Tai nạn đuối nước ở trẻ em luôn là nỗi lo đối với mỗi gia đình vào dịp hè, đặc biệt ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa thiếu những sân chơi lành mạnh, an toàn cho trẻ. Cùng với đó, việc thiếu kiến thức, kỹ năng xử lý tai nạn thương tích nói chung cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn đuối nước ở trẻ em. Vì vậy, đòi hỏi gia đình, nhà trường, các cấp, ngành và toàn xã hội cần tăng cường phối hợp, đồng bộ những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, phòng chống nguy cơ đuối nước cho trẻ em.

Để chủ động các biện pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em đặc biệt trong dịp hè này, bám sát chỉ đạo của tỉnh, các cấp, ngành, địa phương đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm lan tỏa phong trào dạy bơi, học bơi và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ tạo môi trường phát triển an toàn, lành mạnh cho trẻ.

Gióng lên hồi chuông cảnh báo

Khoảng 2.000 trẻ em ở Việt Nam bị đuối nước mỗi năm là những con số thống kê được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, trong đó xảy ra nhiều nhất là vào dịp hè. Tại Quảng Ninh, chỉ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2024, tại một số địa phương: Hạ Long, Hải Hà, Móng Cái... đã xảy ra những vụ đuối nước trẻ em.

Dù được học bơi hay mặc áo phao an toàn, các bậc phụ huynh khi đưa con em đi tắm biển vẫn cần theo dõi, giám sát cẩn thận.

Dù được học bơi hay mặc áo phao an toàn, các bậc phụ huynh khi đưa con em đi tắm biển vẫn cần theo dõi, giám sát cẩn thận.

Liên tục những vụ đuối nước thương tâm mà nạn nhân là trẻ em thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tai nạn đuối nước ở trẻ em mỗi khi hè về. Quảng Ninh là địa phương ven biển, có nhiều sông suối, do vậy nguy cơ xảy ra đuối nước ở trẻ em là rất cao. Song nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới những tai nạn đuối nước đáng tiếc là do nhận thức chưa đầy đủ của người dân về những nguy cơ tiềm ẩn của tai nạn đuối nước, do thiếu sự quan tâm, giám sát, sự chủ quan của người lớn để trẻ em tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như biển, sông, suối, ao, hồ.

Cùng với đó, do bản tính hiếu động, tò mò của trẻ, thậm chí trẻ biết bơi, có thể bơi giỏi nhưng thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước, không biết kỹ năng cứu đuối an toàn hay sự chủ quan dù biết bơi nhưng không lường hết nguy cơ nguy hiểm tại địa điểm bơi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn, thương tích và tử vong do đuối nước.

Khai mạc lớp dạy bơi miễn phí cho thiếu nhi tại Cung Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh trong dịp hè năm 2024. Ảnh: Thu Chung.

Khai mạc lớp dạy bơi miễn phí cho thiếu nhi tại Cung Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh trong dịp hè năm 2024. Ảnh: Thu Chung.

Khai mạc lớp dạy bơi miễn phí cho thiếu nhi tại Cung Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh trong dịp hè năm 2024. Ảnh: Thu Chung.

Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy bơi, học bơi trên địa bàn toàn tỉnh cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuối nước ở trẻ em vẫn diễn ra. Theo thống kê năm 2023, toàn tỉnh có 175 bể bơi, năm 2024 tăng thêm có 3 bể. Trong đó có 105 bể do tư nhân đầu tư, nhưng không đưa vào dạy bơi cho thanh thiếu nhi mà phục vụ mục đích kinh doanh; 73 bể do Nhà nước quản lý hầu hết trong trường học. Để đạt được mục tiêu mỗi xã, phường có ít nhất một bể bơi cho trẻ em rất khó khăn, do chi phí đầu tư lớn, khoảng 150-200 triệu đồng/bể bơi, không thu hút được xã hội hóa. Công tác duy tu, bảo dưỡng các bể bơi hiện có cũng còn hạn chế, khai thác chưa hiệu quả, dẫn đến mục tiêu dạy bơi cho trẻ em chưa đạt yêu cầu.

