Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc. Và từ ngàn xưa đến nay, người phụ nữ Việt Nam vẫn không ngừng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội và thực hiện vẹn tròn trách nhiệm, chức năng xây dựng gia đình hạnh phúc. 

Làm tròn trách nhiệm

Người Việt Nam có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, cho thấy hai phái đều có vai trò quan trọng trong kiến tạo một gia đình hạnh phúc. Song vai trò “xây tổ ấm” được nhấn mạnh hơn đối với người phụ nữ. Trước hết, phụ nữ đảm nhiệm trọng trách trực tiếp sinh con, nuôi dạy, vì vậy người mẹ cũng chính là người thầy đầu tiên của con mình, góp phần quan trọng hình thành nhân cách, đạo đức cho con trẻ. Với vai trò làm vợ, phụ nữ vừa là bạn đồng hành, vừa là hậu phương vững chắc của chồng. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh những nhiệm vụ thuộc về truyền thống của phụ nữ Việt Nam, người phụ nữ đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng thực hiện nhiệm vụ “xây nhà” cùng với nam giới. Điều đó đòi hỏi, người phụ nữ phải có những kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống một cách khéo léo, đảm bảo làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Nụ (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) từ khi lập gia đình đã ra ở riêng, lập nghiệp tại Hạ Long. Vì ở xa ông bà nội ngoại nên hai vợ chồng chị luôn chủ động chia sẻ, hỗ trợ nhau trong mọi công việc từ việc nhà, chăm sóc con cái... để hai người đều có thời gian làm tốt công việc kinh doanh, công tác của mình.

Chị Nguyễn Thị Nụ luôn chăm chút cho bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương.

Chị Nguyễn Thị Nụ luôn chăm chút cho bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương.

Chị Nguyễn Thị Nụ luôn chăm chút cho bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương.

Chị Nụ chia sẻ:

Gia đình tôi có 2 vợ chồng và 3 con. Gia đình trẻ, chúng tôi cũng rất bận bịu với công việc, các con đang tuổi ăn tuổi lớn, vợ chồng cũng không tránh khỏi những lúc mâu thuẫn song tôi luôn cố gắng sắp xếp mọi công việc một cách khoa học, đảm bảo “việc nhà, việc nước” chu toàn. Đơn giản nhất là bữa cơm gia đình luôn phải tươm tất, đầy đủ. Sau cả một ngày đi học, đi làm, bữa cơm tối mới là lúc cả nhà được quây quần, chia sẻ mọi chuyện nên tôi luôn tạo cho các con khoảng không gian, thời gian vui tươi, ấm cúng để gắn kết tình cảm gia đình. Tuy nhiên, để người phụ nữ có thể làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ thì rất cần đến sự hỗ trợ, chia sẻ của các thành viên trong gia đình đặc biệt là người chồng. Sự quan tâm, chia sẻ của mọi người sẽ giúp người phụ nữ giảm bớt được những áp lực, và cảm thấy được động viên, thấu hiểu, tìm được niềm vui trong chính tổ ấm của mình. Đó chính là cách mà tôi và gia đình đang thực hiện để vun đắp hạnh phúc gia đình.

Nhiều chị em phụ nữ lựa chọn các hình thức cùng vui chơi, trải nghiệm với con để có thêm thời gian gắn kết tình cảm, định hướng phát triển toàn diện cho con.

Nhiều chị em phụ nữ lựa chọn các hình thức cùng vui chơi, trải nghiệm với con để có thêm thời gian gắn kết tình cảm, định hướng phát triển toàn diện cho con.

Nhiều chị em phụ nữ lựa chọn các hình thức cùng vui chơi, trải nghiệm với con để có thêm thời gian gắn kết tình cảm, định hướng phát triển toàn diện cho con.

Hạnh phúc gia đình không tự nhiên mà có mà phải bắt đầu từ lòng yêu thương, trách nhiệm chung tay chăm lo của mỗi thành viên trong gia đình. Ngày nay, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao đã tạo điều kiện giải phóng phụ nữ khỏi công việc nội trợ gia đình để tham gia hoạt động xã hội, phát triển sự nghiệp, song không vì thế mà vai trò của người phụ nữ trong gia đình bị xem nhẹ. Bởi việc tổ chức cuộc sống gia đình thật vui vẻ, đầm ấm, chăm lo cho các thành viên luôn khỏe mạnh về trí lực, tinh thần vẫn đòi hỏi vai trò chủ công của người phụ nữ. Hơn thế nữa, sự dịu dàng, bao dung của người phụ nữ chính là thế mạnh để người phụ nữ trở thành tâm điểm gắn kết tình cảm của gia đình, giữ hòa khí, dung hòa các mối quan hệ gia đình.

