Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Chỉ số này chính thức được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 42 tỉnh, thành và bắt đầu triển khai từ năm 2006. Đây được xem là "tiếng nói" quan trọng của các doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh địa phương, là kênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư, là một động lực cải cách quan trọng đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam.

18 năm tham gia vào “sân chơi” PCI, Quảng Ninh luôn cho thấy được nỗ lực bền bỉ, không ngừng nghỉ của cấp ủy, chính quyền tỉnh, với tầm nhìn chiến lược và sự nhất quán trong hành động. Bằng những phương pháp, cách làm đổi mới, sáng tạo cho thấy quyết tâm chính trị rất cao của tỉnh Quảng Ninh trong kiên trì, nhất quán thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền liêm chính, hành động, kiến tạo, phục vụ, định hình nền quản trị địa phương hiện đại, tự chủ, năng động, hiệu quả.

Năm 2006, Quảng Ninh chính thức tham gia sân chơi PCI, từ những vị trí thứ hạng gần như xếp ở vị trí cuối bảng trong những năm đầu mới gia nhập, sang đến năm thứ 8 – Quảng Ninh bước vào top 5 địa phương xếp đầu bảng và từ năm thứ 12 (2017) đến năm thứ 18 (2023) giữ vững vị trí đứng đầu – quán quân của PCI Việt Nam.

Trên hành trình cải cách, đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ, thông qua các chỉ số phản ánh kết quả xây dựng chính quyền địa phương liêm chính, kiến tạo phát triển, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời cũng là niềm tin chiến lược của nhà đầu tư và doanh nghiệp, là niềm tự hào, niềm tin vững chắc của nhân dân, là nguồn lực, động lực rất quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững với 4 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường và an ninh.

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tổng hợp hiện tại được tính toán từ kết quả 142 chỉ tiêu thuộc 10 chỉ số thành phần phản ánh các khía cạnh về chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh. Dữ liệu các chỉ tiêu này có được thông qua hoạt động khảo sát các doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố kết hợp với hoạt động thu thập dữ liệu do các Bộ, ngành Trung ương công bố.

Năm 2006, Quảng Ninh chính thức tham gia sân chơi PCI, từ những vị trí thứ hạng gần như xếp ở vị trí cuối bảng trong những năm đầu mới gia nhập, sang đến năm thứ 8 – Quảng Ninh bước vào top 5 địa phương xếp đầu bảng và từ năm thứ 12 (2017) đến năm thứ 18 (2023) giữ vững vị trí đứng đầu – quán quân của PCI Việt Nam.

Để bứt tốc trước sự bám đuổi rất sát trên chặng đua PCI quốc gia hàng năm, tỉnh Quảng Ninh đã luôn đổi mới sáng tạo, không ngừng nỗ lực bền bỉ để vươn tới bằng tầm nhìn văn hóa, lòng tin chiến lược, trách nhiệm công vụ, đạo đức liêm chính, động lực nội sinh giữ đà phát triển. Tỉnh quyết liệt tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch, cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt là đất đai giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ... Và đặc biệt trong bất kỳ chiến lược, chiến thuật, giải pháp tỉnh đều xác định phải hội tụ ở nhân tố con người - Người đứng đầu nêu gương, làm gương, nhiệt huyết và truyền lửa; tổ chức bộ máy chọn đúng người thực đức, thực tài lãnh đạo quản lý đứng mũi chịu sào; cơ chế kiểm tra, giám sát được thiết lập, vận hành hiệu lực, hiệu quả.

Năm 2023, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong vùng đồng bằng sông Hồng hoàn thành việc lập và phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó định hình rõ các phương án phát triển của tỉnh.

Tâm – Tuyến – Vùng động lực:

Tâm là thành phố Hạ Long, trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh; phát triển đô thị theo mô hình đa cực, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, mở rộng đô thị về phía Bắc.

Tuyến hành lang phía Tây xuất phát từ Hạ Long đến Đông Triều hướng tới đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội; phát triển chuỗi đô thị - công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao và du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh; trong đó Khu kinh tế ven biển Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới của tuyến phía Tây và của tỉnh, phát triển theo mô hình “Thành phố thông minh” với các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị - cảng biển thông minh, hiện đại, trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao.

Tuyến hành lang phía Đông xuất phát từ Hạ Long đến Móng Cái và hướng tới thị trường Đông Bắc Á; phát triển chuỗi đô thị sinh thái - dịch vụ, thương mại, du lịch tổng hợp cao cấp, nông nghiệp sạch - công nghệ cao và kinh tế biển; lấy phát triển công nghiệp để dẫn dắt nông nghiệp. Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái là hai mũi đột phá.

