4
18
/
1100368
Để nhân dân được hưởng tiêu chí của hạnh phúc
longform
Để nhân dân được hưởng tiêu chí của hạnh phúc

C

hủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về sức mạnh của Đảng nằm trong mối quan hệ giữa Đảng với dân và dân với Đảng khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân, trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng việc phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Khi sức dân được huy động, được tổ chức, được tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng thì tạo thành sức mạnh vô địch”.

Đó cũng là bài học kinh nghiệm Quảng Ninh đã vận dụng thành công trong những năm qua, đặc biệt trong 2 năm dịch bệnh Covid-19 (2020, 2021).

Bài học đó chính là, dựa vào dân, phát huy tối đa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, truyền thống cách mạng, văn hóa, sự năng động và khát vọng đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Ninh. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội an toàn về dịch bệnh để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Đặt dân ở vị trí trung tâm của mọi quyết sách đã giúp cho Quảng Ninh vững vàng trước đại dịch, hoàn thành mục tiêu kép.

Mục tiêu tổng quát về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh quyết tâm: “Chăm lo bảo đảm an sinh xã hội, đời sống mọi mặt của nhân dân theo tiêu chí của Hạnh phúc”.

NHỮNG QUYẾT SÁCH VÌ DÂN

A

nh Nguyễn Quang Mạnh, tổ 4B, khu 2, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, chia sẻ: Là người khuyết tật, lao động tự do, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định để đảm bảo đời sống, đặc biệt là trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian qua. Công việc để mưu sinh của tôi hiện nay là bán vé số. Việc làm này cho thu nhập cũng bấp bênh, đặc biệt là do ảnh hưởng bởi dịch nên việc bán vé số thời điểm này khá khó khăn. Trong khi hiện nay gia đình tôi cũng còn con nhỏ đang tuổi ăn học, không có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, tôi đã được hưởng tiền hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động tự do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Số tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng được nhận vào thời điểm rất khó khăn, đã là nguồn động viên, khích lệ rất lớn với gia đình tôi. Cả gia đình cũng đã được tiêm vắc-xin miễn phí.

Tháng 3/2020, HĐND tỉnh khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 245/2020/NQ-HĐND “về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình KT-XH trên địa bàn tỉnh”. Theo Nghị quyết này, toàn bộ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo thời gian người lao động bị mất việc, tối đa không quá 3 tháng, kể từ tháng 4/2020. Năm 2020, tỉnh đã chi hỗ trợ gần 8.900 trường hợp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, với tổng số tiền 102,7 tỷ đồng.

Dự báo những tác động của dịch bệnh Covid-19 sẽ còn kéo dài, chính vì vậy, cùng với việc triển khai những chính sách hỗ trợ các đối tượng người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2021, tỉnh tiếp tục ban hành nhiều chính sách mới với mục tiêu cao nhất nhằm đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho nhân dân trước đại dịch; thúc đẩy phát triển KT-XH, rút ngắn khoảng cách vùng miền…

 

Xem chi tiết <<<

TIÊM CHỦNG AN TOÀN


Đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết”, khi đối diện với cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh đã đề ra nhiều phương châm, giải pháp hiệu quả. Trong đó, tiêm vắc xin phòng Covid-19, tiến tới “phủ sóng” vắc xin toàn dân là một trong những chiến lược được đặt ra từ sớm và được tỉnh chủ động thực hiện bằng những quyết sách, hành động cụ thể, quyết liệt. Gần 1 năm qua, kể từ những mũi tiêm phòng đầu tiên dành cho lực lượng tuyến đầu, đến nay tỉnh Quảng Ninh đã có trên 1 triệu người được tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 đảm bảo an toàn. Đến nay, tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng Covid-19 của tỉnh đạt trên 96%.

Đây là nền tảng để ngành Y tế tham mưu cho tỉnh điều chỉnh linh hoạt, phù hợp các chiến lược phòng, chống dịch khi chuyển sang giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo chỉ đạo của Chính phủ. Đặc biệt với tỷ lệ tiêm chủng cao, ngành Y tế tỉnh đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp chuyên môn phòng, chống dịch chưa có trong tiền lệ như cách ly F1, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà; điều trị F0 tại cơ sở lưu trú do địa phương quản lý; phân tầng điều trị, thiết lập Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng; xét nghiệm tầm soát diện rộng; đưa 4 loại thuốc vào điều trị F0… 

Xem chi tiết <<<

NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN, NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP – NỖI TRĂN TRỞ CỦA ĐỊA BÀN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

A

i đã từng một lần đến các khu nhà trọ của công nhân mới thấy khát khao mong có được nhà ở xã hội của họ lớn đến thế nào. Bởi công nhân lao động trong KCN chủ yếu là lớp thanh niên trẻ, họ đều đang ở độ tuổi cần lập gia đình để “an cư, lạc nghiệp” nhưng vì nơi ăn, chốn ở chưa đảm bảo nên tâm lý của người lao động không được ổn định, không gắn bó với doanh nghiệp.