Nâng cao bản lĩnh, phát huy thế mạnh của phụ nữ

Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc, hội phụ nữ các cấp trong tỉnh đã triển khai thực hiện công tác gia đình gắn với triển khai thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động, chương trình, đề án trọng tâm của Hội với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, hướng về cơ sở.

Theo đó, các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; Quyết định số 96/QĐ-TTg ngày 19/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030; Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; triển khai hiệu quả các đề án của Chính phủ như Đề án 938 về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027; Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025... Đồng thời, lồng ghép triển khai các cuộc vận động phụ nữ “Xây dựng Gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”. Qua đó, phát huy vai trò chủ thể của phụ nữ trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, giữ gìn văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh.

Với sự chia sẻ, hỗ trợ từ các thành viên gia đình, người phụ nữ có thời gian để tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao đời sống tinh thần.

Với sự chia sẻ, hỗ trợ từ các thành viên gia đình, người phụ nữ có thời gian để tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao đời sống tinh thần.

Với sự chia sẻ, hỗ trợ từ các thành viên gia đình, người phụ nữ có thời gian để tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao đời sống tinh thần.

Các cấp hội phụ nữ cũng quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, quan tâm giáo dục kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng sống cho phụ nữ và trẻ em gái; kỹ năng xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, kỹ năng nuôi dạy con tốt và xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc cho các cặp vợ chồng thông qua các mô hình câu lạc bộ “phụ nữ nuôi dạy con tốt”, câu lạc bộ “phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc” ... thu hút hàng nghìn hội viên, phụ nữ tham gia. Đặc biệt, nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, các cấp Hội đã triển khai các chương trình phát triển kinh tế, khởi nghiệp, hỗ trợ phụ nữ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, nhất là các gia đình tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn của tỉnh.

Cùng với đó, Hội Phụ nữ các cấp cũng phát huy vai trò giám sát, phản biện đối với việc thực hiện các chính sách, pháp luật về gia đình, phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới, kịp thời phát hiện, phản ánh, kiến nghị xử lý các vấn đề vi phạm pháp luật trong hôn nhân và gia đình. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ góp phần bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, trẻ em, nhất là trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo lực gia đình...

Hội LHPN tỉnh phối hợp với BĐBP tỉnh tuyên truyền phụ nữ xã Vô Ngại (huyện Bình Liêu) tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Hội LHPN tỉnh phối hợp với BĐBP tỉnh tuyên truyền phụ nữ xã Vô Ngại (huyện Bình Liêu) tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Hội LHPN tỉnh phối hợp với BĐBP tỉnh tuyên truyền phụ nữ xã Vô Ngại (huyện Bình Liêu) tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Tin tưởng với việc phát huy các phẩm chất tốt đẹp "Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang", người phụ nữ Việt Nam thời đại mới sẽ tiếp tục nỗ lực, không ngừng khẳng định vị thế của bản thân góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc, bền vững.

CLB bình đẳng giới phường Nam Hòa (TX Quảng Yên) sinh hoạt chuyên đề về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Ảnh: Vân Anh

CLB bình đẳng giới phường Nam Hòa (TX Quảng Yên) sinh hoạt chuyên đề về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Ảnh: Vân Anh

CLB bình đẳng giới phường Nam Hòa (TX Quảng Yên) sinh hoạt chuyên đề về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Ảnh: Vân Anh

Các nữ doanh nhân Quảng Ninh tích cực tham gia công tác từ thiện, nhân đạo.

Các nữ doanh nhân Quảng Ninh tích cực tham gia công tác từ thiện, nhân đạo.

Các nữ doanh nhân Quảng Ninh tích cực tham gia công tác từ thiện, nhân đạo.

