
Khi cái nghèo, cái khó khăn còn luẩn quẩn chưa dứt thì ước mơ có được ngôi nhà chắc chắn, kiên cố là điều xa vời của nhiều hộ dân. Việc triển khai mạnh mẽ, đầy quyết tâm của các cấp ủy đảng trên địa bàn Quảng Ninh trong việc nâng cao đời sống nhân dân đã giúp nhiều người khó khăn trên địa bàn tỉnh biến ước mơ "an cư" thành sự thật.

Thời điểm này, đến vùng đồng bào DTTS, các xã miền núi, biên giới, hải đảo của Quảng Ninh không còn thấy mái nhà tranh, vách nứa, những ngôi nhà dột nát... Thay vào đó là hình ảnh của những nếp nhà khang trang, vững chắc. Cuộc sống của người dân những nơi này khởi sắc với tinh thần tự lực vươn lên, không còn chông chờ, ỉ lại như trước.
Phát huy hiệu quả chính sách 167

Tháng 12/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Xác định đây là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo, BCH Đảng bộ tỉnh đã thống nhất chủ trương tập trung huy động nguồn lực tổ chức thực hiện quyết định này, phấn đấu hoàn thành trước tháng 12/2010 để lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.

Nằm trong diện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng chính phủ, hộ ông Lục Văn Phúc (thôn Khe Lò, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ) khởi công xây nhà vào tháng 1/2010
Nằm trong diện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng chính phủ, hộ ông Lục Văn Phúc (thôn Khe Lò, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ) khởi công xây nhà vào tháng 1/2010
Nhằm thực hiệt có hiệu quả Quyết định 167 và đảm bảo tiến độ đề ra, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tham gia thực hiện; tập trung mọi nguồn lực xã hội bao gồm vốn ngân sách của Trung ương, của tỉnh, của các địa phương và đóng góp của cả cộng đồng xã hội để giúp hộ nghèo xây dựng nhà ở.
Trên cơ sở đó, thời gian này các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức, đoàn thể từ tỉnh đến địa phương, các lực lượng vũ trang, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, cùng toàn thể người dân đã tích cực vào cuộc, tạo khí thế thi đua hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo rầm rộ khắp các thôn, bản, khu phố. Không chỉ góp tiền, vật chất, mà các đoàn thể, lực lượng vũ trang, người dân còn góp công để đảm bảo tiến độ đề ra.

Triển khai Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 21-CT/TU của BTV Tỉnh ủy, ĐVTN xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu đã hỗ trợ công lao động xây nhà cho gia đình ông Dương Choóng Phu ở bản Sông Moóc B, xã Đồng Văn (tháng 4/2009).
Triển khai Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 21-CT/TU của BTV Tỉnh ủy, ĐVTN xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu đã hỗ trợ công lao động xây nhà cho gia đình ông Dương Choóng Phu ở bản Sông Moóc B, xã Đồng Văn (tháng 4/2009).
Việc rà soát nhu cầu về nhà ở của hộ nghèo nhanh chóng được thực hiện, bắt đầu từ bình bầu hộ nghèo đủ tiêu chuẩn ở các thôn, bản, khe, xóm. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh kịp thời ban hành các chỉ thị, quyết định, văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 167 từ cấp tỉnh đến cấp xã, thậm chí đến các thôn, bản được thành lập với sự phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên.
Trong quá trình triển khai, các đồng chí lãnh đạo tỉnh thường xuyên đi kiểm tra, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương. Tỉnh đề ra mục tiêu: Huy động tối đa các nguồn hỗ trợ để giúp hộ nghèo xây được nhà mới. Ngoài số tiền hỗ trợ của Trung ương là 6-7 triệu đồng/hộ, tỉnh quyết định trích ngân sách hỗ trợ thêm 15 triệu đồng/hộ. Mặt khác, UBND tỉnh cũng phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức chương trình “Nối vòng tay lớn chung sức vì người nghèo", giao các sở, ban, ngành trực tiếp huy động sự ủng hộ, đóng góp của doanh nghiệp, nhà hảo tâm vào Quỹ "Vì người nghèo" để có thêm kinh phí hỗ trợ xây nhà cho các hộ nghèo. Chính sự vào cuộc đó mà riêng Quỹ "Vì người nghèo" năm 2009 đã nhận được sự ủng hộ với số tiền trên 14 tỷ đồng. Thông qua đó, Ủy ban MTTQ tỉnh hỗ trợ 3-4 triệu đồng/hộ, nâng tổng số tiền để mỗi hộ xây dựng nhà lên 25 triệu đồng.

