Ngày 25/6/2024, mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc). Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong thúc đẩy giao thương, xuất nhập khẩu, hợp tác kinh tế, phát triển du lịch, góp phần tăng cường giao lưu văn hóa và củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Ngày 25/6, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc). Đây là một bước cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, chỉ đạo triển khai thực hiện.

Ngày 25/6/2024, tại Cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Lễ công bố chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Bình Liêu)/Việt Nam-Động Trung/Trung Quốc, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà)/Việt Nam-Lý Hỏa/Trung Quốc.

Ngày 25/6/2024, tại Cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Lễ công bố chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Bình Liêu)/Việt Nam-Động Trung/Trung Quốc, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà)/Việt Nam-Lý Hỏa/Trung Quốc.

Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, khẳng định: Thời gian qua, 2 tỉnh, khu đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn tất các thủ tục công bố Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc). Đây là một trong những nội dung được cụ thể hóa kết quả chuyến thăm chính thức Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Ninh vào tháng 2/2024, góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Xe hàng xuất, nhập khẩu được thông quan qua cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc).

Xe hàng xuất, nhập khẩu được thông quan qua cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc).

Đồng chí cũng cho biết, thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục quan tâm phối hợp chặt chẽ trong quy hoạch, mở, xây dựng, quản lý hệ thống cửa khẩu, lối mở biên giới, trong đó tập trung đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị hiện đại tại cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu và thúc đẩy hợp tác thương mại qua biên giới, nhất là phát triển thị trường khách du lịch giữa hai bên…

Lễ công bố lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Hải Hà, Quảng Ninh, Việt Nam). Ảnh Mạnh Trường

Lễ công bố lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Hải Hà, Quảng Ninh, Việt Nam). Ảnh Mạnh Trường

Trước đó, dưới sự nỗ lực chung của hai bên, cặp cửa khẩu Hoành Mô – Động Trung đã từng bước được quy hoạch, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại. Về phía cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) đã hoàn thiện các hạng mục thương mại, dịch vụ, gồm: chợ biên giới, hệ thống nhà kho, bãi đỗ xe kiểm soát XNK, XNC, nhà làm việc của các cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên mậu, Biên phòng, hệ thống thông tin liên lạc... với quy mô diện tích trên 33ha. Đối với phía cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam), ngoài việc cải tạo, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng…; chính quyền địa phương tích cực triển khai quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu, triển khai Dự án khu kho bãi hàng hóa mới, với quy mô diện tích trên 75.000m2 đạt công suất thiết kế từ 5-10 triệu tấn hàng hóa/năm, tương đương với lưu lượng khoảng 500 xe container/ngày; Khu trung tâm Logistics tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô- Đồng Văn quy mô diện tích trên 27ha, công suất thiết kế đáp ứng lưu lượng trên 450 xe container/ngày làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu Hoành Mô.

Bên cạnh đó, các hoạt động phối hợp tạo thuận lợi thông quan được hai bên tích cực triển khai trên tinh thần bám sát các nội dung đã nêu trong Thông cáo chung, Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị và các thỏa thuận khung đã ký kết tại Chương trình gặp gỡ đầu xuân giữa các Bí thư Tỉnh ủy và Hội nghị lần thứ 13 (năm 2022), Hội nghị lần thứ lần thứ 14 (năm 2023) Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang (Việt Nam) và Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Các lực lượng chức năng thường xuyên duy trì giữ mối liên hệ thông tin, phối hợp thông suốt để chủ động giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; góp phần ổn định và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân khu vực biên giới.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu).

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu).

Việc đưa vào vận hành cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) đã động lực mới cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các huyện biên giới nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Cửa khẩu Hoành Mô có lợi thế về tiềm năng thị trường xuất khẩu lớn với huyện Ninh Minh và khu Phòng Thành (Trung Quốc). Các đơn vị hành chính này có quy mô dân số lớn; kinh tế tăng trưởng nhanh và là thị trường lớn về hàng tiêu dùng (nhất là thực phẩm, hải sản), du lịch. Trong đó, Ninh Minh không có biển nên nhu cầu quá cảnh qua cửa khẩu Hoành Mô để ra biển thông thương với bên ngoài rất lớn. Theo đó, tuyến đường bộ từ Ninh Minh ra các cảng biển Mũi Chùa, Hải Hà, Vân Đồn, Cửa Ông, Hạ Long... ngắn hơn nhiều so với qua đường Lạng Sơn.