Các hoạt văn hóa, văn nghệ được Hội LHPN TP Hạ Long tích cực triển khai, tạo môi trường sinh hoạt, giao lưu văn hóa lành mạnh cho hội viên trên địa bàn. Ảnh: Vân Anh

Các hoạt văn hóa, văn nghệ được Hội LHPN TP Hạ Long tích cực triển khai, tạo môi trường sinh hoạt, giao lưu văn hóa lành mạnh cho hội viên trên địa bàn. Ảnh: Vân Anh

Các hoạt văn hóa, văn nghệ được Hội LHPN TP Hạ Long tích cực triển khai, tạo môi trường sinh hoạt, giao lưu văn hóa lành mạnh cho hội viên trên địa bàn. Ảnh: Vân Anh

Giao lưu các CLB bóng chuyền hơi của Hội LHPN phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả). Ảnh: Vân Anh

Giao lưu các CLB bóng chuyền hơi của Hội LHPN phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả). Ảnh: Vân Anh

Giao lưu các CLB bóng chuyền hơi của Hội LHPN phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả). Ảnh: Vân Anh

Thời gian qua, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế xây dựng gia đình hạnh phúc đã trở thành phong trào lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia. Từ các hoạt động hỗ trợ cụ thể, thiết thực của các cấp Hội Phụ nữ, nhiều hội viên, phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần quan trọng tạo lập cuộc sống gia đình ổn định, no ấm, hạnh phúc, tiến bộ. Qua đó, khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

HTX Green Life Hạ Long chuyên sản xuất các sản phẩm từ rác thải nhựa tạo được việc làm, sinh kế cho nhiều chị em phụ nữ. Ảnh: Vân Anh

HTX Green Life Hạ Long chuyên sản xuất các sản phẩm từ rác thải nhựa tạo được việc làm, sinh kế cho nhiều chị em phụ nữ. Ảnh: Vân Anh

HTX Green Life Hạ Long chuyên sản xuất các sản phẩm từ rác thải nhựa tạo được việc làm, sinh kế cho nhiều chị em phụ nữ. Ảnh: Vân Anh

Hội LHPN tỉnh phối hợp trao mô hình kinh tế nuôi lợn nái cho hộ chị Lỷ Tài Múi (xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), tháng 10/2022. Ảnh: Vân Anh

Hội LHPN tỉnh phối hợp trao mô hình kinh tế nuôi lợn nái cho hộ chị Lỷ Tài Múi (xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), tháng 10/2022. Ảnh: Vân Anh

Hội LHPN tỉnh phối hợp trao mô hình kinh tế nuôi lợn nái cho hộ chị Lỷ Tài Múi (xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), tháng 10/2022. Ảnh: Vân Anh

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh cùng CLB Doanh nhân nữ tỉnh khánh thành nhà an toàn cho gia đình chị Phùn Tài Múi (bản Tài Chi, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà). Ảnh: Vân Anh

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh cùng CLB Doanh nhân nữ tỉnh khánh thành nhà an toàn cho gia đình chị Phùn Tài Múi (bản Tài Chi, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà). Ảnh: Vân Anh

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh cùng CLB Doanh nhân nữ tỉnh khánh thành nhà an toàn cho gia đình chị Phùn Tài Múi (bản Tài Chi, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà). Ảnh: Vân Anh

Tại xã Lê Lợi (TP Hạ Long), từ nhiều năm nay, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế đã phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, các tổ vay vốn tiết kiệm của phụ nữ và hoạt động ủy thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, các hội viên, phụ nữ đã nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn để triển khai các mô hình kinh doanh, sản xuất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định.

Mô hình trồng hoa của chị Trịnh Thị Tần ở thôn Tân Tiến (xã Lê Lợi) đã phát triển được hơn 5 năm nay. Với tổng diện tích gần 2.000m2, chị trồng hoa hướng dương quanh năm và trồng đan xen một số loại hoa ly, cúc, dơn vào dịp Tết. Từ thời điểm bắt đầu triển khai mô hình trồng hoa, được Hội Phụ nữ xã hỗ trợ vay vốn ủy thác qua ngân hàng, đến nay, mô hình hoa của gia đình chị Tần đã phát triển ổn định, mang lại lợi nhuận trung bình gần 200 triệu đồng/năm, giúp chị đủ điều kiện chăm lo cuộc sống gia đình, các con ăn học đầy đủ. Thấy việc sử dụng vốn hiệu quả, thủ tục vay thuận tiện, chị Tần tích cực tuyên truyền, vận động, là cầu nối giúp các hộ hội viên, phụ nữ khó khăn vay vốn để phát triển sản xuất. 

