Nhiều năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã kiên trì chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Do vậy, trong lĩnh vực phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Quảng Ninh đang quan tâm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái - cộng đồng bằng những nghị quyết "mở đường". Nhờ đó, loại hình du lịch này đã có những bước phát triển bứt phá, không chỉ giúp bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương mà còn bảo vệ tài nguyên môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Bình Liêu thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ miền biên viễn và văn hóa đặc sắc.

Bình Liêu thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ miền biên viễn và văn hóa đặc sắc.

Bình Liêu thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ miền biên viễn và văn hóa đặc sắc.

Những năm gần đây, “du lịch Bình Liêu” đã trở thành từ khóa phổ biến, tăng vượt trội trên các công cụ tìm kiếm qua internet và trên thực tế đã trở thành cái tên đầy triển vọng trên bản đồ du lịch sinh thái - cộng đồng Việt Nam. Bình Liêu không chỉ có cảnh quan núi non hùng vĩ, ngoạn mục của miền biên viễn, được ví như “bản tình ca bốn mùa” mà mảnh đất này còn gây ấn tượng, lôi cuốn với đa dạng sắc màu văn hoá các dân tộc trên địa bàn. Là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh, gồm cả Tày, Dao, Sán Chay…, những đặc trưng văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn đã hình thành cho vùng đất này nhiều tài nguyên du lịch độc đáo.

Phát huy tiềm năng, lợi thế đó, những năm qua, huyện Bình Liêu đã chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, trong đó có phát triển du lịch sinh thái - cộng đồng. Điểm du lịch sinh thái – cộng đồng nổi bật, hấp dẫn phải nhắc tới là vườn hoa Bình Liêu ở thôn Cao Sơn, xã Hoành Mô, do Hợp tác xã hoa Bình Liêu đầu tư trên diện tích gần 2ha. Không khí trong lành trên núi Cao Sơn, cùng vẻ đẹp của hàng trăm loài hoa thi nhau khoe sắc cuốn hút bất kì ai. Du khách đến với vườn hoa trên núi cao này còn được hòa mình vào cuộc sống thanh bình, hiếu khách của người dân bản địa, thưởng ngoạn cảnh vật núi non, và có nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như: tham quan các khu ươm giống, tìm hiểu về quy trình trồng hoa, trải nghiệm hái dâu tây, thu hoạch hoa… Đặc biệt, từ năm 2021, HTX đã đầu tư thêm mô hình farmstay nhỏ phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.

Ngoài ra trên địa bàn huyện Bình Liêu, hình thức homestay cho khách du lịch thuê đi kèm nhiều dịch vụ cho thuê lều trại, xe máy, trang phục dân tộc, bán nông sản địa phương... đã ngày càng phát triển. Nổi bật như homestay A Dào, homestay Sông Moóc House, Hoàng Sằn…

Anh Tằng Văn Dào, chủ homestay A Dào, xã Đồng Văn, cho hay:

Mô hình homestay thực hiện thời gian qua đã thu hút khách du lịch và ngày càng ổn định, có xu hướng tăng. Du khách rất thích thú với trải nghiệm thiên nhiên tươi đẹp, trong lành trên địa bàn và các hoạt động trải nghiệm sinh hoạt, văn hóa của đồng bào dân tộc Dao ngay trong homestay như văn hóa ẩm thực, may trang phục truyền thống...

Không chỉ Bình Liêu, mô hình du lịch sinh thái – cộng đồng ngày càng mở rộng tại các địa phương trong tỉnh.

Ở một xã xa nhất của TP Hạ Long như Kỳ Thượng, hiện nay cũng đã có nhà đầu tư tận dụng thế mạnh của thiên nhiên và văn hoá bản địa để tạo ra mô hình du lịch hấp dẫn. Đón khách từ năm 2021, Kỳ Thượng Am Váp farm (tại thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long), đã khai thác, phát huy được cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ, hoang sơ của vùng núi cao Kỳ Thượng; đồng thời phát huy được thế mạnh văn hóa dân tộc Dao. Du khách đến đây được trải nghiệm những hoạt động hòa mình vào thiên nhiên như: chèo thuyền, bơi suối, tham quan rừng trúc, bắt ốc khe, cá khe, leo núi Thiên Sơn, Am Váp… và nhiều hoạt động gắn với cuộc sống của người dân như: thưởng thức ẩm thực, tham quan nơi trưng bày trang phục, nông cụ sản xuất, nghe giới thiệu về văn hóa bản địa và học thêu thổ cẩm, trang phục địa phương của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán, trồng cây dược liệu tại rừng cộng đồng.

