Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 24/11/2024 00:27 (GMT +7)
Giá thuốc tăng cao, người nghèo lại khổ
Chủ nhật, 16/09/2007 | 07:39:56 [GMT +7] A A
Người nghèo thì hay ốm, mà nhà nghèo đã ốm lại hay bị bệnh trọng. Ngay cả những nhà khá giả, nếu gặp bệnh trọng thì cũng trở thành nghèo nữa là. Đã thế, giá dược phẩm, y tế mấy năm nay lại tăng cao.
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 8.2007 so với tháng 12.2000, giá dược phẩm, y tế tăng tới 52,8%, cao hơn so với tốc độ tăng 47,4% trong thời gian tương ứng của giá tiêu dùng chung, gấp nhiều lần tốc độ tăng giá của nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ khác. Riêng năm 2007, mới qua 8 tháng tốc độ tăng giá dược phẩm, y tế đã lên đến 4,3%, bằng với tốc độ tăng giá dược phẩm trong cả năm 2006 và khả năng cả năm nay sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Một nguyên nhân quan trọng khiến giá thuốc tăng cao là do quan hệ cung - cầu về mặt hàng thuốc mất cân đối lớn. Sản xuất thuốc ở trong nước, năm 2006 so với năm 2000, tức là sau 6 năm, lượng thuốc nước giảm 35%, lượng thuốc ống chỉ tăng 6,1% (bình quân một năm chỉ tăng 1%), thuốc viên tăng 25,2% (bình quân một năm tăng 3,8%). Nhập khẩu tân dược giảm liên tục trong các năm 1997 đến 1999, tăng thấp trong các năm 2000 đến 2004, tăng khá hơn trong các năm 2005 và 2006, nhưng do tỷ giá VND/ngoại tệ, nhất là bảng Anh, euro, yen Nhật và nhiều ngoại tệ khác trong khu vực, nên nhập khẩu về lượng bị giảm hoặc tăng không đáng kể. Nhu cầu về thuốc ngoại, thuốc đặc trị của người tiêu dùng tăng mạnh do thu nhập của người dân tăng, nên nhu cầu "chất lượng cao" về khám chữa bệnh tăng.
Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là việc quản lý nhà nước về giá thuốc chưa tốt, từ việc công bố giá thuốc nhập khẩu, việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, sự liên kết giữa người nhập khẩu với nhà kinh doanh thuốc ở nước ngoài, giữa người "kê đơn" với người "bốc thuốc"… Bản thân thuốc là loại hàng hóa đặc biệt. Là hàng hóa, thì thuốc cũng giống như các loại hàng hóa tiêu dùng khác, giá cũng được điều tiết theo quy luật cung - cầu trên thị trường và chịu sự quản lý nhà nước về giá như niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, chống gian lận thương mại. Là hàng hóa đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nên cần có cơ chế quản lý giá đặc biệt: như giá thuốc nhập khẩu không được cao hơn giá CIF thực tế trung bình của các nước; nếu kê khai không đúng, bán không đúng thì cơ quan nhà nước sẽ tạm dừng việc cấp số đăng ký, tạm dừng việc cấp đơn hàng nhập khẩu thuốc… Tất cả những vấn đề trên đều đang bất cập.
Liên kết website
Ý kiến ()