Mô hình trồng hoa hướng dương của chị Trịnh Thị Tần ở thôn Tân Tiến (xã Lê Lợi, TP Hạ Long) mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Mô hình trồng hoa hướng dương của chị Trịnh Thị Tần ở thôn Tân Tiến (xã Lê Lợi, TP Hạ Long) mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Mô hình trồng hoa hướng dương của chị Trịnh Thị Tần ở thôn Tân Tiến (xã Lê Lợi, TP Hạ Long) mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Chị Tần, chia sẻ:

Thật sự nguồn vốn vay ưu đãi qua các kênh hỗ trợ của Hội Phụ nữ đã giúp hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã ổn định được sản xuất, kinh doanh. Đa phần chị em ở xã đều làm nông nghiệp, nên những thời điểm vào vụ chăn nuôi, trồng trọt mới rất cần vốn để xoay vòng, đầu tư thêm cây, con giống. Chị em hội viên cũng hỗ trợ nhau, tập trung sản xuất hiệu quả để trả lãi, trả vốn đúng hạn, hạn chế lãi tồn đọng cao, nợ xấu để nguồn vốn được xoay vòng liên tục, giúp nhiều chị em phát triển kinh tế gia đình một cách bền vững, ổn định.

Không riêng chị Trịnh Thị Tần, từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã cho 242 hộ phụ nữ vay với số tiền gần 3,75 tỷ đồng. Cùng với đó, hoạt động ủy thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tổ chức Hội Phụ nữ toàn tỉnh tiếp tục được tăng cường, đến nay, tổng dư nợ ủy thác toàn tỉnh đạt trên 1.900 tỷ đồng với trên 1.000 tổ tiết kiệm và vay vốn cho trên 35.000 hộ vay. Hội cũng duy trì trợ giúp phụ nữ nghèo thông qua các nguồn tiết kiệm của các chi hội, điển hình là Hội Liên hiệp phụ nữ các địa phương Hạ Long, Quảng Yên, Đông Triều. Các nguồn vốn vay ưu đãi đã tạo cơ sở quan trọng giúp hội viên, phụ nữ phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ theo quy mô gia đình, trang trại hiệu quả.

Chị Bùi Thị Thơi ở thôn An Biên 2 (xã Lê Lợi, TP Hạ Long) cũng thường xuyên tiếp cận nguồn vốn vay ủy thác của ngân hàng để phát triển mô hình chăn nuôi gà, vịt. 

Chị Bùi Thị Thơi ở thôn An Biên 2 (xã Lê Lợi, TP Hạ Long) cũng thường xuyên tiếp cận nguồn vốn vay ủy thác của ngân hàng để phát triển mô hình chăn nuôi gà, vịt. 

Chị Bùi Thị Thơi ở thôn An Biên 2 (xã Lê Lợi, TP Hạ Long) cũng thường xuyên tiếp cận nguồn vốn vay ủy thác của ngân hàng để phát triển mô hình chăn nuôi gà, vịt. 

Cùng với hoạt động hỗ trợ vay vốn, phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” và “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” đã giúp rất nhiều hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế ổn định, thoát nghèo bền vững thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực như: Khảo sát, hỗ trợ phụ nữ xây dựng mô hình kinh tế phù hợp điều kiện đặc thù của từng địa phương gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ cây, con giống, hỗ trợ kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, tìm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu OCOP... Từ đây, nhiều mô hình kinh tế, dịch vụ được phát triển và nhân rộng như: Trồng trà hoa vàng, nuôi lợn tại huyện Ba Chẽ, mô hình nuôi bò, nuôi dê sinh sản tại huyện Bình Liêu; nuôi gà, nuôi vịt biển lấy trứng tại huyện Tiên Yên; mô hình dịch vụ du lịch tại TP Hạ Long, huyện Cô Tô, huyện Vân Đồn... Tính riêng năm 2022, các cấp Hội Phụ nữ toàn tỉnh đã giúp đỡ 476 hộ thoát nghèo, cận nghèo.

Hội viên, phụ nữ nhận tiền vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội tại điểm giao dịch xã Đông Hải, huyện Tiên Yên. Ảnh: Hoàng Anh

Hội viên, phụ nữ nhận tiền vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội tại điểm giao dịch xã Đông Hải, huyện Tiên Yên. Ảnh: Hoàng Anh

Hội viên, phụ nữ nhận tiền vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội tại điểm giao dịch xã Đông Hải, huyện Tiên Yên. Ảnh: Hoàng Anh

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng tập trung triển khai hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (Đề án 939). Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, mô hình “Tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế”. Đồng thời, tăng cường kết nối để cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia các diễn đàn, dự án, hội thảo cấp tỉnh, trung ương cũng như thường xuyên cập nhật cung cấp thông tin về những cơ chế, chính sách hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương về khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ từ huyện tới cơ sở đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển toàn diện, đặc biệt trong công tác xây dựng gia đình hạnh phúc, no ấm, tiến bộ.