Am Váp Farm được tạo dựng hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan môi trường xung quanh.

Am Váp Farm được tạo dựng hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan môi trường xung quanh.

Am Váp Farm được tạo dựng hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan môi trường xung quanh.

Anh Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Am Váp farm, cho biết: 

Chúng tôi phát triển Am Váp farm dựa trên lợi thế của Kỳ Thượng về khí hậu, tự nhiên và văn hóa. Cùng với việc khai thác lợi thế, chúng tôi luôn hướng tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, bảo vệ môi trường, từ việc hướng dẫn du khách các quy tắc an toàn, đến thu dọn rác mang về nơi tập kết sau mỗi chuyến trải nghiệm. Cùng với đó, chúng tôi sẽ tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, giúp người dân có thêm thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp địa phương, từ đó vừa bảo vệ đất, rừng, nguồn nước vừa tạo không gian trải nghiệm du lịch hấp dẫn. Qua đó, tạo ra nguồn thu nhập, lợi nhuận bền vững cho người dân từ hoạt động du lịch.

Mô hình du lịch cộng đồng Am Váp farm hướng tới giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống địa phương và bảo vệ môi trường.

Mô hình du lịch cộng đồng Am Váp farm hướng tới giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống địa phương và bảo vệ môi trường.

Mô hình du lịch cộng đồng Am Váp farm hướng tới giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống địa phương và bảo vệ môi trường.

Du khách trải nghiệm văn hóa người Dao tại Kỳ Thượng Am Váp farm.

Du khách trải nghiệm văn hóa người Dao tại Kỳ Thượng Am Váp farm.

Du khách trải nghiệm văn hóa người Dao tại Kỳ Thượng Am Váp farm.

Chèo sup - trải nghiệm về với thiên nhiên trong hành trình khám phá Am Váp farm của du khách.

Chèo sup - trải nghiệm về với thiên nhiên trong hành trình khám phá Am Váp farm của du khách.

Chèo sup - trải nghiệm về với thiên nhiên trong hành trình khám phá Am Váp farm của du khách.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh thời gian qua phát triển nhiều khu du lịch nông nghiệp sinh thái theo mô hình trang trại là điểm đến hấp dẫn du khách, như: Khe Mai Farm Vân Đồn, vườn cam Vạn Yên (huyện Vân Đồn), đồi chè xã Quảng Long (huyện Hải Hà); trang trại hoa lan Đồng Ho, khu trồng cây ăn quả hay nuôi cá tại các xã Dân Chủ, xã Thống Nhất, cánh đồng rau, hoa chất lượng cao xã Lê Lợi (TP Hạ Long) …

Du khách trải nghiệm mô hình nhà hàng sinh thái tại xã Thống Nhất, TP Hạ Long.

Mô hình du lịch trang trại sinh thái Vườn cam Vạn Yên thu hút du khách mùa đông.

Du khách trải nghiệm vườn cam tại phường Vàng Danh, TP Uông Bí.

Một trang trại du lịch sinh thái tại xã Sơn Dương, TP Hạ Long.

Người dân và du khách trải nghiệm du lịch sinh thái tại Ba Chẽ.

Du lịch sinh thái – cộng đồng đang ngày càng phổ biến và dần trở thành “thỏi nam châm” thu hút du khách trên địa bàn tỉnh. Với sản phẩm du lịch này, các thành viên trong cộng đồng địa phương sẽ được tham gia vào quá trình triển khai, điều tiết và kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn; từ đó, lợi ích kinh tế sẽ được chia sẻ hài hoà cho cộng đồng. Cùng với đó, vai trò, trách nhiệm của cộng đồng và du khách trong việc gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản sắc văn hóa cũng được nâng cao hơn.

Du lịch sinh thái - cộng đồng đã góp phần vào việc giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; đồng thời nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện điều kiện sống cho người dân; phát triển du lịch "xanh," gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Những rừng sở lâu năm tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo cho huyện biên giới Bình Liêu.

Những rừng sở lâu năm tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo cho huyện biên giới Bình Liêu.

Những rừng sở lâu năm tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo cho huyện biên giới Bình Liêu.

Để tạo nền tảng cho phát triển bền vững, các ngành kinh tế “xanh” đã được tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển, trong đó có du lịch. Năm 2013, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 24/5/2013, về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. Đến năm 2016, tiếp tục ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 5/2/2016, về phát triển dịch vụ, đã tạo những bước tiến lớn trong phát triển dịch vụ, du lịch của tỉnh. Gần đây nhất, ngày 26/9/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030. Nghị quyết này đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó, có ưu tiên phát triển kinh tế “xanh”, kinh tế tuần hoàn; tiếp tục kiên trì chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững, dựa vào ba trụ cột là thiên nhiên - con người - văn hóa.

