Điểm tựa từ quá khứ hào hùng

Trải qua thời kỳ chiến tranh ác liệt, những cái tên như Đệ tứ Chiến khu Đông Triều, căn cứ kháng chiến Hải Chi (huyện Ba Chẽ ngày nay), căn cứ Sơn Dương... đã trở thành một phần lịch sử hào hùng của Quảng Ninh. Truyền thống cách mạng đó vẫn luôn được khắc ghi, tiếp nối, hiện diện trong sự đoàn kết của các cấp ủy, chính quyền, nhân dân, tạo động lực cho sự phát triển hôm nay.

Tìm về những “địa chỉ đỏ”

Tượng đài văn hóa TX Đông Triều.

Tượng đài văn hóa TX Đông Triều.

Tượng đài văn hóa TX Đông Triều.

TX Đông Triều là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Phong trào công nhân, phong trào cách mạng của Đông Triều phát triển từ rất sớm, bắt đầu từ sự đấu tranh của công nhân mỏ than Mạo Khê chống lại áp bức của thực dân Pháp xâm lược và bọn chủ mỏ tay sai. Những trang sách lịch sử còn ghi rõ: "Cuối tháng 2/1930, tại căn nhà nhỏ đơn sơ, hẻo lánh cạnh xóm chợ ở phía Nam của mỏ Mạo Khê, hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản ở Mạo Khê đã diễn ra với 5 đảng viên, đồng chí Đặng Châu Tuệ làm Bí thư. Đây là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Khu mỏ, mở ra bước ngoặt quan trọng cho phong trào công nhân tại đây".

Trong cao trào cách mạng, Đông Triều là nơi ra đời của Đệ tứ Chiến khu gắn với các di tích đình - chùa Bắc Mã (xã Bình Dương), đình - chùa Hổ Lao (xã Tân Việt), là điểm đón nhận cán bộ Việt Minh, thanh niên yêu nước từ các nơi tìm đến hoạt động, cùng nhiều sự kiện chính trị quan trọng khác. Đến nay, thị xã có 8 xã, phường được nhận danh hiệu Anh hùng LLVT các thời kỳ; trên 2.000 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp kháng chiến bảo vệ Tổ quốc; gần 1.200 thương binh, bệnh binh đã để lại một phần xương máu nơi chiến trường. Thị xã có 187 mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng...

Là một trong những “địa chỉ đỏ” của tỉnh, huyện Ba Chẽ trong thời kỳ kháng chiến đã ghi dấu ấn với phong trào cách mạng sôi nổi, đóng góp vào khí thế chiến đấu của Quảng Ninh và cả nước. Huyện Hải Chi (tên trước đây của huyện Ba Chẽ) có vị trí chiến lược giáp cửa biển, giáp ranh giữa Vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả với khu vực miền Đông của tỉnh, đồng thời đóng vai trò hành lang bảo vệ phía Đông Nam của Chiến khu Việt Bắc.

Để giữ vững ổn định an ninh, chính trị địa bàn trọng yếu, tháng 10/1946, Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện Hải Chi được thành lập. Khi tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng hợp nhất thành tỉnh Quảng Ninh, quân và dân huyện Ba Chẽ đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, vừa cần cù lao động sản xuất, vừa anh dũng chiến đấu, giành được nhiều chiến công vẻ vang. Năm 1967, huyện Ba Chẽ vinh dự được Bác Hồ tặng Huân chương Lao Động hạng Ba. Sau này, huyện tiếp tục nhận thêm các phần thưởng cao quý, như: Danh hiệu Anh hùng LLVT năm 2001, Huân chương Lao Động hạng Ba năm 2006, Huân chương Lao Động hạng Nhất năm 2016.

Đình Làng Dạ (xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ) là nơi thành lập Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện Hải Chi (huyện Ba Chẽ ngày nay).

Đình Làng Dạ (xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ) là nơi thành lập Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện Hải Chi (huyện Ba Chẽ ngày nay).

Đình Làng Dạ (xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ) là nơi thành lập Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện Hải Chi (huyện Ba Chẽ ngày nay).

Du khách dâng hương tại bia lưu niệm căn cứ địa Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, nơi thành lập Đại đội Hồ Chí Minh. Ảnh: Phạm Học

Du khách dâng hương tại bia lưu niệm căn cứ địa Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, nơi thành lập Đại đội Hồ Chí Minh. Ảnh: Phạm Học

Du khách dâng hương tại bia lưu niệm căn cứ địa Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, nơi thành lập Đại đội Hồ Chí Minh. Ảnh: Phạm Học

Nhớ về những chiến công trong suốt 2 cuộc kháng chiến vệ quốc, không thể không nhắc đến câu chuyện lịch sử về xã Sơn Dương (TP Hạ Long). Nơi đây được chọn để thành lập Đại đội Hồ Chí Minh, đơn vị vũ trang đầu tiên của Khu mỏ (ngày 30/12/1946). Lực lượng đã không tiếc xương máu, tham gia đánh chặn nhiều trận càn quét của giặc Pháp. Hiện nay tại thôn Vườn Rậm của xã có Nhà bia tưởng niệm 34 chiến sĩ của đại đội đã hy sinh trong một trận đánh quyết tử với quân thù.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, xã tiếp tục là căn cứ cách mạng, nơi cơ quan Tỉnh ủy cùng với Bộ Tư lệnh Hải quân (kiêm Quân khu Đông Bắc) cùng nhiều cơ quan, đơn vị, cửa hàng, kho tàng, bệnh viện, trạm xưởng, cơ quan văn hoá của tỉnh... về sơ tán, bảo toàn lực lượng. Những người cao niên vẫn còn kể cho con cháu nghe về những năm tháng hào hùng đó, khi người Sơn Dương hết lòng che chở, đùm bọc các cán bộ và chiến sĩ, ủng hộ tất cả cho cách mạng.