Hàng hóa XNK qua Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa.

Hàng hóa XNK qua Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh và huyện Bình Liêu đã quan tâm đầu tư hạ tầng khu vực này như: Quốc lộ 18C kết nối từ cửa khẩu Hoành Mô với Quốc lộ 18A, lối mở Bắc Phong Sinh; nhà kiểm soát liên ngành; sân bãi đỗ xe (diện tích 23.792m2); nhà kiểm hóa và kho chứa hàng (diện tích 1.260m2), nhà làm việc cơ quan thường trực Ban Quản lý cửa khẩu và các ngành chức năng, trạm kiểm dịch động vật, thực vật...; chợ biên giới Hoành Mô, các công trình cung cấp điện, nước; cầu Hoành Mô - Động Trung. Hệ thống cơ sở, kết cấu hạ tầng được đầu tư đã góp phần quan trọng vào hoạt động giao thương hàng hóa giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập khẩu và dịch vụ liên quan phát triển.

Ngày 20/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. Theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa giới hành chính toàn bộ xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, với tổng diện tích khoảng 9.373,43 ha.

Xe hàng xuất, nhập khẩu thông quan qua lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).

Xe hàng xuất, nhập khẩu thông quan qua lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).

Mục tiêu quy hoạch nhằm phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động tập trung vào các ngành thương mại, du lịch và dịch vụ, logistics, công nghiệp phụ trợ…; gắn kết chặt chẽ với Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tạo thành đầu mối giao thương, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ...

Về tính chất, chức năng: Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh là khu kinh tế cửa khẩu với trọng tâm phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp giá trị cao; Khu dân cư đô thị vùng biên giới với không gian hài hòa, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và có bản sắc riêng.

Hoạt động XNK tại cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên (TP Móng Cái).

Hoạt động XNK tại cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên (TP Móng Cái).

Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh là đầu mối giao thông, trung chuyển thương mại quốc gia và quốc tế quan trọng. Là nơi thu hút, xúc tiến các hoạt động đầu tư kinh doanh trên cơ sở hệ thống cửa khẩu Quốc gia và cửa khẩu phụ liên hoàn...Định hướng phát triển không gian Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo khai thác tối đa không gian chức năng; xác định và phân bố không gian khu vực cửa khẩu; khu thương mại dịch vụ, các khu logistics, khu sản xuất công nghiệp, khu du lịch, khu ở, các trung tâm công cộng… và các khu chức năng khác.

Khu Kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh sẽ cùng với Khu Kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn phụ trợ cho Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái để đảm bảo sự xuyên suốt, duy trì các hoạt động liên tục, thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu. Đây là 3 khu kinh tế cửa khẩu của Quảng Ninh nằm trong quy hoạch phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã có quyết định thành lập với tổng diện tích trên 144,75ha. Tỉnh đặc biệt chú trọng việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, nâng cao hiệu quả đầu tư công đối với nhiều dự án, công trình ở các khu kinh tế cửa khẩu. Điển hình là Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chính thức được đưa vào khai thác từ tháng 9/2022, kết nối với cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn tạo thành chuỗi cao tốc dài nhất Việt Nam, rút ngắn thời gian di chuyển từ Thủ đô Hà Nội tới Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chỉ còn 3 giờ so với 6 giờ trước đây. Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (quốc lộ 18C) từ Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái đến khu kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) được khánh thành ngày 1/9/2023. Sau khi tuyến đường đi vào hoạt động đã tạo bước đột phá về hạ tầng khu vực kinh tế cửa khẩu, góp phần phát triển nhanh, mạnh Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh tạo sức hút mạnh về vận tải hàng hóa thông qua tuyến tới các khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và ngược lại; đồng thời góp phần tăng cường giao lưu kinh tế, hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, tạo ra đột phá giao thương xuất nhập khẩu, liên kết vùng, dự án còn phục vụ nhu cầu đi lại thuận lợi của nhân dân.