Tăng cường biện pháp

Chống đuối nước trở thành ưu tiên hàng đầu tại Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030. Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 7/7/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 29/5/2023 của BTV Tỉnh ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT; phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước; quản lý, giáo dục thanh thiếu nhi, học sinh trong dịp hè trên địa bàn tỉnh”, đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 60% trẻ em từ 6-16 tuổi biết bơi an toàn; giảm tỷ lệ đuối nước hằng năm 10%; mỗi xã, phường có ít nhất một bể bơi cho trẻ em.

Bám sát mục tiêu này, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh đã nỗ lực, triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu tối đa tai nạn đuối nước ở trẻ em.

Cụ thể, TX Quảng Yên đã xây dựng, triển khai đề án “Tổ chức dạy bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học, THCS trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Sau 2 năm triển khai, đề án đã cho thấy nhiều kết quả tích cực. Phòng GD&ĐT thị xã đã tổ chức 189 khóa học bơi với gần 5.700 học sinh khối lớp 4 tham gia, đạt 63,85%; 80 khóa học bơi tự nguyện có thu phí với 2.088 học sinh từ lớp 3-9 tham gia; 45 khóa học bơi miễn phí cho 1.056 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong dịp hè. Hiện tổng số học sinh từ lớp 4 đến lớp 9 biết bơi là trên 8.500 học sinh, đạt 53,03%. Dịp hè này thị xã dự kiến mở 20 lớp học bơi miễn phí cho 490 trẻ em tham gia.

Phòng GD&ĐT, Phòng LĐTB&XH và Đoàn Thanh niên TX Quảng Yên sẽ phối hợp tổ chức 20 lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em trong dịp hè năm 2024.Ảnh: Ánh Tuyết (CTV)

Phòng GD&ĐT, Phòng LĐ-TB&XH và Đoàn Thanh niên TX Quảng Yên sẽ phối hợp tổ chức 20 lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em trong dịp hè năm 2024. Ảnh: Ánh Tuyết (CTV)

Phòng GD&ĐT, Phòng LĐ-TB&XH và Đoàn Thanh niên TX Quảng Yên sẽ phối hợp tổ chức 20 lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em trong dịp hè năm 2024. Ảnh: Ánh Tuyết (CTV)

TX Đông Triều đã đẩy mạnh huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống bể bơi di động trên địa bàn, hướng dẫn các trường học quản lý, sử dụng và vận hành hiệu quả hệ thống bể bơi lắp ghép... Hiện Đông Triều có hơn 30 bể bơi, trong đó có 21 xã, phường đều có bể bơi di động đặt tại các trường tiểu học, THCS. Phòng GD&ĐT phối hợp cùng Đoàn Thanh niên thị xã thường xuyên tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ… đưa tỷ lệ học sinh tiểu học, THCS biết bơi của thị xã đạt hơn 60%. Dịp hè này, Đông Triều dự kiến tổ chức 48 lớp học bơi miễn phí ở bể bơi Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã và các bể bơi thông minh trên địa bàn thị xã cho khoảng 2.000 học sinh từ 6-15 tuổi.

Cùng với Quảng Yên, Đông Triều, theo thông tin từ các địa phương, dự kiến mùa hè này toàn tỉnh sẽ mở gần 200 lớp học bơi miễn phí cho trên 5.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em sinh sống tại các khu vực có nhiều ao, hồ, sông, suối. Thêm nữa, các doanh nghiệp, đơn vị, trung tâm dạy năng khiếu trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường mở các lớp dạy bơi trong mùa hè này đáp ứng nhu cầu của thanh thiếu nhi.

Sở Văn hóa - Thể thao cũng triển khai kế hoạch mở lớp tập huấn trang bị kiến thức cơ bản, kỹ năng bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho hướng dẫn viên, cộng tác viên, giáo viên tại các cơ sở giáo dục, cơ sở kinh doanh thể dục thể thao, nhân viên, thuyền viên trên các phương tiện đường thuỷ lần lượt tại 13 địa phương trong thời gian 4 ngày/lớp, với số học viên là 40-60 người/lớp. Dự kiến bắt đầu từ ngày 12/6 và kết thúc vào ngày 1/8/2024.

UBND tỉnh vừa có Văn bản số 1382/UBND-VHXH về việc tăng cường các biện pháp phòng chống đuối nước trên địa bàn tỉnh. Theo đó, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố quán triệt, xác định trách nhiệm cho người đứng đầu UBND cấp xã, cấp thôn trong việc tuyên truyền đến các hộ dân về công tác quản lý trẻ em, học sinh, sinh viên, phổ biến các kỹ năng phòng chống đuối nước. Tổ chức cho 100% các hộ dân trên địa bàn ký cam kết quản lý trẻ em, học sinh và phổ biến các kỹ năng phòng chống đuối nước xong trước ngày 20/6/2024.