Tìm về các địa chỉ đỏ ở Cẩm Phả, chắc chắn ai cũng xúc động, căm thù giặc khi nghe về câu chuyện những năm 1948-1949, thực dân Pháp đã bắt hàng trăm đoàn viên công đoàn, thanh niên cứu quốc và những người dân khu mỏ yêu nước. Chúng cho vào bao tải, dùng thuyền chở ra Vũng Đục và dìm sống họ xuống biển. Trong số họ có cả những lãnh đạo cốt cán, cả quần chúng yêu nước với tuổi đời còn rất trẻ, chỉ mới đôi mươi. Hành động dã man ấy của địch nhằm triệt tiêu tinh thần cách mạng của quân và dân ta, nhưng kết quả thì ngược lại, càng làm tăng thêm lòng căm thù sâu sắc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lược. Một số hiện vật liên quan đến sự kiện này vẫn đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Tượng đài Vũng Đục và bức phù điêu bằng đồng.

Tượng đài Vũng Đục và bức phù điêu bằng đồng.

Tượng đài Vũng Đục và bức phù điêu bằng đồng.

Hàng nghìn kỷ vật chiến tranh đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh, góp phần giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Hàng nghìn kỷ vật chiến tranh đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh, góp phần giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Hàng nghìn kỷ vật chiến tranh đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh, góp phần giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Trải khắp chiều dài của tỉnh từ cửa ngõ Đông Triều tới địa đầu Móng Cái, mỗi vùng quê đều có những “địa chỉ đỏ” ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến. Tinh thần đó đã góp phần cùng cả nước viết nên trang sử hào hùng, đấu tranh giành độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

Tiếp nối truyền thống cách mạng

Quảng Ninh GATE là điểm dừng nghỉ và giới thiệu sản phẩm du lịch Quảng Ninh, cũng là biểu tượng của TX Đông Triều hôm nay. Ảnh: Lê Đại (CTV)

Quảng Ninh GATE là điểm dừng nghỉ và giới thiệu sản phẩm du lịch Quảng Ninh, cũng là biểu tượng của TX Đông Triều hôm nay. Ảnh: Lê Đại (CTV)

Quảng Ninh GATE là điểm dừng nghỉ và giới thiệu sản phẩm du lịch Quảng Ninh, cũng là biểu tượng của TX Đông Triều hôm nay. Ảnh: Lê Đại (CTV)

Truyền thống cách mạng luôn là điểm tựa, sức mạnh để các địa phương phát huy vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hôm nay. TX Đông Triều tự hào ghi dấu là một trong những địa phương trọng điểm về phát triển nông nghiệp của tỉnh. Năm 2015, Đông Triều là địa phương đầu tiên của miền Bắc, một trong 4 đơn vị cấp huyện đầu tiên của cả nước được công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2019, xã Việt Dân của thị xã được công nhận là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của toàn quốc. Tháng 10/2020, TX Đông Triều được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III. Thị xã đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025.

Huyện miền núi nghèo Ba Chẽ, điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng thời phát huy truyền thống cách mạng, vùng đất này đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Với lợi thế diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất tỉnh, thổ nhưỡng phù hợp, Ba Chẽ khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển các mô hình trồng rừng gỗ lớn và các loại dược liệu quý dưới tán rừng.

Những nét đặc sắc về cảnh quan tự nhiên, truyền thống văn hóa độc đáo của các dân tộc, hệ thống di tích lịch sử, văn hóa... được huyện quan tâm đầu tư, định hướng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai gần. Ba Chẽ đã chủ động đề xuất và triển khai các chính sách phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần đa dạng cơ cấu kinh tế. Hệ thống giao thông, kết nối liên kết vùng, giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội... của huyện từng bước được đầu tư, phát triển.

Cũng với tinh thần cách mạng đó, vùng quê Sơn Dương nói riêng, 11 xã nông thôn, miền núi của TP Hạ Long nói chung, ngày càng có nhiều sự phát triển bứt phá, thu hẹp dần khoảng cách với vùng đô thị trung tâm. Năm 2022, thành phố đã bố trí 723 tỷ đồng đầu tư cho các xã, thôn, bản gắn với chương trình xây dựng NTM. Trong đó bao gồm 19 dự án chuyển tiếp năm 2021, 13 dự án khởi công mới, 62 công trình hạ tầng thiết yếu để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng thụ điều kiện giao thông, trường học, thông tin liên lạc, nước sạch, y tế... đồng bộ, chất lượng cao.

Thành phố đặt mục tiêu đến hết năm nay hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong đó, phấn đấu nâng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn trên 62 triệu đồng/năm; duy trì và giữ vững không còn hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia...

Truyền thống vẻ vang luôn là niềm tự hào của mỗi người con quê hương cách mạng. Nền tảng vững chãi là động lực để mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân thêm hăng hái thi đua lao động, sáng tạo, đoàn kết xây dựng quê hương Quảng Ninh giàu đẹp.

Thực hiện: Hoàng Giang

Trình bày: Mạnh Hà