Song song với việc phát động, triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình câu lạc bộ chia sẻ kiến thức về hôn nhân, gia đình, giáo dục, chăm sóc con cái. Chúng tôi chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số. Các cấp Hội tập trung tuyên truyền các nội dung cụ thể như: Tuân thủ các quy định về độ tuổi kết hôn, chính sách dân số, tránh hiện tượng hôn nhân cận huyết thống; phòng chống bạo lực gia đình, bài trừ các hủ tục lạc hậu... Từ đó, giúp hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số hiểu được tầm quan trọng của gia đình cũng như vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ trong xây dựng, vun đắp, gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Hiện nay, tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ cũng khá cao do nhiều lý do chủ quan và khách quan. Song ngoài những tác động của xã hội, tôi cho rằng, quan điểm sống, thái độ sống, cách sống của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc duy trì, vun đắp hạnh phúc gia đình. Vì vậy, tôi nghĩ việc giáo dục văn hóa gia đình là hết sức quan trọng. Giáo dục ở đây có rất nhiều khía cạnh song hướng đến vẫn là giáo dục các thành viên về những giá trị cốt lõi của gia đình. Đó là sự yêu thương, thuận hòa, bao bọc, sẻ chia, hiếu thảo, kính trên nhường dưới...

Để làm được điều đó thì vai trò của người phụ nữ rất quan trọng, chính người phụ nữ phải biết trân trọng những giá trị gia đình đó và thể hiện nó thông qua việc ứng xử, cách giáo dục con cái, dung hòa, gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Song để tình cảm gia đình luôn bền vững thì mỗi thành viên đều cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp cho nhau từ những điều nhỏ nhất. Sự quan tâm, yêu thương chân thành sẽ làm cho tình cảm gia đình ngày càng tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

Tôi công tác trong ngành y nhiều năm nay. Tính chất và thời gian làm việc của ngành y khá vất vả, có sự khác biệt so với ngành, nghề khác. Bên cạnh thời gian hành chính, chúng tôi đều phải trực đêm luân phiên, bị điều động cấp cứu bệnh nhân khi có lệnh bất cứ lúc nào, vì vậy thời gian dành cho gia đình sẽ hạn chế và lệch với thời gian sinh hoạt chung của gia đình.

Để đảm bảo hạnh phúc gia đình, bản thân tôi luôn cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để cả gia đình có những giờ phút sum họp bên nhau. Ngoài giờ công tác tại cơ quan, tôi dành thời gian đưa đón con đặc biệt chú ý chăm lo bữa cơm sum họp. Đó là khoảng thời gian để cùng trò chuyện tạo dựng không khí gia đình ấm áp. Để bù đắp cho gia đình, con cái, vào những ngày nghỉ, chúng tôi bố trí các chuyến picnic ngắn, chuyến đi, đưa các con đi siêu thị, khu vui chơi hoặc hiệu sách... Dù áp lực công việc là rất lớn nhưng chính khoảng thời gian vui vẻ bên gia đình tạo động lực để tôi tiếp tục cống hiến và gắn bó với nghề với người bệnh.

Cuộc sống của ngư dân vốn vất vả. Đặc thù công việc đi biển dài ngày phần lớn do đàn ông đảm nhiệm. Vì vậy, người phụ nữ như chúng tôi phải đảm đương, quán xuyến hết mọi công việc nhà từ chăm sóc con cái, lo việc nội ngoại. Do đó, không thể tránh khỏi những lúc áp lực, mệt mỏi nhất là khi đau ốm không có người đỡ đần. Song tôi luôn tâm niệm, cuộc sống luôn có những giai đoạn lúc thăng, lúc trầm, lúc vui, lúc buồn, quan trọng là vợ chồng biết yêu thương, vun vén, biết sống vì nhau để cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình thay vì so đo, tính toán thiệt hơn thì đều có thể vượt qua khó khăn, thử thách. Muốn làm được điều đó thì cần nhất chính là tấm lòng bao dung, vị tha, nhường nhịn của người phụ nữ. Đó sẽ là chìa khóa, là sợi dây xuyên suốt gìn giữ, vun đắp hạnh phúc gia đình bền lâu.