Đồng thời, tổ chức tổng rà soát các địa điểm có nguy cơ xảy ra đuối nước trên địa bàn, có biện pháp khắc phục triệt để những tồn tại gây mất an toàn, hạn chế tối đa người dân tiếp cận các khu vực nguy hiểm xong trước ngày 10/6/2024; rà soát, quy hoạch, xây dựng bổ sung thêm các bãi, điểm tắm đủ điều kiện; thu hút đầu tư bể bơi, điểm vui chơi đạt tiêu chuẩn; xây dựng bể bơi (di dộng, lắp ghép) đủ tiêu chuẩn theo quy định và điểm tập bơi an toàn; phấn đấu trong mùa hè năm 2024, 100% xã, phường, thị trấn có ít nhất một bể bơi tiêu chuẩn hoặc bể bơi tạm thời, một điểm dạy bơi an toàn cho trẻ em…

Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc tích cực, nghiêm túc của các ngành, địa phương, gia đình và cộng đồng, tin tưởng tình trạng tai nạn đuối nước ở trẻ em sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn, tạo cho trẻ em một môi trường sống, vui chơi an toàn.

Phát huy vai trò nòng cốt trong tham gia quản lý thanh thiếu nhi dịp hè, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức các lớp học năng khiếu, kỹ năng, hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh thiếu nhi. Đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích nói chung và phòng chống đuối nước cho trẻ em nói riêng.

Thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 29/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT; phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước; quản lý, giáo dục thanh thiếu nhi, học sinh trong dịp hè trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ Đoàn vào cuộc, tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, trang bị kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước và dạy bơi cho các em thiếu nhi đang sinh hoạt tại đơn vị trong dịp hè này. Phấn đấu mỗi Đoàn thanh niên xã, phường, thị trấn tổ chức ít nhất 1 lớp dạy bơi miễn phí dành cho trẻ em trong dịp hè.

Thành Đoàn Hạ Long thành lập "Đội thanh niên xung kích tham gia phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước” cho trẻ em tại phường Việt Hưng.  Ảnh: Thành Đoàn cung cấp

Thành Đoàn Hạ Long thành lập "Đội thanh niên xung kích tham gia phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước” cho trẻ em tại phường Việt Hưng.  Ảnh: Thành Đoàn cung cấp

Theo đó, ngay từ đầu hè, các cơ sở Đoàn đã chủ động rà soát các khu vực an toàn có thể tổ chức dạy bơi; bảo dưỡng hệ thống bể bơi tại địa phương; đề xuất các cơ sở dịch vụ thể thao, du lịch có bể bơi hỗ trợ các lớp dạy bơi an toàn trong môi trường nước cho thiếu nhi. Đồng thời, ra quân kiểm tra, rà soát, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực có nguy cơ cao dẫn đến đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ em.

Cùng với đó, các cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên đã chủ động tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, trang bị kỹ năng an toàn, tự bảo vệ và kỹ năng thoát hiểm khi gặp tình huống khẩn cấp, kỹ năng cứu đuối an toàn cho trẻ em lồng ghép trong các nội dung sinh hoạt hè tại khu dân cư; xây dựng các chuyên đề, infographic tuyên truyền về kỹ năng phòng chống đuối nước lan tỏa rộng rãi trên các trang mạng xã hội để nhiều người dân nắm bắt, tiếp cận.

Lớp học bơi miễn phí cho trẻ em tại xã Quảng La (TP Hạ Long). Ảnh: Thành Đoàn cung cấp

Lớp học bơi miễn phí cho trẻ em tại xã Quảng La (TP Hạ Long). Ảnh: Thành Đoàn cung cấp

Đồng chí Nguyễn Tuấn Thắng, Bí thư Thành Đoàn Hạ Long, chia sẻ: Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn thành phố, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp Tỉnh Đoàn chỉ đạo, Thành Đoàn Hạ Long đã thành lập 1 đội hình điểm cấp thành phố với tên gọi “Đội thanh niên xung kích tham gia phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em" tại phường Việt Hưng. Theo đó, các đội hình này sẽ phân chia thành viên thực hiện đi kiểm tra, rà soát vào một số khung giờ cố định mỗi ngày tại một số điểm, khu vực ao hồ, sông, suối nguy hiểm, phát hiện trẻ em bơi không an toàn đưa về nhà và nhắc nhở, tuyên truyền tới phụ huynh cùng thiếu nhi về những nguy cơ tai nạn đuối nước để chủ động phòng tránh. Thành Đoàn đang tiếp tục nhân rộng đội hình này tại toàn bộ 33 xã, phường trên địa bàn thành phố trong nửa đầu tháng 6/2024.