Niềm vui của hộ nghèo ở xã Thanh Sơn (Ba Chẽ) được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (tháng 5/2010).
Niềm vui của hộ nghèo ở xã Thanh Sơn (Ba Chẽ) được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (tháng 5/2010).
Tỉnh cũng khuyến khích các địa phương tăng cường vận động doanh nghiệp, đoàn thể ủng hộ đóng góp, vận động bản thân hộ nghèo đứng ra vay vốn ngân hàng chính sách, huy động họ hàng, dòng tộc giúp đỡ để xây được căn nhà có diện tích lớn hơn mức tối thiểu, to đẹp hơn...

Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng thành phố Hạ Long bàn giao nhà đại đoàn kết cho ông Vũ Mạnh Từ- người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn ở khu 6, phường Việt Hưng, TP Hạ Long vào năm 2022.
Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng thành phố Hạ Long bàn giao nhà đại đoàn kết cho ông Vũ Mạnh Từ- người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn ở khu 6, phường Việt Hưng, TP Hạ Long vào năm 2022.
Nhờ vậy, mặc dù theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh hoàn thành Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn đến hết năm 2012, song với quyết tâm cao của tỉnh, nỗ lực của các địa phương, đến hết năm 2010, Quảng Ninh đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 3.810 hộ nghèo, trong đó có 3.616 hộ ở khu vực nông thôn và 194 hộ khu vực thành thị.
Những nỗ lực không ngừng nghỉ
Không chỉ thực hiện Quyết định 167, mà hàng chục năm nay, xóa nhà tạm, nhà dột nát đã được các cấp ủy Đảng của Quảng Ninh chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trước đó, giai đoạn 2001-2006, tỉnh và các ngành, địa phương, doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội đã triển khai xây mới, nâng cấp, sửa chữa, cải thiện nhà ở cho gần 7.700 hộ nghèo trong toàn tỉnh.

Vợ chồng ông Phạm Văn Thoại (bên phải) - hộ tàn tật ở thôn Voòng Tre, xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn, chia sẻ niềm với cán bộ huyện, xã trong ngôi nhà mới xây dựng có sự hỗ trợ một phần kinh phí của các đoàn thể địa phương (năm 2022).
Vợ chồng ông Phạm Văn Thoại (bên phải) - hộ tàn tật ở thôn Voòng Tre, xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn, chia sẻ niềm với cán bộ huyện, xã trong ngôi nhà mới xây dựng có sự hỗ trợ một phần kinh phí của các đoàn thể địa phương (năm 2022).
Phát huy những thành tích đạt trong thực hiện Quyết định 167, các cấp ủy Đảng của Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh chủ trương hỗ trợ nhà ở cho hộ khó khăn, trong đó quan tâm mạnh đến hộ chính sách, người có công, hộ có người tàn tật, hộ neo đơn, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...
Tỉnh và các địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách về nhà ở cho người nghèo, người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ... đến người dân, doanh nghiệp, từ đó huy động mọi lực lượng hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng. Các sở, ngành liên quan cũng chủ động trong việc hướng dẫn, triển khai các dự án về nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo, hoàn thiện hồ sơ thực hiện các đề án của tỉnh; chủ động giải đáp, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương... Về phía các địa phương luôn tích cực trong công tác bố trí quỹ đất thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, nhà ở xã hội.

Lãnh đạo huyện Bình Liêu kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại thôn Lục Nà, xã Lục Hồn (đầu năm 2022). Ảnh: La Lành (Trung tâm TT-VH Bình Liêu)
Lãnh đạo huyện Bình Liêu kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại thôn Lục Nà, xã Lục Hồn (đầu năm 2022). Ảnh: La Lành (Trung tâm TT-VH Bình Liêu)
Để hỗ trợ người nghèo khó khăn về nhà ở, Quảng Ninh đã xây dựng, triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo gồm 2 giai đoạn (giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020). Qua đó đã có 2.621 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ về nhà ở với tổng số vốn ngân sách được giải ngân thực hiện lên đến 117,75 tỷ đồng.
Không chỉ có vậy, Quảng Ninh còn luôn quan tâm đến nhà ở cho người có công với cách mạng. Được biết, giai đoạn 1996-2013, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, hỗ trợ người hoạt động cách mạnh từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở... tỉnh đã hỗ trợ 3.268 người có công với cách mạng, cán bộ lão thành cách mạng cải thiện nhà ở với số tiền 34,637 tỷ đồng. Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đã hỗ trợ xây mới, làm nhà tình nghĩa cho 769 hộ gia đình chính sách, hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 774 hộ với tổng kinh phí 33,502 tỷ đồng.

