Quảng Ninh - mảnh đất phên giậu nơi địa đầu của Tổ quốc, gần 3 năm qua chống chọi với đại dịch Covid-19, với truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” Quảng Ninh đã vượt lên mọi khó khăn, thách thức và tiếp tục đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Những thành tựu ghi dấu ấn quan trọng của tỉnh Quảng Ninh trong đổi mới tư duy, xác định tầm nhìn trong chủ trương và hành động với tinh thần “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo”.

Quảng Ninh bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2022 trong điều kiện khó khăn chồng chất, nhất là sau Tết Nguyên đán, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh, nhất là số ca mắc trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga-Ucraina kéo dài cùng dịch bệnh bùng phát trên thế giới để lại những hệ lụy cả trực tiếp và gián tiếp đối với thực hiện nhiệm vụ năm 2022. Các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh nhiều thời điểm bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt phòng chống dịch Covid-19 của phía bạn, gây gián đoạn một số chuỗi cung ứng… Kế thừa kinh nghiệm và giải pháp mang tính khoa học, các quyết sách đúng trong phòng, chống dịch gần 3 năm qua, tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chiến lược tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

ỨNG PHÓ LINH HOẠT VỚI DỊCH COVID-19 BÙNG PHÁT TRỞ LẠI

Tỉnh đã chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc men, sinh phẩm…

Sau một thời gian dịch Covid-19 tạm lắng, thì ngay sau Tết Nguyên đán 2022, dịch Covid-19 bùng phát trở lại với số ca mắc liên tục tăng. Thực hiện Chiến lược tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành hàng chục văn bản, thông báo chỉ đạo các cấp, ngành triển khai các giải pháp trước diễn biến mới của dịch Covid-19 và một số dịch bệnh truyền nhiễm. Trong đó, quan tâm củng cố năng lực y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế học đường; chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc men, sinh phẩm…

Để kịp thời ứng phó với tình hình dịch diễn biến phức tạp, ngay từ đầu năm tỉnh đã linh hoạt chỉ đạo Sở GD&ĐT, UBND các địa phương chủ động phương án chuyển trạng thái học trực tiếp sang trực tuyến đối với học sinh tiểu học và mầm non, nhất là trong giai đoạn thời tiết rét đậm, rét hại, gây bất lợi cho học sinh đến trường. Đặc biệt, tỉnh đã trao quyền tự chủ hoàn toàn cho người đứng đầu các cơ sở giáo dục chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương xem xét, thống nhất, linh hoạt quyết định hình thức học cho phù hợp với điều kiện thực tế thích ứng an toàn, linh hoạt, tùy theo diễn biến của dịch bệnh, nhằm đảm bảo sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, nhu cầu đến trường cho học sinh cũng như bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường.

Xác định vắc-xin là “lá chắn” hữu hiệu, mang lại thành công trong phòng, chống dịch lâu dài, tỉnh tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, nêu cao quyết tâm hoàn thành sớm việc tiêm vắc- xin phòng Covid-19 cho người dân. Đồng thời, tăng cường các giải pháp bảo vệ sức khoẻ cho những đối tượng trọng điểm là người già, người có bệnh nền, trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai chưa được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, đơn vị, lực lượng, Quảng Ninh trở thành một trong những địa phương hoàn thành sớm nhất với tỷ lệ cao nhất tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân; là địa phương đầu tiên tiêm chủng cho trẻ em từ đủ 5 đến dưới 12 tuổi và là một trong những địa phương đi đầu tiêm mũi 4 cho các trường hợp có chỉ định tiêm…

Cùng với công tác tiêm chủng, tỉnh duy trì các giải pháp phòng chống dịch với phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở; kết hợp chặt chẽ giữa vừa phòng chống, giám sát, kiểm soát, xét nghiệm tầm soát dịch bệnh thường xuyên và không ngừng hoàn thiện các phương án đã được chuẩn bị, phù hợp với tình hình, diễn biến ở các cấp độ dịch để kịp thời ứng phó ngay từ cơ sở, đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả và ở phạm vi nhỏ nhất; kiên quyết không để dịch lan rộng, bùng phát, gia tăng các ca mắc mới, ảnh hưởng đến hoạt động KT-XH và đời sống nhân dân.