Các cơ sở Đoàn xã, thị trấn trực thuộc Huyện Đoàn Tiên Yên đồng loạt ra quân rà soát, kiểm tra, cắm biển cảnh báo các khu vực nước sâu nguy hiểm trên địa bàn. 

Các cơ sở Đoàn xã, thị trấn trực thuộc Huyện Đoàn Tiên Yên đồng loạt ra quân rà soát, kiểm tra, cắm biển cảnh báo các khu vực nước sâu nguy hiểm trên địa bàn. 

Dự kiến trong tháng 6, Tỉnh Đoàn sẽ tổ chức Liên hoan các Đội tuyên truyền măng non “Phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em” năm 2024 chia thành 2 cụm thi gồm: Cụm thi các huyện (Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà) và cụm thi các thành phố, thị xã (Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái).

Các đội thi sẽ tham gia 3 vòng thi với hình thức thi kiến thức trắc nghiệm và đóng tiểu phẩm truyền thông xoay quanh nội dung về: Kỹ năng an toàn trong môi trường nước; kỹ năng cứu đuối an toàn; kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em; tuyên truyền về thực trạng, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng tránh đuối nước tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em hiện nay.

Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước - Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ em năm 2023

Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước - Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ em năm 2023

Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước - Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ em năm 2023

Đồng chí Nguyễn Phương Thảo, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, cho biết: Hội thi tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước được Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh duy trì từ nhiều năm nay. Năm 2024 với việc đổi mới hình thức tổ chức Liên hoan các Đội tuyên truyền măng non “Phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em” nhằm đa dạng hóa các mô hình hoạt động hè và phong trào thanh thiếu nhi; nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội tuyên truyền măng non, giúp các em phát huy năng khiếu, tạo sân chơi bổ ích, hấp dẫn, thu hút đông đảo đội viên, thiếu nhi tham gia. Đồng thời, tạo cơ hội, sân chơi để đơn vị Đoàn, Hội, Đội, các địa phương chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích và xâm hại cho trẻ em cũng như tiếp tục truyền tải thông điệp, kêu gọi hành động của toàn xã hội phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước cho thiếu nhi.

Với tinh thần xung kích, vào cuộc sôi nổi, trách nhiệm của các cấp bộ Đoàn đã và đang lan tỏa nhiều hiệu ứng tích cực, góp phần chung tay ngăn chặn tình trạng đuối nước ở trẻ em hiện nay.

Mở rộng các lớp dạy bơi, khuyến khích nguồn lực từ các đơn vị, doanh nghiệp, sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể... là cách TP Cẩm Phả làm để nhân rộng các lớp dạy bơi, phổ biến kiến thức về phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích hè này.

Đầu hè, bể bơi Trung tâm Văn hoá - Thể thao TP Cẩm Phả đã nhộn nhịp học viên. Hàng chục thanh thiếu nhi cùng cha mẹ học sinh theo con tới tận bể học bơi. Anh Trịnh Minh Thắng, giáo viên dạy bơi kiêm quản lý bể vừa hướng dẫn học viên, vận hành các lớp học vừa giám sát hoạt động lực lượng cứu hộ.

fa

Dạy bơi cho thiếu nhi ở bể bơi Trung tâm VH-TT TP Cẩm Phả.

Dạy bơi cho thiếu nhi ở bể bơi Trung tâm VH-TT TP Cẩm Phả.

“Ngay sau nghỉ hè, các phụ huynh đã đăng ký nhiều cho học sinh học bơi. Ngoài 5 lớp học cơ bản ở khóa 1 này, Trung tâm sẽ tiếp tục mở khóa 2 với trên 5 lớp học, dự kiến sẽ hướng dẫn, dạy biết bơi cho khoảng 200-300 học viên trong mùa hè này” - anh Trịnh Minh Thắng  chia sẻ.

