 01, tỉnh Quảng Ninh thông qua nhiều nguồn lực khác nhau, đã tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, đảm bảo thông thương hàng hóa; tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu kinh tế. Để tạo yên tâm cho các nhà đầu tư, kêu gọi nguồn lực vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tỉnh cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư và các thủ tục hành chính trực tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như đất đai, xây dựng, thuế, hải quan…; kịp thời đề xuất sửa đổi, hủy bỏ những quy định của pháp luật, thủ tục pháp lý còn bất cập để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ nhà đầu tư; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai dự án… Đồng thời tỉnh xây dựng, duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình tiên phong, cách làm đột phá như các tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, mô hình "Cafe doanh nhân" và hội nghị gặp mặt doanh nghiệp... Qua đó chủ động trong việc tiếp cận, xúc tiến, tháo gỡ vướng mắc của các dự án lớn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; thu hút có chọn lọc dự án FDI chất lượng cao vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

a

Dây chuyền sản xuất sản phẩm điện tử của nhà máy thuộc Tập đoàn Foxconn tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên).

Dây chuyền sản xuất sản phẩm điện tử của nhà máy thuộc Tập đoàn Foxconn tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên).

Trụ đỡ bền vững của nền kinh tế 

Với các giải pháp được triển khai một cách đồng bộ cùng sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, gần 4 năm qua lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh đã có sự tăng trưởng đột phá. Lĩnh vực này đã thu hút 42 dự án mới với tổng vốn đầu tư đạt gần 5,5 tỷ USD (chiếm trên 71,4% tổng số vốn FDI), gấp 4 lần so với giai đoạn 2016-2020. Các dự án đầu tư đều là các dự án FDI thế hệ mới, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Quy mô ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hết năm 2023 ước đạt 37.096 tỷ đồng, gấp 1,82 lần so với năm 2020 và 10,03 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm (2021-2023) đạt 22,83%. Riêng năm 2023, Quảng Ninh đã thu hút  3,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, dẫn đầu cả nước; 7 tháng đầu năm 2024, thu hút 1,563 tỷ USD, đứng  thứ 2 cả nước. Đây cũng là con số kỷ lục về thu hút vốn đầu tư FDI của tỉnh Quảng Ninh từ trước tới nay.

Sản xuất tại Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt Việt Nam.

Sản xuất tại Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt Việt Nam.

Sản xuất tại Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở những con số về doanh nghiệp hay dự án đầu tư, sự thành công của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển của ngành công nghiệp chế biến chế tạo còn thể hiện ở ngành nghề thu hút đều đảm bảo theo đúng quy hoạch, định hướng phát triển. Đến nay, trong toàn tỉnh đã bước đầu đã hình thành một số KCN thế hệ mới; hình thành các chuỗi công nghiệp dệt công nghệ cao tại KCN Cảng biển Hải Hà; chuỗi công nghiệp sản xuất ô tô tại các KCN Việt Hưng, Sông Khoai, Đông Mai, Bắc Tiền Phong (Quảng Yên); chuỗi công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp linh kiện, thiết bị điện, điện tử, ô tô, sản phẩm quang năng, tạo ra giá trị gia tăng lớn tại KCN Đông Mai, khu công nghiệp Sông Khoai... với nhiều tập đoàn lớn có năng lực vào đầu tư, như TCL, Foxconn, Jinko Solar…

Ông Trần Kinh Vĩ, Tổng Giám đốc vận hành toàn cầu, Tập đoàn Jinko Solar, cho biết: Quảng Ninh là địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi dây chuyền sản xuất của tập đoàn trên phạm vi toàn cầu. Các nhà máy đang hoạt động tại Quảng Ninh hiện chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm sản xuất của tập đoàn tại nước ngoài. Chính sự hỗ trợ thực chất của tỉnh đối với tập đoàn trong thời gian vừa qua là một trong những yếu tố quyết định để tập đoàn quyết định lựa chọn Quảng Ninh là địa điểm đầu tư các dự án.

Dây chuyền sản xuất được lắp đặt trong Nhà máy Jinko Solar 2 (KCN Sông Khoai).

Dây chuyền sản xuất được lắp đặt trong Nhà máy Jinko Solar 2 (KCN Sông Khoai).

Dây chuyền sản xuất được lắp đặt trong Nhà máy Jinko Solar 2 (KCN Sông Khoai).

Những kết quả phát triển đột phá của ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả phát triển chung của tỉnh. Là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng để Quảng Ninh duy trì đà tăng trưởng 2 con số trong 9 năm liên tiếp. Đồng thời, kết quả này cũng một lần nữa khẳng định năng lực lãnh đạo, năng lực cụ thể hóa Nghị quyết của tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, khi dự báo chính xác tình hình thực tế và đưa ra đường lối, chủ trương, quyết sách mang tầm chiến lược.

Giờ đây, với môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, đặc biệt là lợi thế của các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, Quảng Ninh đang tiếp tục là điểm đến được nhiều nhà đầu tư lớn, có thương hiệu trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo lựa chọn là điểm đến đầu tư.

Nhà máy của Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam), KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên nhìn từ trên cao.

Nhà máy của Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam), KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên nhìn từ trên cao.

Nhà máy của Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam), KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên nhìn từ trên cao.

Phó Tổng giám đốc phụ trách Tập đoàn Foxconn tại Việt Nam Châu Nghĩa Văn, khẳng định: Sau dự án đầu tiên đầu tư tại Quảng Ninh, chúng tôi đã quyết định đầu tư thêm 2 dự án nữa, nâng tổng vốn đầu tư của tập đoàn tại Quảng Ninh lên 350 triệu USD. Với những lợi thế đặc biệt của Quảng Ninh, trong đó đặc biệt là sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương, tập đoàn Foxconn vẫn xác định Quảng Ninh là địa bàn đầu tư trọng điểm và sẽ nghiên cứu để tiếp tục triển khai thêm các dự án đầu tư khác tại đây.

Việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, tái cơ cấu nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc đối với các ngành khai thác tài nguyên. Đồng thời phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghệ thông minh theo đúng định hướng được đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Thực hiện: Thu Chung
Trình bày: Tất Đạt