Dù việc phát triển nhà ở xã hội luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện nhưng đến nay chưa đạt được kết quả như mong muốn, hiện mới chỉ đáp ứng được rất ít nhu cầu của người dân có thu nhập thấp, công nhân làm việc tại các KCN, CCN và còn gặp không ít khó khăn, bất cập.

Tỷ lệ diện tích nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại đô thị hoàn thành mới đạt 74%. Tỷ lệ diện tích nhà ở cho công nhân hoàn thành đạt 30,2% so đề ra so với mục tiêu đề ra trong chương trình phát triển nhà ở. Trong khi dự báo trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu nhà ở cho các đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh cần khoảng 6.700 căn hộ, với tổng diện tích trên 536.000m2…

Đây là sự trăn trở của tỉnh Quảng Ninh cần có giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Xem chi tiết <<<

TẠO ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC


Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV sẽ thảo luận và thông qua 3 Nghị quyết về giáo dục, đào tạo. Qua đó, nhằm “tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài” như định hướng tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhằm phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030.

Chủ đề công tác năm 2022, Quảng Ninh xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm.

Tỉnh quyết tâm đặt mục tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 85,85%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 47,5%.

Trong đó, xác định sẽ tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số; cải cách toàn diện giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Tập trung quy hoạch, bố trí quỹ đất, quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ đất 20% để phát triển nhà ở công nhân, lao động ngành than, trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Theo hướng phát triển hạ tầng xã hội, nhà ở công nhân lao động phải đi trước và đi cùng với phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Xem chi tiết <<<

NÔNG THÔN MỚI –
CHỈ CÓ ĐIỂM KHỞI ĐẦU,
KHÔNG CÓ ĐIỂM KẾT THÚC


Đối với tỉnh Quảng Ninh, việc xây dựng nông thôn mới là để người dân được hưởng thụ thành quả phát triển của tỉnh, vì vây “Chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”. Ở mỗi giai đoạn, tỉnh đều có những đổi mới, đột phá, sáng tạo với những cách làm và hướng đi mới.

Một nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh đó là phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn văn minh. Tỉnh sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy; kết hợp chặt chẽ, lồng ghép nguồn lực ở cả 3 cấp ngân sách và nguồn lực xã hội; tập trung đầu tư, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các dự án, công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống thực sự cần thiết, có tác động lan tỏa, tạo đòn bẩy như giao thông chiến lược kết nối liên vùng, liên xã, thủy lợi, giáo dục, y tế, nước sinh hoạt...

Ông Lý Thanh Sơn (thôn Đồng Cầu, xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ) cho biết: Nhiều năm trước, chúng tôi vẫn còn tư tưởng trông đợi vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cho rằng “còn nghèo là còn được hỗ trợ”, thậm chí, nhiều gia đình đã đủ điều kiện song vẫn kiên quyết không thoát nghèo.

Thế nhưng hiện nay, tư tưởng ấy đã dần bị loại bỏ. Như ở thôn Đồng Cầu, với quyết tâm thoát nghèo, bà con đã cùng nhau góp của góp công xây dựng đường làng, ngõ xóm sáng, xanh, sạch, đẹp; nhiều nhà cấp 4 đã thay thế cho nhà tranh vách đất, cuộc sống cũng cải thiện đáng kể. Đặc biệt, nhiều hộ đã chủ động làm những lá đơn xin thoát nghèo, thể hiện quyết tâm chung tay cùng huyện, cùng tỉnh xây dựng NTM.

Không chỉ vậy, để xây dựng NTM hiệu quả, chúng tôi đã thi đua nhau phát triển kinh tế gia đình, như nhà tôi đã cố gắng chăm sóc, thu hoạch đồi keo, vay thêm vốn vay ưu đãi, xây được ngôi nhà mái bằng khang trang to đẹp. Số tiền còn dư ra, tôi đầu tư thêm vụ keo mới, quyết tâm chăm sóc theo định hướng phát triển rừng gỗ lớn của huyện; trồng thêm nhiều loại cây ăn quả như thanh long, bưởi, mua thêm gà giống, dê giống về chăn nuôi trên đất đồi của gia đình để xây dựng vườn mẫu…

Xem chi tiết <<<


Tổ chức sản xuất: Ngọc Lan

Kỹ thuật đồ họa: Tất Đạt