Cùng với đó, ngành Y tế tỉnh tiếp tục củng cố đội ngũ nhân lực y tế, tuyệt đối không để trường hợp F0 nào có nhu cầu mà không được hỗ trợ, không được tiếp cận dịch vụ y tế ngay từ cơ sở. Đồng thời, kiện toàn tổ phân luồng F0 tới cấp xã với sự tham gia sâu sát của tuyến trên; gắn trách nhiệm của bí thư, chủ tịch UBND cấp xã trong công tác phân luồng các ca bệnh, đảm bảo mục tiêu không quá tải hệ thống y tế… Bà Lê Thị Hải (92 tuổi, khu 1, phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long) chia sẻ: "Tôi từng sống trong lo âu, thấp thỏm khi nghĩ đến những hậu họa của dịch Covid-19. Nhờ những quyết sách lớn của Trung ương, của tỉnh trong bao phủ vắc-xin cho người dân từ rất sớm. Với những người già yếu, có bệnh nền như tôi, chính quyền địa phương còn cử cán bộ y tế đến tận nhà tiêm vắc-xin và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Người dân Quảng Ninh chắc chắn đều cảm thấy may mắn khi được chính quyền chăm lo để có một cuộc sống  an toàn trước đại dịch".

Ngược dòng thời gian, nhìn lại thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, Quảng Ninh là một trong những địa bàn trọng điểm, tuyến đầu, chịu ảnh hưởng tiêu cực và sớm nhất tới mọi lĩnh vực KT-XH, thế nhưng Đảng bộ, chính quyền, LLVT, nhân dân các dân tộc và cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh luôn phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, ưu tiên cao nhất cho công tác phòng chống dịch trước, lấy chống dịch thành công làm tiền đề để giữ vững đà tăng trưởng, chủ động ứng phó nhanh chóng kịp thời, có hiệu quả với dịch bệnh.

Năm 2022, triển khai nhiệm vụ với quyết tâm vừa phòng chống dịch vừa bảo vệ không để đứt gãy các chuỗi cung ứng phục vụ phát triển KT-XH, Quảng Ninh đã ứng biến linh hoạt, kịp thời và phù hợp. Đây là sự tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở cộng với phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường, kết hợp chặt chẽ giữa các nguồn lực “chính trị, tinh thần, niềm tin” của nhân dân và truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm" của Vùng mỏ anh hùng.

Tỉnh đã chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc men, sinh phẩm…

Tỉnh đã chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc men, sinh phẩm…

Tháng 4/2022, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em.

Tháng 4/2022, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em.

Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, tất cả các học sinh trên địa bàn tỉnh đều được đến trường.

Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, tất cả các học sinh trên địa bàn tỉnh đều được đến trường.

Triển khai các trạm y tế lưu động là một cách để Quảng Ninh hoàn thành sớm chiến dịch bao phủ vắc xin.

Triển khai các trạm y tế lưu động là một cách để Quảng Ninh hoàn thành sớm chiến dịch bao phủ vắc xin.

Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tổ chức chương trình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh, dị tật về mắt cho trẻ em tại cộng đồng.

Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tổ chức chương trình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh, dị tật về mắt cho trẻ em tại cộng đồng.

Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, Hội LHPN tỉnh phối hợp trao mô hình kinh tế nuôi lợn nái cho gia đình chị Lỷ Tài Múi (xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), tháng 10/2022.

Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, Hội LHPN tỉnh phối hợp trao mô hình kinh tế nuôi lợn nái cho gia đình chị Lỷ Tài Múi (xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), tháng 10/2022.

Lãnh đạo phòng Tổ chức-Cán bộ, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long trao đổi thông tin với công nhân về việc đăng ký hồ sơ hỗ trợ thuê nhà.

Lãnh đạo phòng Tổ chức-Cán bộ, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long trao đổi thông tin với công nhân về việc đăng ký hồ sơ hỗ trợ thuê nhà.

CHĂM LO ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN

Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, Quảng Ninh trở thành điểm sáng về sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh, phúc lợi, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường với phương châm "mọi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả phát triển, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa". Bài học từ sự tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở, phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường, lấy người dân, khu dân cư làm chủ thể chống dịch, nhất là phát huy tốt các tổ phòng, chống dịch Covid-19 cộng đồng, đã giúp Quảng Ninh vững vàng vượt qua các “làn sóng” dịch. 