Lớp dạy bơi không chỉ sớm khởi động ở bể Trung tâm mà đã được sẵn sàng, mở rộng khắp thành phố. “Không chỉ có bể bơi Trung tâm, các bể bơi ở phường, xã, đơn vị, doanh nghiệp cũng sẵn sàng. Chúng tôi rà soát, khuyến khích, huy động cơ sở, bằng các nguồn lực khác nhau, tạo phong trào học bơi, nâng cao kỹ năng phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích. Cùng các sân chơi hè, đây là hoạt động được quan tâm hàng đầu đảm bảo thanh thiếu nhi có sân chơi hè thiết thực, bổ ích” - ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả, chia sẻ.

Được biết, ngay từ trước nghỉ hè, TP Cẩm Phả đã yêu cầu các phòng ban chuyên môn kiểm tra, rà soát các bể bơi, bãi tắm... để đảm bảo điều kiện học, dạy bơi cho thanh thiếu nhi. Đặc biệt, các vị trí có khả năng gây nguy cơ đuối nước trong hè, yêu cầu các phường, xã cắm biển cảnh báo, cấm bơi tắm ở những nơi này. Hiện TP Cẩm Phả có 15 bể bơi (8 ở khối trường học và 7 ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) và 3 bãi tắm công cộng giao cho doanh nghiệp quản lý. Đây cũng là các đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên tham gia hỗ trợ mở nhiều lớp học miễn phí, thường xuyên hỗ trợ nguồn lực cho các giải bơi xã, phường và TP Cẩm Phả.

Sau rà soát, TP Cẩm Phả chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức, ra quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức sân chơi, lớp dạy bơi cho thanh thiếu nhi. Để có sự quan tâm, phát triển phong trào sâu rộng, thành phố cũng khuyến khích, vận động các địa phương, đơn vị có điều kiện quan tâm mở lớp dạy bơi, kỹ năng phòng chống, cứu đuối và tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ. Nhờ đó, đã tạo được một phong trào, sự hưởng ứng rộng rãi vào cuộc của các đơn vị, địa phương. 

Cụ thể, Công ty Nhiệt điện AES Mông Dương đăng ký thuê thầy, mở lớp hỗ trợ dạy bơi miễn phí cho khoảng 300 cháu ở phường Mông Dương và địa bàn lân cận. Đây là doanh nghiệp thường xuyên có các hoạt động hỗ trợ 3 xã: Cộng Hoà, Cẩm Hải, Dương Huy. Công ty Than Mông Dương có bể bơi cũng mở các lớp dạy bơi cho con em công nhân viên công ty và thanh thiếu nhi trên địa bàn. Thái Anh Green Fitness & Yoga Cẩm Phả cũng duy trì các CLB dạy bơi cho thanh thiếu nhi dịp hè.

Vào cuộc mạnh mẽ không kém là Đoàn thanh niên, ngành giáo dục thành phố. Đoàn Thanh niên thành phố, các phường, xã phối hợp với địa phương; các ngành LĐ-TB&XH, Giáo dục... tổ chức nhiều lớp dạy bơi miễn phí. Đơn cử, Đoàn phối hợp với phường Quang Hanh, Cẩm Sơn tổ chức hàng chục lớp bơi miễn phí cho trên 500 học sinh trên địa bàn. Ở các trường học, nhiều bể bơi cũng được sử dụng và tổ chức sôi động các lớp dạy bơi. Cụ thể, năm nay có các lớp được tổ chức ở bể bơi 4 mùa Trường THPT Cẩm Phả, Tiểu học Suối Khoáng (Quang Hanh), Trường Mầm non và Tiểu học iSchool (Cẩm Bình)...

faf

Lớp dạy bơi được tổ chức ở bể bơi Thái Anh Green Fitness &Yoga Cẩm Phả.

Lớp dạy bơi được tổ chức ở bể bơi Thái Anh Green Fitness &Yoga Cẩm Phả.

Để khuyến khích thanh thiếu nhi học bơi, TP Cẩm Phả cũng tạo sân chơi, không gian cho thanh thiếu nhi thi đua. Sau các khóa học bơi, các học viên xuất sắc, các tuyển thủ của các phường, xã được lựa chọn tham gia các giải bơi của khu vực và thành phố tổ chức vào tháng 6 cùng với đợt phát động phong trào "Toàn dân biết bơi".