Ba vùng động lực gồm:

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP BẰNG CÁC CƠ CHẾ

Với phương châm “Hiệu quả của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”, tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua xác định rõ công tác đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp là công việc trọng tâm, quan trọng và thường xuyên. HĐND tỉnh đã ban hành hàng loạt các cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để “tiếp sức” cho các doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19

Bộ chỉ số "tập hợp tiếng nói khách quan” của cộng đồng doanh nghiệp – PCI đã ghi nhận những nỗ lực cải cách, đổi mới, sáng tạo không ngừng nghỉ của tỉnh Quảng Ninh về tính liên tục theo trật tự tuyến tính trên trục thời gian suốt 11 năm qua. Đó là, tính thống nhất trong tư duy, tầm nhìn điều hành của bộ máy lãnh đạo tỉnh trên cơ sở rất khoa học, thực tiễn từ quy hoạch tổng thể tỉnh và các quy hoạch ngành được các đơn vị tư vấn quốc tế tư vấn xây dựng, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đó là, tổ chức bộ máy được sắp xếp tinh gọn nhất, đoàn kết, khát vọng sáng tạo, đổi mới gắn với văn hoá “kỷ luật và đồng tâm”, cốt cách hào sảng. Đó là, sự an toàn về môi trường đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa bàn an ninh trật tự luôn được bảo đảm, ổn định.

Để khơi thông nguồn lực công – tư, nhiều mô hình quản trị mới đã được tỉnh Quảng Ninh thí điểm thành công như: thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh, thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA) trực thuộc UBND tỉnh, thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện trực thuộc UBND cùng cấp...

“Việc mạnh dạn trao quyền cho cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp “đo lường”, đánh giá khách quan, độc lập thông qua phiếu điều tra, khảo sát mức độ tín nhiệm đối với bộ máy chính quyền điều hành cấp cơ sở như DDCI, Par index, Sipas, DGI, ICT... chính là văn hóa đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp, làm cho tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp trở thành lẽ tự nhiên, bổn phận, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, tạo nên những không gian mở, thân thiện, tăng độ tương tác giữa chính quyền và người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp”.

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh
Nguyễn Xuân Ký

Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn khách quan, nhằm bảo đảm sự đồng bộ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Tỉnh ủy Quảng Ninh hết sức coi trọng việc nâng cao vai trò của tổ chức bộ máy của Đảng từ cấp tỉnh tới cơ sở, bộ máy công tác tinh gọn, có chất lượng, đủ sức tham mưu cho cấp ủy các cấp những quyết sách phát triển lớn. Trên quan điểm xuyên suốt và nhất quán đó, ở mỗi nhiệm kỳ, trong từng điều kiện cụ thể, nhiệm vụ trên đều được thực hiện ở các mức độ khác nhau và đạt những kết quả tích cực.

Từ năm 2012, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện rà soát tổ chức, biên chế khối chính quyền. Năm 2014, rà soát tổng thể tổ chức bộ máy, biên chế của cả hệ thống chính trị toàn tỉnh.

Năm 2015, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”.

+ Thực hiện tinh giản 5 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; 179 phòng; 3 chi cục; 80 đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, phòng, đơn vị cấp huyện; 44 phòng thuộc chi cục và tương đương.

+ Sắp xếp, tổ chức lại một số đơn vị hành chính cấp xã và thôn khu chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên; giảm 9 đơn vị hành chính cấp xã tại 5 địa phương; sáp nhập 48 thôn, bản, khu phố thuộc 7 địa hương. Giai đoạn 2023-2025, dự kiến thực hiện sắp xếp đối với 12 đơn vị hành chính cấp xã.

Với hành trình dài đầy chông gai, khó khăn, thử thách nhưng bằng sự nỗ lực bền bỉ, bằng tinh thần đổi mới được trao truyền, kế thừa từ thế hệ lãnh đạo trước cho thế hệ lãnh đạo sau, như viên ngọc càng được mài giũa, càng toả sáng, đến nay, Quảng Ninh là địa phương duy nhất trong cả nước 2 lần giữ vị trí đứng đầu cả 4 chỉ số quan trọng, 11 năm liền (từ năm 2013 - 2023) nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. 

Ngày xuất bản: 9/5/2024
Tổ chức nội dung: Lan Hương
Nội dung: Thu Chung - Đỗ Phương
Trình bày: Hùng Sơn