Tại các cuộc họp cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch của tỉnh đều khẳng định quyết tâm tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp chủ động thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, để vừa chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, phục hồi mạnh mẽ, bền vững ngành Du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tỉnh giai đoạn 2022-2023 theo Kết luận số 24-KL/TW (ngày 30/12/2021) của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 30/1/2022) của Chính phủ. Tỉnh cũng quyết liệt chỉ đạo các giải pháp phát huy tối đa vai trò trụ cột của ngành Than, Điện và Công nghiệp chế biến, chế tạo trong tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để ngành Than phát triển ổn định và tăng sản lượng tối đa đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế, bảo đảm không để thiếu than cho sản xuất điện và không để thiếu điện phục vụ sản xuất, kinh doanh cũng như phục vụ đời sống nhân dân.

Quảng Ninh là địa phương đi đầu trong toàn quốc chủ động chỉ đạo thực hiện sớm chủ trương mở cửa du lịch mạnh mẽ, đúng thời điểm, tạo mọi điều kiện thông thoáng nhất để phát triển du lịch. Tỉnh đã xây dựng chương trình mở cửa, phục hồi, thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2022, gắn với triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh theo Nghị quyết số 51/NQ-HĐND (ngày 9/12/202) của HĐND tỉnh. Ngành Du lịch từng bước phục hồi, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của địa phương, tạo việc làm trở lại và ổn định cuộc sống cho lao động địa phương sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Tỉnh cũng từng bước cụ thể hóa và vận dụng tốt các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, kịp thời có những quyết sách phù hợp thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo của tỉnh, góp phần đẩy nhanh phát triển KT-XH, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo các vùng miền. Trong đó, nổi bật là Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Chương trình tổng thể phát triển bền vững KT-XH, bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, gắn với xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh năm 2022…

Đến nay, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; 177/177 đơn vị cấp xã, 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 1.005 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; trên 98% đồng bào DTTS có BHYT; 99% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% thôn, bản được phủ sóng điện thoại di động. Tỉnh tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ BHYT theo Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND cho 71.812 người dân sinh sống tại các xã mới ra khỏi diện ĐBKK.

Năm 2022, trước những khó khăn do dịch Covid-19, tỉnh thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đúng đối tượng. Tổng chi an sinh xã hội ước thực hiện trong năm là 2.013 tỷ đồng, tăng 8,79% so với số thực hiện năm 2021, trong đó chi cho các chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị quyết 20/2021/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND là 421,7 tỷ đồng, chính sách về BHYT là 326,4 tỷ đồng, chính sách hỗ trợ học sinh sinh viên là 425,7 tỷ đồng, chính sách về BHXH tự nguyện là 6,2 tỷ đồng.

Tỉnh cũng hoàn thành hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg (ngày 28/3/2022) của Thủ tướng Chính phủ cho 18.100 người (thuộc 491 lượt doanh nghiệp) với 26,7 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh tạo việc làm tăng thêm ước đạt 13.200 lao động (đạt 100% kế hoạch năm), trong đó 898 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ lao động trên địa bàn tham gia BHXH là 44,5% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 38,7% lực lượng lao động. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 0,11% (đạt kế hoạch năm), từ 0,41% cuối năm 2021 xuống còn 0,29% (tương đương giảm 315 hộ nghèo).

Thực hiện chiến lược chống dịch của Chính phủ “sống chung với Covid-19”, từ địa bàn “Zero F0”, tỉnh Quảng Ninh đã vững vàng tâm thế chuyển trạng thái sang thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch; tiếp tục giành thắng lợi trong thực hiện “mục tiêu kép”, trở thành địa bàn mẫu về thích ứng, linh hoạt, an toàn trong cuộc chiến Covid-19.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển với bao thăng trầm của lịch sử, Quảng Ninh luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, làm tiền đề để thực hiện công cuộc đổi mới. Năm 2022, dù phải đối diện với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh có nhiều giải pháp linh hoạt trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị. Từ đó, tạo ra sức mạnh tập thể to lớn lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH địa phương. 

NHỮNG MÔ HÌNH CỦA SỰ ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng đồng chí Nguyễn Chí Thành, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, thôi giữ chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Tiên Yên.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng đồng chí Nguyễn Chí Thành, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, thôi giữ chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Tiên Yên.

Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá và tiến hành rà soát trong toàn hệ thống chính trị về thực trạng tổ chức bộ máy, biên chế. Đồng thời, bám sát thực tiễn địa phương, tận dụng thời cơ cũng như thách thức để nghiên cứu và xây dựng nhiều mô hình, cách làm mới trong xây dựng Đảng gắn với đổi mới xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…

Theo đó, tỉnh đã chủ động vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở địa phương thông qua việc nâng cao chất lượng ban hành các cơ chế, chính sách phát triển của cấp ủy theo hướng thiết thực, ngắn gọn, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng khâu lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết. Đồng thời, lựa chọn các vấn đề còn hạn chế ở địa phương, cơ quan, đơn vị để tập trung giải quyết theo phương châm rõ việc, rõ người chịu trách nhiệm, rõ thời gian hoàn thành.

Giảng viên Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ  tham gia các hội nghị của tỉnh để nắm bắt đầy đủ chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh, phục vụ cho công tác giảng dạy.

Giảng viên Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ  tham gia các hội nghị của tỉnh để nắm bắt đầy đủ chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh, phục vụ cho công tác giảng dạy.

Việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành gắn với ràng buộc trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực tiếp tục được tỉnh quan tâm chỉ đạo. Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc đảm bảo khoa học, dân chủ, gần dân, sát dân, vì dân; đặc biệt đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn bám sát thực tiễn, tăng cường học hỏi, nói đi đôi với làm với hành động quyết liệt, hiệu quả.

Năm 2022, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị với chủ đề “Tự soi, tự sửa” nhằm triển khai thực hiện kết luận, quy định của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII), góp phần nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong Đảng; giúp cán bộ, đảng viên tiếp tục nâng cao nhận thức, hành động, phát huy vai trò nêu gương và nhận thúc rõ hơn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 

Lãnh đạo xã Bằng Cả (TP Hạ Long) dự họp với Chi ủy Chi bộ thôn 1.

Lãnh đạo xã Bằng Cả (TP Hạ Long) dự họp với Chi ủy Chi bộ thôn 1.

Trong mọi thời kỳ cách mạng, việc xây dựng mối quan hệ "máu thịt" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được Đảng ta coi trọng. Nhiều năm qua, tỉnh luô quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự gần dân, sát dân, tâm huyết, có trách nhiệm với công việc. Theo đó, tỉnh đã thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố qua quy trình “Dân tin - Đảng cử”. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Quảng Ninh duy trì hiêu quả mô hình này với tỷ lệ 100% bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, khu phố.

Với chủ trương đúng đắn này, vai trò lãnh đạo của Đảng và cụ thể hóa các nhiệm vụ của chính quyền được tiến hành thuận lợi, nhất quán, tạo sự thống nhất, đồng thuận ngay từ việc ban hành nghị quyết đến chỉ đạo thực hiện. Chỉ số lòng tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân với Đảng ngày càng tăng lên; đời sống văn hóa, xã hội của địa phương được nâng lên rõ rệt; công tác vận động nhân dân có chuyển biến rõ nét, nhân dân đồng thuận, ủng hộ Đảng, chính quyền trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình, dự án phát triển KT-XH, tích cực, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương…

Trước yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo Thông báo kết luận số 16-TB/TW (ngày 7/7/2022) của Bộ Chính trị, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn, tỉnh Quảng Ninh đã quyết liệt chỉ đạo sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải tiến lề lối làm việc, cải cách hành chính, thực hiện lộ trình tinh giản biên chế theo các nghị quyết, kết luận của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ngày 26/9/2022, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 755-QĐ/TU về việc sắp xếp lại một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ /TW (ngày 5/10/2017) của BCH Trung ương Đảng (khóa XII) và Nghị quyết số 19-NQ/TU (ngày 3/3/2015) của BCH Đảng bộ tỉnh. Theo đó, tỉnh quyết định dừng thực hiện thí điểm các mô hình thí điểm: Mô hình cơ quan Tổ chức - Nội vụ, mô hình cơ quan ủy ban Kiểm tra, Thanh tra tại 13/13 địa phương; mô hình Văn phòng Huyện ủy, HĐND và UBND tại các huyện Tiên Yên và Cô Tô; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra cấp ủy đồng thời là Chánh Thanh tra cấp huyện; Trưởng Ban Tổ chức cấp ủy đồng thời là Trưởng phòng Nội vụ cấp huyện; Chánh Văn phòng cấp ủy đồng thời là Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện tại các huyện Tiên Yên và Cô Tô.

Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2022 cấp Đảng bộ Khối, ngày 15/11/2022.

Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2022 cấp Đảng bộ Khối, ngày 15/11/2022.