Không chỉ dạy bơi, các hoạt động tuyên truyền về phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích trong thanh thiếu nhi cũng được quan tâm. Các nội dung này thường xuyên được phát trên loa phát thanh các nhà văn hóa khu, trên các trang thông tin, fanpage của thành phố, mạng xã hội... Các điểm sinh hoạt hè thường xuyên tổ chức các hoạt động về giáo dục kỹ năng sống, lồng ghép phổ biến kiến thức về cứu đuối, phòng chống tai nạn thương tích.

 Đồng thời, thành phố thường xuyên cử cán bộ, HLV đi học, đào tạo cấp chứng chỉ về bơi lội, kiến thức kỹ năng về phòng chống đuối nước của tỉnh. Dự kiến, trong tháng 6 này sẽ có 4 lớp đào tạo cấp chứng chỉ được tổ chức trên địa bàn TP Cẩm Phả.

Với cách làm trên, Cẩm Phả hy vọng sẽ phổ rộng kiến thức, kỹ năng cũng như mở được hàng chục lớp cho hàng trăm thanh thiếu nhi được học bơi, nâng cao kiến thức kỹ năng phòng chống đuối nước dịp hè 2024.

Mùa hè đến thì các vấn đề về phòng chống đuối nước lại nóng lên. Quảng Ninh có đặc thù nhiều sông suối, diện tích biển lớn, nguy cơ xảy ra các tai nạn đuối nước, nhất là đối với trẻ em càng cao hơn.

Vậy Quảng Ninh đã có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước trên địa bàn? Với mỗi gia đình cần làm thế nào để giảm thiểu những tai nạn thương tâm do đuối nước đối với trẻ em? Vừa qua, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Tùng (ảnh), Phó Giám đốc Sở VH-TT Quảng Ninh, để có những thông tin cụ thể, sát thực hơn về nội dung này. 

- Thưa ông, ngành thể thao Quảng Ninh trong những năm gần đây và cụ thể là năm nay có cách làm như thế nào để hạn chế tình trạng đuối nước, nhất là đối với trẻ em vào mùa hè?

+ Căn cứ Chỉ thị 33 ngày 29/5/2023 của Tỉnh uỷ, Kế hoạch 183 ngày 21/7/2023 và Kế hoạch 291 ngày 20/11/2023 của UBND tỉnh, Sở VH-TT đã ban hành Kế hoạch 215 ngày 15/7/2023 triển khai Chương trình phổ cập Bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh. Hè năm nay, Sở VH-TT đã xây dựng Kế hoạch 118 ngày 27/5/2024 Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thể dục thể thao năm 2024, triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, chúng tôi sẽ chủ trì, phối hợp với các địa phương, Cục TDTT, Trường Đại học TDTT mở 13 lớp tập huấn tại 13 địa phương trong toàn tỉnh về an toàn phòng chống đuối nước cho các cán bộ, nhân viên, cộng tác viên đang công tác TDTT tại các địa phương; cán bộ, đoàn viên làm công tác phong trào tại các xã, phường, thị trấn; giáo viên thể dục các trường học và hướng dẫn viên tại các cơ sở kinh doanh thể thao, nhân viên, thuyền viên trên các phương tiện thuỷ. Các lớp này sẽ trang bị cho học viên những kiến thức phong phú về kỹ năng bơi an toàn phòng chống đuối nước và hướng dẫn đầy đủ về cách xử lý khi gặp tình huống tai nạn đuối nước như thế nào…

Trại hè Thể thao là một hoạt động mới của mùa hè năm nay, được tổ chức tại Khu liên hợp thể thao tỉnh (phường Đại Yên, TP Hạ Long).

Trại hè Thể thao là một hoạt động mới của mùa hè năm nay, được tổ chức tại Khu liên hợp thể thao tỉnh (phường Đại Yên, TP Hạ Long).