Các Nghị quyết đã thực sự mở đường rộng cho ngành du lịch, trong đó có du lịch sinh thái – cộng đồng được phát triển đúng theo định hướng phát triển ba trụ cột. Nhiều giải pháp sát thực đã và đang được tỉnh quyết tâm triển khai, với việc đầu tư, lồng ghép nhiều nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 98/98 xã của Quảng Ninh đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 48 xã đạt nông thôn mới nâng cao và 22 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Nhờ đó bộ mặt nông thôn khang trang, hiện đại, tạo điều kiện cho du lịch địa phương phát triển. Ngoài ra, việc tập trung duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP cũng đã tạo ra các sản phẩm phục vụ cho du lịch.

Cùng với đó, từ cuối năm 2021, tỉnh đã giao các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các đơn vị tập trung đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp tại Quảng Ninh, xây dựng chương trình đào tạo về nghiệp vụ du lịch, xây dựng mô hình thí điểm tại TX Đông Triều, huyện Đầm Hà, TX Quảng Yên và TP Hạ Long, kết nối tuyến điểm du lịch giữa các địa phương, biên soạn cẩm nang giới thiệu sản phẩm du lịch…

Mặc dù phát triển ngày càng mạnh mẽ song du lịch sinh thái – cộng đồng trên địa bàn tỉnh cũng đối mặt với không ít thách thức như việc thay đổi nhận thức, thái độ, kỹ năng của người địa phương… Hơn thế, về lâu dài, loại hình du lịch sinh thái – cộng đồng không thể thiên về lượng mà cần hướng về chất. Nghĩa là chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ để tăng giá trị, tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và quan trọng hơn là đảm bảo được các quy định về môi trường. Trong khi đó, hiện các mô hình du lịch sinh thái – cộng đồng trên địa bàn tỉnh đa số mới đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, khám phá mới, lạ của du khách ở mức đơn giản, chưa có nhiều dịch vụ hấp dẫn, chuyên nghiệp…

Để khắc phục những bất cập, phát triển du lịch sinh thái – cộng đồng trở thành một sản phẩm độc lập và bổ trợ đắc lực cho sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh là nghỉ dưỡng biển, đảo, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện "Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025" của Chính phủ. Tỉnh tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ và 6 giải pháp phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tập trung 8 nhóm giải pháp chính theo Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025". Trong đó, chú trọng các giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng, phát triển nguồn lực du lịch cộng đồng, xúc tiến quảng bá, bảo vệ môi trường du lịch.

Giao lưu hát Soóng Cọ bên ruộng bậc thang giữa xã Đại Dực (Tiên Yên) và xã Húc Động (Bình Liêu) là nét đặc sắc, thu hút du khách tại Lễ hội Văn hóa, thể thao dân tộc Sán Chỉ - Mùa vàng Soóng cọ năm 2022.

Giao lưu hát Soóng Cọ bên ruộng bậc thang giữa xã Đại Dực (Tiên Yên) và xã Húc Động (Bình Liêu) là nét đặc sắc, thu hút du khách tại Lễ hội Văn hóa, thể thao dân tộc Sán Chỉ - Mùa vàng Soóng cọ năm 2022.

Giao lưu hát Soóng Cọ bên ruộng bậc thang giữa xã Đại Dực (Tiên Yên) và xã Húc Động (Bình Liêu) là nét đặc sắc, thu hút du khách tại Lễ hội Văn hóa, thể thao dân tộc Sán Chỉ - Mùa vàng Soóng cọ năm 2022.

Theo ông Phạm Ngọc Thuỷ, Giám đốc Sở Du lịch, Sở sẽ nghiên cứu, học hỏi thêm kinh nghiệm của các địa phương đã triển khai loại hình du lịch này, quan tâm đến chính sách hỗ trợ hạ tầng, đào tạo nghề, hình thành sản phẩm du lịch; kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư sao cho phù hợp.

Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng, việc nâng chất sản phẩm du lịch là cần thiết. Khi nâng chất thì chỉ cần thu hút một lượng khách “vừa đủ” sẽ giúp cho các điểm đến không bị quá tải, đời sống cư dân bản địa không chịu quá nhiều xáo trộn và môi trường tự nhiên có thời gian phục hồi cần thiết để tiếp tục phát triển bền vững.

Ngày xuất bản: 30/1/2023
Nội dung: NGỌC LINH
Trình bày: MẠNH HÀ