Hiện nay các địa phương đtích cực chuẩn bị các bước theo quy định với quan điểm thực hiện sắp xếp phải giữ vững sự ổn định chính trị xã hội, đoàn kết thống nhất trong nội bộ từng cơ quan, địa phương, đơn vị và trong hệ thống chính trị của toàn tỉnh, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở các quy định của Trung ương, trên nền tảng đổi mới, đột phá thành công, kế thừa các bài học kinh nghiệm từ giai đoạn trước, chắc chắn tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị giai đoạn tới với những mục tiêu cao hơn, đổi mới đồng bộ hơn, toàn diện hơn.

KỶ LUẬT LÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG

Các cán bộ, đảng viên tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6.

Các cán bộ, đảng viên tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta".

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định rõ mục tiêu, định hướng: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới sáng tạo; huy động sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển KT-XH nhanh, bền vững, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; bảo đảm vững chắc QP-AN...

Để nâng cao tính kỷ luật trong Đảng, tạo nên sức mạnh của Đảng, tỉnh đã gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong tỉnh chú trọng xây dựng phong cách, tác phong công tác; thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương; thường xuyên tự phê bình và phê bình; đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa’’ trong nội bộ. Qua đó, đã tạo chuyển biến tích cực hơn nữa về ý thức, tinh thần trách nhiệm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường và điều kiện để khuyến khích, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong đội ngũ CBCCVC.

Đảng ủy Sở Tư pháp tổ chức hội nghị quán triệt Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đến cán bộ, đảng viên.

Đảng ủy Sở Tư pháp tổ chức hội nghị quán triệt Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đến cán bộ, đảng viên.

Cùng với đó, tập thể lãnh đạo các địa phương đã đổi mới tư duy trong ban hành chủ trương, chính sách, phân cấp, phân công nhiệm vụ theo hướng đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, sự điều hành chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục trong công tác tư tưởng và tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Bám sát quan điểm "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh" được thể hiện ở nhiều kỳ đại hội của Đảng, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm triển khai đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, trong đó nghiêm túc thực hiện phương châm: Giám sát phải mở rộng; giám sát có thẩm tra, kiểm tra các cấp; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm gắn với xử lý trách nhiệm cán bộ, đảng viên. Tỉnh chú trọng kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, có nhiều khiếu kiện, nhất là trong thực hiện các quy định công khai, minh bạch về quy hoạch; quản lý sử dụng đất đai; xác định giá đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; tài nguyên, khoáng sản; tài chính…

Tỉnh luôn quán triệt quan điểm có “xây” có “chống”, không nhân nhượng với sai phạm và phải thượng tôn pháp luật để bảo vệ kỷ cương, kỷ luật của Đảng; không để tạo cơ hội cho những mầm mống tiêu cực, suy thoái, tham nhũng sinh sôi, nảy nở. Các cấp uỷ cũng tập trung kiểm tra, giám sát việc triển khai, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, thực hiện chính sách an sinh xã hội; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ..

Cùng với thực hiện đồng bộ chương trình kiểm tra, giám sát và thanh tra của cả hệ thống chính trị gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU (ngày 26/7/2022) về việc thực hiện Kết luận số 34-KL/TW (ngày 18/4/2022) của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030. Tỉnh cũng chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng theo hướng đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm; quyết liệt chỉ đạo thực hiện, khắc phục các tồn tại, hạn chế, vi phạm đã được chỉ ra tại các kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của Trung ương.

Bí thư Huyện Ba Chẽ Vũ Thành Long trao quyết định kết nạp đảng viên mới nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập huyện.

Bí thư Huyện Ba Chẽ Vũ Thành Long trao quyết định kết nạp đảng viên mới nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập huyện.

Trong năm 2022, Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã triển khai, hoàn thành 8/8 cuộc kiểm tra; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy triển khai, hoàn thành 26/26 cuộc kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên. Lĩnh vực kiểm tra, giám sát tập trung vào tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nhất là trong thực hiện các quy định công khai, minh bạch về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai, xác định giá đất, đấu thầu mua sắm vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, tài sản công, đầu tư công, tổ chức cán bộ... Qua các cuộc kiểm tra, giám sát đã phát hiện những sai phạm và kịp thời xử lý. Toàn Đảng bộ tỉnh đã thi hành kỷ luật 23 tổ chức đảng, 482 đảng viên, trong đó có 129 cấp ủy viên, chiếm 26,7% tổng số đảng viên, bị kỷ luật.   

Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần quan trọng củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ các cấp ủy, tổ chức đảng từ tỉnh tới cơ sở tiếp tục được giữ vững; dân chủ trong Đảng được mở rộng, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội và cả hệ thống chính trị; tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều chuyển biến tích cực rõ nét… Qua đó, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức, cơ sở Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Với sự năng động, sáng tạo cùng bản lĩnh vượt gian khó, năm 2022, Quảng Ninh tiếp tục vươn lên vị trí nhóm các tỉnh dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực phía Bắc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định: Những nỗ lực, thành tựu đã đưa Đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh tiêu biểu, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, trở thành một điểm sáng về đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng ở khu vực phía Bắc. Có được thành công ấy chính là sự “Đoàn kết - Kỷ cương - Đổi mới- Sáng tạo”- sức mạnh cội nguồn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

GIỮ VỮNG VAI TRÒ TRỤ CỘT KINH TẾ

Các đại biểu bấm nút khởi động khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp.

Hoạt động tiêu thụ than tại Cảng Cẩm Phả.

Đổi mới công nghệ khai thác tại Than Quang Hanh.

Công ty Nhiệt điện Mông Dương.

Sản xuất tấm silic tại Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam (TX Quảng Yên).

Các đại biểu bấm nút khởi động khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp.

Hoạt động tiêu thụ than tại Cảng Cẩm Phả.

Đổi mới công nghệ khai thác tại Than Quang Hanh.

Công ty Nhiệt điện Mông Dương.

Sản xuất tấm silic tại Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam (TX Quảng Yên).

Cùng với việc giữ vững địa bàn, Quảng Ninh đã từng bước “khơi thông” những điểm nghẽn trong phát triển KT-XH nhờ những biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Ngay từ những ngày đầu năm 2022, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TU (ngày 25/11/2021) của Tỉnh ủy; cho ý kiến về kịch bản tăng trưởng (GRDP) năm 2022, với phương án phấn đấu tốc độ tăng trưởng (GRDP) đạt trên 11%, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 52.600 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa phấn đấu mức tăng cao nhất; thu xuất nhập khẩu đạt và vượt chỉ tiêu Trung ương giao.

Bám sát vào kịch bản tăng trưởng đặt ra, Quảng Ninh đã tăng cường liên kết vùng bằng những cơ chế, giải pháp thiết thực; chỉ đạo cụ thể hóa các kết luận làm việc giữa các địa phương: Quảng Ninh - Hải Phòng; Quảng Ninh - Bắc Giang - Hải Dương; Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh... để triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết vùng giữa 3 tỉnh trong giai đoạn 2022-2025.

Tỉnh cũng lãnh đạo, chỉ đạo phát huy tối đa vai trò trụ cột của ngành Than, Điện và Công nghiệp chế biến, chế tạo trong tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Trong đó, tập trung chỉ đạo kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải quyết các thủ tục cấp, gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, xem xét quy hoạch khai thác đổ thải… để ngành Than phát triển ổn định và tăng sản lượng tối đa đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế.

Tính đến hết tháng 11/2022, sản lượng than nguyên khai sản xuất đạt 36,5 triệu tấn (bằng 90,2% kế hoạch năm); than tiêu thụ đạt gần 43 triệu (bằng 99,6% kế hoạch năm); than giao cho điện đạt 32 triệu tấn (bằng 92% kế hoạch năm). Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam nỗ lực gia tăng sản xuất, phấn đấu trong tháng 12 này hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm với sản lượng than sản xuất 40,5 triệu tấn, tiêu thụ 47 triệu tấn than. Với con số này, ngành Than tiếp tục đóng góp khoảng 1/4 GRDP và gần 40% ngân sách thu nội địa của tỉnh, đảm bảo việc làm thường xuyên cho khoảng 80.000 lao động.

Đối với ngành Điện, ngay từ đầu năm nay, tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản báo cáo, đề nghị Bộ Công Thương cho phép các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh được phát hết công suất lên lưới và làm việc với ngành Than để yêu cầu không để thiếu than cho sản xuất điện;không để thiếu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Dự kiến đến hết năm 2022, 7 nhà máy nhiệt điện sản xuất và cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 38 tỷ kWh, đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhu cầu sử dụng điện phục vụ phát triển của đất nước.