Một gia đình ở xã Quảng An (Đầm Hà) được hỗ trợ xây mới nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2009.
Một gia đình ở xã Quảng An (Đầm Hà) được hỗ trợ xây mới nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2009.
Đặc biệt, tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ người có công giai đoạn 1 (2013-2015), giai đoạn 2 (2017-2018) và giai đoạn 3 (2020-2021). Qua 3 giai đoạn, đã có 6.398 hộ có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ xây mới nhà ở; và 5.777 lượt hộ có công được hỗ trợ sửa chữa nhà ở.
Cùng với đó, qua kế hoạch xã hội hóa nhà ở cho người khuyết tật, trẻ mồ côi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, không có điều kiện tái tạo nhà ở, giai đoạn 2017-2020 đã có 370 hộ nhận được sự hỗ trợ về nhà ở với tổng kinh phí 22,38 tỷ đồng. Các lực lượng, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp luôn tích cực vào cuộc ủng hộ về cơ sở vật chất, nhân lực để hỗ trợ các hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn.
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị trong hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, hộ chính sách, hộ có người khuyết tật, trẻ mồ côi... đã mang lại cuộc sống tốt đẹp, an yên trên địa bàn Quảng Ninh, tạo động lực để những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên.

MTTQ phường Phương Nam (TP Uông Bí) giám sát tiến độ xây "Nhà đại đoàn kết" cho hộ nghèo tại địa phương.
MTTQ phường Phương Nam (TP Uông Bí) giám sát tiến độ xây "Nhà đại đoàn kết" cho hộ nghèo tại địa phương.

Đồng chí Đỗ Thị Ninh Hường, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đầm Hà, đến thăm hỏi, kiểm tra tiến độ hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân tại xã Quảng An.
Đồng chí Đỗ Thị Ninh Hường, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đầm Hà, đến thăm hỏi, kiểm tra tiến độ hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân tại xã Quảng An.

Agribank Chi nhánh Vân Đồn trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình chị Hà Thị Quỳnh, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.
Agribank Chi nhánh Vân Đồn trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình chị Hà Thị Quỳnh, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.

“Trái ngọt” từ những chính sách hỗ trợ nhà ở đã mang lại cho người nghèo, các đối tượng chính sách ở Quảng Ninh động lực vươn lên. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hộ khó khăn, chưa đủ tiềm lực để xây lại ngôi nhà cũ kỹ, dột nát của mình. Hiện thực hóa chủ đề công tác năm 2023 “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống Nhân dân” mà BCH Đảng bộ tỉnh đề ra, các cấp ủy Đảng trên địa bàn Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Ngày 28/11/2023, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 12-NQ/TU về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, xác định chủ đề công tác năm “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân". Một trong những giải pháp mà tỉnh nhấn mạnh cần thực hiện là: Giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt…

Gia đình ông Lô Đức Hùng (thôn Chè Phạ, xã Đồng Tâm, Bình Liêu) tích cực xây dựng và hoàn thiện nhà mới từ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm (tháng 7/2023). Ảnh: Minh Đức
Gia đình ông Lô Đức Hùng (thôn Chè Phạ, xã Đồng Tâm, Bình Liêu) tích cực xây dựng và hoàn thiện nhà mới từ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm (tháng 7/2023). Ảnh: Minh Đức
Theo rà soát của Sở Xây dựng cho thấy, tính đến hết tháng 3/2023, trên địa bàn tỉnh có gần 300 nhà thuộc diện nhà tạm, nhà dột nát theo các tiêu chí phân loại của Bộ Xây dựng. Chủ hộ thuộc các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2021-2025 và các hộ khó khăn khác về nhà ở, chủ yếu là hộ người khuyết tật, neo đơn.
Sau khi rà soát, thống kê số lượng nhà ở tạm, nhà ở dột nát trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh nhận diện được đây là năm quyết định để tỉnh phấn đấu hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, bảo đảm mọi người dân Quảng Ninh không để ai bị bỏ lại phía sau.
Để thực hiện thành công chủ trương này đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng, địa phương tập trung các giải pháp.

