Cùng với Hội hoa sở (Bình Liêu), Lễ hội Hoa sim biên giới (Móng Cái), Lễ hội Hoa anh đào - Mai vàng Yên Tử (Hạ Long - Uông Bí), Lễ hội Trà hoa vàng của huyện Ba Chẽ là một trong số những sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc, nhằm tôn vinh loài cây dược liệu quý, đã và đang mở ra cho địa phương cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

Mang sắc vàng rực rỡ, kiêu sa, trà hoa vàng thường nở rộ vào cuối tháng 11, đầu tháng Chạp. Đây cũng là thời điểm nhân dân huyện Ba Chẽ háo hức, rộn ràng đón chờ Lễ hội Trà hoa vàng. Được tổ chức 2 năm/lần, lần đầu năm 2016, đến nay Lễ hội Trà hoa vàng đã trở thành “món ăn tinh thần” đặc sắc, dấu ấn văn hóa đặc trưng, độc đáo của người dân huyện Ba Chẽ.

Lễ hội trà hoa vàng huyện Ba Chẽ lần đầu được tổ chức năm 2016 tại Quảng trường 4-10, Trung tâm thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ.

Lễ hội trà hoa vàng huyện Ba Chẽ lần đầu được tổ chức năm 2016 tại Quảng trường 4-10, Trung tâm thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ.

Ông Hà Ngọc Tùng, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Ba Chẽ, cho biết: Lễ hội Trà hoa vàng được tổ chức định kỳ với mục đích quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trà hoa vàng - một sản phẩm đặc hữu của Ba Chẽ. Cùng với đó, quảng bá các sản phẩm OCOP, các nông sản tiềm năng, thế mạnh của huyện, góp phần xúc tiến thương mại, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào huyện trên các lĩnh vực trồng, chế biến dược liệu, phát triển du lịch và các ngành nghề khác có thế mạnh của địa phương.

Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống được tổ chức tại lễ hội, nhằm tôn vinh, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc huyện Ba Chẽ đến du khách trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân về giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Múa tôn vinh trà hoa vàng trong Hội trà hoa vàng huyện Ba Chẽ 2020.

Múa tôn vinh trà hoa vàng trong Lễ hội trà hoa vàng huyện Ba Chẽ 2020. Ảnh: Công Thành (CTV)

Múa tôn vinh trà hoa vàng trong Lễ hội trà hoa vàng huyện Ba Chẽ 2020. Ảnh: Công Thành (CTV)

Tại buổi khai hội trà hoa vàng, đều có chương trình nghệ thuật được thiết kế, dàn dựng công phu, mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của hàng trăm diễn viên chuyên và không chuyên, với các tiết mục hát giao duyên của dân tộc Dao Thanh Phán, song tấu kèn trong lễ cưới của người Dao Lô Gang, trình diễn hát then của dân tộc Tày, múa xúc tép của dân tộc Sán Chay, múa rồng của dân tộc Dao Thanh Y, các ca khúc sáng tác mới về Ba Chẽ, các tiết mục múa, hoạt cảnh tôn vinh, ca ngợi về vẻ đẹp của trà hoa vàng... Mỗi tiết mục sẽ như một lời chào, mời gọi các nhà đầu tư và du khách hãy đến với Ba Chẽ - vùng đất với khát vọng đi lên đầy hứa hẹn.

Trà hoa vàng rực rỡ khi vào mùa nở rộ.

Trà hoa vàng rực rỡ khi vào mùa nở rộ. Ảnh: Ngọc Lợi (Trung tâm TT-VH Ba Chẽ)

Trà hoa vàng rực rỡ khi vào mùa nở rộ. Ảnh: Ngọc Lợi (Trung tâm TT-VH Ba Chẽ)

Đến với Lễ hội Trà hoa vàng hàng năm, thông qua hoạt động trưng bày hàng trăm cây trà hoa vàng đẹp, du khách sẽ được giới thiệu, tìm hiểu về giá trị, lợi ích đặc biệt của trà hoa vàng đối với sức khỏe; tìm hiểu về quy trình trồng, sản xuất các sản phẩm trà hoa vàng chất lượng cao tại Ba Chẽ; thưởng thức trà hoa vàng tại các không gian thưởng trà và mua sắm các sản phẩm OCOP trà hoa vàng.

Đặc biệt, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa nhiều màu sắc của các dân tộc huyện Ba Chẽ, với những hoạt động, như: Trình diễn nghề truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện (thêu thổ cẩm, đan sung của người Dao, Sán Chay; đan quạt cọ, đan lồng, sàng, mẹt của người Tày...); thưởng thức ẩm thực truyền thống; tham gia các trò chơi dân gian (nhảy sạp, đi cà kheo, đi guốc mộc, đẩy gậy, kéo co, nấu cơm gánh...); giao lưu bóng đá nữ giữa huyện Bình Liêu và huyện Ba Chẽ...

Trà hoa vàng là sản phẩm OCOP 5 sao của huyện Ba Chẽ đang vững bước trên đường trở thành sản phẩm OCOP quốc gia.

Trà hoa vàng là sản phẩm OCOP 5 sao của huyện Ba Chẽ.

Trà hoa vàng là sản phẩm OCOP 5 sao của huyện Ba Chẽ.

Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra trưng bày gian hàng OCOP và các sản phẩm đặc hữu của địa phương như ba kích, cát sâm; giao lưu dân vũ các CLB của huyện; trưng bày ảnh nghệ thuật “Vẻ đẹp mảnh đất, con người huyện Ba Chẽ”; thăm vườn trà và mua các sản phẩm hoa trà tươi, lá trà hoa vàng, cây giống trà hoa vàng tại thị trấn Ba Chẽ, các xã Đồn Đạc, Thanh Sơn, Đạp Thanh; tham quan các di tích lịch sử Miếu Ông - Miếu Bà; Lò sứ cổ; Nhà sinh hoạt cộng đồng dân tộc Dao... trên địa bàn huyện.

Gác lại bộn bề của những ngày cuối năm, không khí rộn ràng, tươi vui của Lễ hội Trà hoa vàng sẽ là cơ hội thích hợp để người tham gia được trải nghiệm, cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người trên vùng đất Ba Chẽ.

Thực hiện: DUY KHOA
Trình bày: ĐỖ QUANG