Cùng với tạo điều kiện cho các nhà máy nhiệt điện phát huy hết công suất, để phát triển nguồn năng lượng xanh, tỉnh đã đề xuất Bộ Công Thương bổ sung nhiều MW điện vào dự thảo Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, điều chỉnh tiến độ đầu tư giai đoạn 2 Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh công suất 1.500MW vào vận hành giai đoạn 2026-2027. Trên cơ sở công suất các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh III (1.200MW) và Nhiệt điện Cẩm Phả III (400MW) chưa đầu tư, Quảng Ninh cũng đề nghị chuyển các dự án này sang thành điện khí.

Đặc biệt, Quảng Ninh đề nghị bổ sung phát triển 5.000MW điện gió trong giai đoạn 2021-2040, trong đó có 3.000MW là điện gió ngoài khơi và 2.000MW là điện gió trên bờ; trong giai đoạn 2021-2030 là 2.500MW (ngoài khơi là 500MW và trên bờ là 2.000MW). Từ đó, từng bước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh, chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang “xanh" của tỉnh; phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, nhất là theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 55-NQ/TW (ngày 11/2/2020) của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU (ngày 16/11/2020)của Tỉnh ủy nhằm phát triển nhanh, bền vững ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo điều kiện tối đa để các ngành xi măng, điện tử, dệt may, dầu ăn, bột mìphát triển.

Với lĩnh vực này, ngoài việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được Quảng Ninh triển khai theo hướng thực chất. Do đó, năm 2022, tỉnh liên tiếp lập những kỷ lục trong thu hút đầu tư, đặc biệt vào ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. Điển hình: Dự án công nghệ tấm silic Jinko Solar Việt Nam với tổng mức đầu tư gần 500 triệu USD được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng chưa đầy 24 giờ sau khi nhận đủ hồ sơ. Sau 4 tháng xây dựng, dự án đã đi vào vận hành sản xuất, vượt trước 7 tháng so với tiến độ đặt ra ban đầu...

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo với tổng vốn đăng ký đạt trên 96.000 tỷ đồng. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, tỉnh đã thu hút 15 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 5 dự án công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đạt gần 33.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn FDI đạt 1,1 tỷ USD. Năng lực sản xuất của lĩnh vực này được bổ sung với nhiều sản phẩm mới giá trị gia tăng cao, như: Tivi, loa, vải dệt thoi từ sợi tổng hợp, thân mũ...

Các dự án đóng góp trên 1.440 tỷ đồng vào ngân sách, kim ngạch XNK đạt trên 7 tỷ USD, đưa tỷ trọng ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu GRDP của tỉnh năm 2021 đạt 11,9% (tăng 2,1% so với năm 2020); năm 2022 dự kiến đạt 11,5% (đóng góp 1,28 điểm % trong tăng trưởng GRDP), tiến tới mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ chiếm 15% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

THÀNH QUẢ TỪ SỨC MẠNH TỔNG LỰC

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo trung ương và tỉnh cắt băng khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã và đang thúc đẩy hoạt động du lịch, xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trong tỉnh phát triển.

Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Ninh được xây dựng mới hoàn toàn tại phường Đại Yên (TP Hạ Long).

Quảng Ninh đón đoàn khoảng 650 khách từ Malaysia.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo trung ương và tỉnh cắt băng khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã và đang thúc đẩy hoạt động du lịch, xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trong tỉnh phát triển.

Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Ninh được xây dựng mới hoàn toàn tại phường Đại Yên (TP Hạ Long).

Quảng Ninh đón đoàn khoảng 650 khách từ Malaysia.

Sự chuyển động của Quảng Ninh trong năm 2022 có thể thấy rõ nét ở việc thúc đẩy khởi công, khởi động và hoàn thành hàng loạt các dự án, công trình lớn. Mới đây ngày 1/9, tỉnh khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đưa mảnh ghép cuối cùng của trục cao tốc đường bộ kết nối thông suốt từ Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng vào hoạt động đã giúp tỉnh kiến tạo lên một hành lang giao thông chất lượng, hiện đại, gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị. Từ đó, mở ra không gian phát triển mới, tạo nguồn lực, cơ hội và động lực mới không chỉ cho Quảng Ninh mà cho cả vùng đồng bằng Sông Hồng. Đây chính là điểm cộng, động lực quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư, để hình thành chuỗi sản phẩm kinh tế có chất lượng cao.