Huyện Hải Hà phát động ủng hộ thực hiện chương trình an sinh xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát, tháng 6/2023. Ảnh: Hữu Việt
Huyện Hải Hà phát động ủng hộ thực hiện chương trình an sinh xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát, tháng 6/2023. Ảnh: Hữu Việt
Trên cơ sở chỉ đạo này, ngay từ đầu năm 2023, Tỉnh đã huy động sức mạnh tổng hợp và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị, hệ thống chính trị toàn tỉnh tham gia hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát; đồng thời, phát huy vai trò chủ thể của hộ gia đình được thụ hưởng hỗ trợ. Phương án hỗ trợ được nghiên cứu, tính toán kỹ cả về mẫu nhà, nhu cầu vật liệu xây dựng, gắn với trách nhiệm người đứng đầu là bí thư, chủ tịch UBND cấp huyện trong xác định đối tượng, tổ chức triển khai công việc, giám sát, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành. Đồng thời, phát huy cao nhất vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp.
Quảng Ninh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo nhằm đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực tổ chức thành công chủ trương này.

Đồng chí Nguyễn Văn Công, Bí thư Thị ủy Đông Triều trao tiền hỗ trợ xây nhà mới cho gia đình bà Nguyễn Thị Mận (thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương, TX Đông Triều). Ảnh: Hoàng Nga
Đồng chí Nguyễn Văn Công, Bí thư Thị ủy Đông Triều trao tiền hỗ trợ xây nhà mới cho gia đình bà Nguyễn Thị Mận (thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương, TX Đông Triều). Ảnh: Hoàng Nga
Bám sát sự chỉ đạo của tỉnh và tình hình thực tiễn, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Bí thư cấp ủy là Trưởng ban, đồng thời thành lập Tổ thẩm định có sự tham gia của các phòng, ban, đơn vị, MTTQ và các tổ chức đoàn thể tổ chức rà soát kỹ tiêu chí về nhà ở tạm, nhà ở dột nát, không phân biệt đối tượng, vùng miền, thẩm định và xét duyệt các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở theo tiêu chí, để có đề xuất cụ thể về phương án huy động nguồn lực đảm bảo theo yêu cầu, đảm bảo việc lựa chọn công khai, minh bạch, không bỏ sót đối tượng và trục lợi chính sách. Qua tiếp tục rà soát kỹ lưỡng của các địa phương, đến hết tháng 7/2023, toàn tỉnh có 441 hộ cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà đột nát.
Xác định các đối tượng này chủ yếu là những người có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, không có nguồn đối ứng; do vậy phương án hỗ trợ của tỉnh được thực hiện thống nhất ở mức 80 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở (cao hơn mức hỗ trợ của Trung ương từ 36 - 40 triệu đồng); hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở (cao hơn mức hỗ trợ của Trung ương 20 triệu đồng) đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như sự hài hòa, hợp lý và tính đặc thù của các địa bàn.
Người dân và các tổ chức xã hội phường Bình Ngọc, TP Móng Cái hỗ trợ gia đình ông Đoàn Văn Đại tháo dỡ ngôi nhà cũ, dột nát. Ảnh: Đỗ Phương
Ngôi nhà mới gia đình ông Đoàn Văn Đại, trú tại khu 2, phường Bình Ngọc, TP Mong Cái đã vững chắc, khang trang hơn sau chương trình xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát mới phát sinh. Ảnh: Đỗ Phương
“Trái ngọt” về những ngôi nhà “3 cứng”

Sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đã huy động được sức mạnh to lớn trong xã hội hóa về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh với sự đóng góp của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo, nhà hảo tâm và nhân dân trên địa bàn. Tiêu biểu, tại lễ phát động của huyện Hải Hà (ngày 23/6) đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các xã, thị trấn, nhà hảo tâm với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng; huyện có 34 hộ gia đình khó khăn về nhà ở, đủ điều kiện được hỗ trợ dịp này.

Huyện Tiên Yên trao tiền hỗ trợ xây nhà cho hộ ông Nguyễn Văn Giang (phố Long Tiên, thị trấn Tiên Yên). Ảnh:Thu Chung
Huyện Tiên Yên trao tiền hỗ trợ xây nhà cho hộ ông Nguyễn Văn Giang (phố Long Tiên, thị trấn Tiên Yên). Ảnh:Thu Chung
Hay như TP Cẩm Phả có 180 hộ hoàn cảnh khó khăn, đang phải ở nhà tạm, nhà dột nát. Địa phương đã tiếp nhận ủng hộ hơn 4,96 tỷ đồng; từ tháng 7/2023 TP Cẩm Phả đã đồng loạt triển khai công tác hỗ trợ, quyết tâm hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, kết thúc vào 30/9/2023.
Ông Hoàng Anh Quý (tổ 6, khu 2A, phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả) chia sẻ: Tôi rất vui mừng vì được hỗ trợ xây mới nhà ở. Nhà của gia đình tôi đã xây dựng 30 năm, xuống cấp nghiêm trọng, không còn đảm bảo an toàn mỗi khi mùa mưa đến. Sau bao năm sống trong ngôi nhà dột nát, tạm bợ, được sự quan tâm của thành phố, địa phương và các đoàn thể, đợt này gia đình tôi được xây mới lại nhà ở khang trang…
Còn ông Nguyễn Thanh Cảnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hạ Long, đơn vị đi đầu trong hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho các hộ khó khăn cho rằng: Một miếng lúc đói bằng một gói khi no, lúc người dân khó khăn còn có cộng đồng xã hội, doanh nghiệp chung tay vào để giúp người dân. Đó là động lực, xúc tác để những hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, không còn tự ti với cuộc sống của mình”.