Trong xã hội hiện nay, phụ nữ ngày nay không những biết vun vén cho gia đình thêm hạnh phúc mà ngày càng đóng vai trò lớn trong các công tác xã hội. Tuy nhiên, dù xã hội có đổi thay thế nào thì trong mỗi nhà, vai trò “giữ lửa” của chị em đối với hạnh phúc gia đình vẫn là bất biến.

Nhiều người cho rằng, nhân tố tạo nên một gia đình hạnh phúc trước hết là do người phụ nữ biết quên mình để trở thành người vợ thủy chung, một người vợ luôn hiểu rõ chồng mình, đồng cảm với chồng về tư tưởng, về đời sống tinh thần và con đường sự nghiệp. Trong mọi hoàn cảnh người vợ cùng kề vai sát cánh với người chồng, biết ủng hộ các ý tưởng, hành động tích cực của chồng, giúp đỡ để chồng phấn đấu thành đạt. Đằng sau sự thành công của người chồng đều có bóng dáng của người vợ là vậy.

Phổ biến trong các gia đình hiện nay cho thấy phụ nữ ngoài trách nhiệm phát triển kinh tế, chị em còn là người đảm nhiệm chính các công việc nội trợ nấu ăn, duy trì cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, dọn dẹp nhà cửa. Với trái tim nhân hậu, người phụ nữ biết cách tạo nên gia đình trở thành tổ ấm, nơi sum vầy chia sẻ yêu thương, nơi bộc lộ cảm xúc tâm hồn của mỗi thành viên. Trong cuộc sống sinh hoạt đôi khi cũng có va chạm, mâu thuẫn thì người phụ nữ có vai trò chăm lo đời sống tinh thần, họ là biểu tượng của tình cảm yêu thương gắn bó. Phụ nữ cũng là người giữ gìn lễ giáo trong gia đình, giữ gìn nền nếp trên kính dưới nhường, thực hiện những quy tắc ứng xử trong gia đình.

Trong công cuộc xây dựng và đổi mới hiện nay của đất nước, kinh tế thị trường đã tạo nhiều cơ hội cho kinh tế gia đình phát triển đa dạng, phong phú. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng tác động không nhỏ đến cấu trúc, quy mô và vai trò, chức năng của các thành viên mỗi gia đình, trong đó người phụ nữ đã được đặt vào những yêu cầu, thách thức mới. Các vấn đề nảy sinh trong gia đình hiện nay mà người phụ nữ cần phải quan tâm là độ bền vững của hôn nhân, sự bình đẳng giới và việc giáo dục con cái.

Thực tế cho thấy tỷ lệ ly hôn có xu hướng gia tăng, thường tập trung ở các cặp vợ chồng trẻ. Thống kê của cơ quan chức năng, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25% (được biết, ở Quảng Ninh là 30%). Nhiều vụ ly hôn không xuất phát từ lý do kinh tế mà bởi người chồng sống thiếu trách nhiệm, sống buông thả, hoặc mắc vào ma tuý, cờ bạc và ngoại tình. Nhịp sống công nghiệp, cộng với việc giải quyết nhu cầu, sở thích cá nhân đã làm cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Phụ nữ ngày càng tham gia nhiều ngành nghề mới, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội… Do vậy, chị em đòi hỏi người chồng cùng san sẻ công việc gia đình cũng là điều chính đáng và nhận thức về bình đẳng giới trong một số gia đình hiện nay mới chỉ là sự phân công lao động hợp lý giữa chồng và vợ trong công việc bếp núc, nội trợ.

Một thực tế khác là các gia đình bị cuốn vào công việc sản xuất, kinh doanh nên đã giảm sút chức năng chăm sóc, giáo dục con cái. Nhiều gia đình mải lo làm ăn, có quá ít thời gian quan tâm tới con mà phó mặc cho nhà trường, xã hội. Điều đó đã tác động tiêu cực đến con cái.

Từ những thách thức trên, để mỗi gia đình thật sự trở thành tế bào lành mạnh của xã hội, trước hết cả người vợ và người chồng phải ý thức tốt trách nhiệm của mình là cùng lo toan, vun vén cho tổ ấm. Trong đó, phụ nữ phải nỗ lực rất lớn trong vai trò vun vén “giữ lửa” để làm tròn thiên chức người vợ, người mẹ, là cách tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ tổ ấm gia đình.

Ngày xuất bản: 5/3/2023
Nội dung: NGUYỄN DUNG - DUY KHOA - TẠ QUÂN - ĐẠI DƯƠNG
Trình bày: MẠNH HÀ