Bốc xếp hàng hóa xuất khẩu tại Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa. Ảnh: Hữu Việt

Bốc xếp hàng hóa xuất khẩu tại Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa. Ảnh: Hữu Việt

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn thực hiện đầu tư đồng bộ, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh, như: Xây dựng cầu thay thế ngầm tràn tại cửa khẩu Hoành Mô, cửa khẩu Bắc Phong Sinh; xây dựng cầu phao tại lối mở biên giới Km 3+4; cầu Bắc Luân II; khởi công xây dựng cảng Vạn Ninh; đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật dịch vụ thương mại Trạm kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II gắn với khu thương mại, dịch vụ tại phường Hải Hòa (thành phố Móng Cái) giai đoạn 1…

Xe hàng hóa thông quan tại Cửa khẩu Bắc Luân II (TP Móng Cái).

Xe hàng hóa thông quan tại Cửa khẩu Bắc Luân II (TP Móng Cái).

Đồng chí Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành ủy Móng Cái cho biết: Đến nay, quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao trùm đầy đủ các định hướng phát triển đối với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái nói chung. Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái được được áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cao nhất mà Nhà nước ban hành về đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, đầu tư cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu và các chính sách hỗ trợ về thuê, sử dụng đất, về thuế, giải phóng mặt bằng và các hỗ trợ khác khi doanh nghiệp đầu tư vào thành phố Móng Cái.

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái giám sát hàng hóa nhập khẩu qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân II. Ảnh Hoàng Nga

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái giám sát hàng hóa nhập khẩu qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân II. Ảnh Hoàng Nga

Trong thời gian qua, các khu kinh tế cửa khẩu tại Quảng Ninh đang được khai thác hợp lý, phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực. Tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, ngoại giao hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phụ trợ tại các cửa khẩu, phát triển hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu, phát triển kinh tế qua khu kinh tế cửa khẩu.

Đầu năm 2023, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh và Sở Công Thương các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng (Việt Nam) và Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký kết thỏa thuận khung về hợp tác tăng cường thuận lợi hóa thông quan trong tình hình mới (ký ngày 22/2/2023). Việc ký thỏa thuận khung hợp tác tăng cường thỏa thuận thông quan trong tình hình mới góp phần triển khai thực hiện hiệu quả thông cáo chung về tăng cường hơn nữa, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Các thỏa thận được ký kết và thực hiện đã góp phần bảo đảm vận hành cửa khẩu đồng bộ, an toàn, ổn định, đẩy mạnh thông suốt thương mại cửa khẩu biên giới, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa giữa 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng (Việt Nam) với Quảng Tây (Trung Quốc) trong tình hình mới.

Hội đàm giữa đoàn đại biểu TP Móng Cái (Việt Nam) và đoàn đại biểu TP Đông Hưng (Trung Quốc).

Hội đàm giữa đoàn đại biểu TP Móng Cái (Việt Nam) và đoàn đại biểu TP Đông Hưng (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tích cực tuyên truyền các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biên mậu, giúp doanh nghiệp trong tỉnh nắm vững các quy định đối với từng lĩnh vực hàng hóa cụ thể; thông tin, hướng dẫn liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa sang các đối tác đã ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, như: Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc... Qua đó, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh được hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu.

Khách du lịch qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Khách du lịch qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Các Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngày càng khẳng định vai trò là vùng kinh tế động lực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy giao lưu, thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024 đạt hơn 18 tỷ USD (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023). Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh ước đạt 3.539 triệu USD tăng 14% cùng kỳ. Tổng thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tính đến ngày 15/12/2024 đạt hơn 17.200 tỷ đồng, tăng 4,14% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng 138% so với chỉ tiêu Bộ Tài chính giao. 

Về các khu kinh tế cửa khẩu: tỉnh Quảng Ninh có 3 KKT được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, bao gồm: (i) KKT cửa khẩu Móng Cái gắn với Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có diện tích tự nhiên khoảng 121.197ha, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Móng Cái và 5 xã của huyện Hải Hà. Diện tích đất liền là 66.197ha và diện tích mặt biển là 55.000ha. KCN Hải Yên và KCN Texhong - Hải Hà nằm trong ranh giới KKT này; (ii) KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn gắn với Cửa khẩu quốc gia Hoành Mô, phạm vi gồm 2 xã Hoành Mô và Đồng Văn thuộc huyện Bình Liêu, có diện tích 14.236 ha; (iii) KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh gắn với Cửa khẩu quốc gia Bắc Phong Sinh, thuộc phạm vi xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, có diện tích 9.302 ha.

Thực hiện: Hà Chi
Trình bày: Vũ Đức