Ngược thời gian cách đây 10 năm, chắc hẳn nhiều người vẫn nhớ về những khó khăn  của tỉnh trong công tác quy hoạch, lập dự án, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thi công cao tốc. Thêm vào đó là những vướng mắc về cơ chế đầu tư, vấn đề khai thác, quản lý, các vấn đề kỹ thuật trong thi công, việc xử lý sụt lún tại khu vực vốn được cho là “túi mưa” của tỉnh Quảng Ninh và thi công trong điều kiện dịch Covid-19, thời tiết diễn biến phức tạp… Không lùi bước trước khó khăn, Quảng Nnh vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đề xuất Chính phủ; phối hợp với các bộ ngành, Trung ương chung tay tháo gỡ, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các văn bản pháp luật hiện hành. Đây là minh chứng tuyệt vời cho sự năng động, dám nghĩ, dám làm và làm đến cùng của lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, đưa cao tốc Vân Đồn - Móng Cái thực sự là con đường của “Khát vọng và niềm tin”.

Các tỉnh trưởng tỉnh thành viên EATOF nắm tay thể hiện sự đoàn kết, thống nhất Tuyên bố chung.

Các tỉnh trưởng tỉnh thành viên EATOF nắm tay thể hiện sự đoàn kết, thống nhất Tuyên bố chung.

Song song với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, năm 2022, Quảng Ninh mạnh dạn đi đầu mở cửa du lịch. Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng Chương trình mở cửa, phục hồi, thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2022, gắn với triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ kích cầu du lịch theo Nghị quyết số 51/NQ-HĐND (ngày 9/12/2021)của HĐND tỉnh. Tỉnh đã chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thành công 7 môn thi đấu SEA Games 31 cùng một loạt các sự kiện lớn mang tầm quốc tế, quốc gia, như: Đại hội đồng Diễn đàn Du lịch Liên khu vực Đông Á (EATOF) lần thứ 17 năm 2022 gắn với Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập EATOF, Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 tại Quảng Ninh; Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC); Hội nghị tổng kết hợp tác với tỉnh Phúc Kiến, 3 tỉnh Bắc Lào (Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Xay Nhạ Bu Ly)… Những bước đi thành công này đã lan tỏa hình ảnh Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp - văn minh - hiện đại, “điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”.

Những thành tựu năm 2022 của Quảng Ninh còn ghi nhiều dấu ấn quan trọng. Tỉnh hoàn thành xây dựng NTM; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,3%. Bên cạnh đó,tháng 10/2022, Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng tỉnh đi vào hoạt động tại trụ sở mới, là bệnh viện chuyên về lão khoa, phục hồi chức năng tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước. Tirh cũng đã khởi công Dự án nhà ởcông nhân KCN Đông Mai (TX Quảng Yên) và Dự án nhà ở xã hội (TP Hạ Long)... Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chú trọng, niềm tin của doanh nghiệp đối với chính quyền được củng cố... Tỉnh tiếp tục giữ vị trí quán quân các chỉ số PCI, SIPAS và Á quân chỉ số PAR INDEX năm 2021.

Những bước đi đầy bản lĩnh trên đã đưa “bức tranh”KT-XH của tỉnh năm 2022 với nhiều điểm sáng. Nhiều chỉ số tăng so với năm 2021, tỉnh giữ vững đà tăng trưởng kinh tế 2 con số trong 7 năm liên tiếp (2016 - 2022). Nổi bật, GRDP năm 2022 của tỉnh dự kiến đạt 10,21%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 56.500 tỷ đồng (tăng 8% năm 2021) trong đó thu nội địa đạt 42.000 tỷ đồng. Đặc biệt, nhờ dự báo sát tình hình, chủ động quyết sách đúng đắn, triển khai kịp thời để phục hồi nhanh chóng, mạnh mẽ ngành Du lịch, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt khoảng 11,6 triệu lượt (gấp 2,6 lần năm 2021), tổng doanh thu du lịch đạt trên  25.000 tỷ đồng (gấp 3,2 lần 2021); kim ngạch xuất khẩu đạt 2.783 triệu USD (tăng 8,58% năm 2021); quy mô nền kinh tế đạt khoảng 258.000 tỷ đồng (tăng 12,2% so với năm 2021); tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân tăng 11%.

Chuẩn bị khép lại năm 2022 với nhiều thử thách, Quảng Ninh vẫn giữ vững sự ổn định, phát triển và đảm bảo đời sống nhân dân. Đây là yếu tố cốt lõi để Quảng Ninh tiếp tục vững vàng trên chặng đường.

Ngày xuất bản: 8/12/2022
Tổ chức thực hiện: LAN HƯƠNG
Nội dung: NGUYỄN HUẾ - HOÀNG NGA
Trình bày: ĐỖ QUANG