Lãnh đạo huyện Hải Hà kiểm tra tiến độ xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát của huyện. Ảnh Trung tâm TT&VH Hải Hà.
Lãnh đạo huyện Hải Hà kiểm tra tiến độ xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát của huyện. Ảnh Trung tâm TT&VH Hải Hà.
Được biết, đến hết ngày 30/9/2023, Quảng Ninh đã hoàn thành hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 441/441 nhà theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm nay với tổng kinh phí đã vận động hỗ trợ gần 33 tỷ đồng… trong đó, Qũy vì người nghèo” các cấp trên địa bàn tỉnh cũng đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 38 nhà với tổng kinh phí 1,775 tỷ đồng.
Ngôi nhà cũ xuống cấp của bà Phạm Thị Xuân (tổ 15A, khu Lạc Thanh, Phương Nam, Uông Bí ) trước khi được hỗ trợ. Ảnh: Hồng Hoàn TTTTVH Uông Bí
Bà Phạm Thị Xuân chia sẻ niềm vui về ngôi nhà mới với Bí thư Chi bộ khu Lạc Thanh. Ảnh: Hồng Hoàn TTTTVH Uông Bí

Không chỉ dừng ở thành quả này, tháng 7/2023, UBND tỉnh cũng đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có 1.450 hộ gia đình người có công trên địa bàn Quảng Ninh được hỗ trợ với tổng kinh phí thực hiện từ ngân sách là 81.766,8 triệu đồng, tiến độ hoàn thành trong năm 2023.

Ban CHQS TP Hạ Long tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình nhà ở tặng gia đình chiến sĩ mới Đinh Quang Thìn, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Hoành Bồ. Ảnh: Hồng Phương TTTTVH Hạ Long
Ban CHQS TP Hạ Long tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình nhà ở tặng gia đình chiến sĩ mới Đinh Quang Thìn, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Hoành Bồ. Ảnh: Hồng Phương TTTTVH Hạ Long
Cùng với xóa nhà tạm, nhà dột nát, Quảng Ninh còn triển khai quyết liệt, có hiệu quả về phát triển nhà ở công nhân, lao động ngành than, khu công nghiệp, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 3 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp (KCN) đã khởi công xây dựng với dự kiến hết năm 2023 này có 1.580/2.254 căn hộ của 3 dự án hoàn thành.
Đồng thời, tỉnh có 6 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân KCN, công nhân ngành than đang triển khai thủ tục về chấp thuận đầu tư; 2 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang nghiên cứu triển khai lập quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Trên địa bàn tỉnh còn có 9 địa điểm, dự án được đưa vào kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh năm 2023 với quy mô khoảng 5.720 căn hộ.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án khu nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng, phường Hồng Hà, TP Hạ Long vào tháng 10-2022. Ảnh tư liệu
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án khu nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng, phường Hồng Hà, TP Hạ Long vào tháng 10-2022. Ảnh tư liệu
Bên cạnh đó, thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021- 2030 theo Quyết định 388/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao chỉ tiêu cho Quảng Ninh đến năm 2030 hoàn thành ít nhất 18.000 căn nhà ở xã hội (đến năm 2025 là 8.200 căn), tháng 6/2023, tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch triển khai, trong đó xác định 20 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (quy mô khoảng 910.000 m2 sàn, tương ứng 11.300 căn hộ) trên địa bàn và hiện các địa phương đang quyết liệt thực hiện…
Yếu tố quan trọng tạo nên được kết quả tích cực trong xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Quảng Ninh đó chính là nhờ chủ trương rất đúng đắn, đầy giá trị nhân văn của Tỉnh, đã bám sát Chủ đề công tác năm 2023: “Nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân” và hướng tới bảo đảm mọi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ngày xuất bản: 4/10/2023
Nội dung: THU NGUYỆT
Trình bày: MẠNH HÀ