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉ đạo Trường TDTT và Trung tâm Huấn luyện TDTT tỉnh mở các lớp hoạt động hè, đặc biệt là các lớp bơi và kỹ phòng chống đuối nước cho trẻ em. Sáng 6/6 vừa qua, chúng tôi đã khai mạc 9 lớp hoạt động hè với trên 200 học viên tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh, là cơ sở để tiếp tục mở thêm các lớp trong thời gian tới. Tới đây, Trại hè Thể thao do Trường TDTT tỉnh xây dựng cũng sẽ được tổ chức tại Khu liên hợp thể thao tỉnh (phường Đại Yên, TP Hạ Long). Với các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, chương trình của Trại hè Thể thao hứa hẹn là một sự lựa chọn tốt cho phụ huynh và con em. Đây là một điểm mới trong các hoạt động, nhằm xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em mùa hè năm nay.

Với vai trò quản lý nhà nước, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo hoạt động hè cấp tỉnh và đặc biệt là theo Kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo hè cấp tỉnh ngày 31/5/2024, Sở VH-TT đã ban hành Kế hoạch 129/KH-SVHTT đi kiểm tra, rà soát tất cả các bể bơi trên địa bàn toàn tỉnh, kể cả các bãi tắm, khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, nhắc nhở, thậm chí có thể xử phạt, đình chỉ các bể bơi của đơn vị, tổ chức vi phạm các quy định trong vận hành, quản lý các điểm, khu bể bơi, bãi tắm một cách nghiêm minh.

Ông Nguyễn Thanh Tùng (thứ 4, phải sang) cùng cán bộ địa phương kiểm tra tại bể bơi Công viên nước Hà Lan, một điểm vui chơi có quy mô lớn tại TX Đông Triều.

Ông Nguyễn Thanh Tùng (thứ 4, phải sang) cùng cán bộ địa phương kiểm tra tại bể bơi Công viên nước Hà Lan, một điểm vui chơi có quy mô lớn tại TX Đông Triều.

- Vậy ngành có giải pháp gì để tất cả trẻ em có thể tham gia học bơi?

+ Dưới góc độ là thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động hè tỉnh, chúng tôi sẽ tham gia tích cực trong việc hướng dẫn cơ sở mở các lớp năng khiếu bơi thuận lợi nhất. Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức 185 lớp dạy bơi miễn phí cho 3.724 trẻ em, dự toán kinh phí trên 2,5 tỷ đồng, đặc biệt như Đông Triều đã có 46 lớp bơi miễn phí 100% cho các học viên, Quảng Yên hiện nay có 20 lớp bơi... Đồng thời, Sở đã chỉ đạo Trường TDTT miễn phí cho tất cả các cháu có hoàn cảnh khó khăn được tham gia tập luyện các lớp thể thao hè.

Tương tự như vậy, ngoài Trại hè Thể thao kể trên, nhà trường cũng bố trí nguồn để có thể miễn phí tập luyện, ăn nghỉ cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn. Còn kinh phí cho các lớp bơi của Đông Triều, Quảng Yên... là từ phong trào Thanh niên Tình nguyện mùa hè xanh, nguồn lực từ ngân sách của các địa phương và kinh phí hàng năm tỉnh cấp qua Sở LĐ-TB&XH dành cho hoạt động hè miễn phí, trong đó có các lớp bơi miễn phí.

- Tham gia các lớp học bơi, trẻ em ngoài kỹ năng bơi thì còn được học thêm gì để phòng chống đuối nước hiệu quả không?

+ Điều này được thực hiện chính là thông qua các lớp bơi. Thời gian qua, một số lớp mới chỉ dạy trẻ tới mức độ biết bơi. Nhưng năm nay, chúng tôi yêu cầu các huấn luyện viên, hướng dẫn viên là phải trang bị thêm cho các em kỹ năng phòng chống khi xảy ra tình huống đuối nước của bản thân; kỹ năng nhận diện, cách thức cứu đuối hiệu quả nhất từ điều kiện thực tế, chứ không phải ai cũng nhảy xuống nước để cứu đuối, rồi kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu… 

Sở Văn hoá - Thể thao hiện đã ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhân lực làm việc tại các bể bơi... Trong ảnh: Ông Nguyễn Thanh Tùng kiểm tra việc chuẩn bị cơ sở vật chất tại bể bơi Khu đô thị Tân Việt Bắc (phường Mạo Khê, TX Đông Triều).

Sở Văn hoá - Thể thao hiện đã ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhân lực làm việc tại các bể bơi... Trong ảnh: Ông Nguyễn Thanh Tùng kiểm tra việc chuẩn bị cơ sở vật chất tại bể bơi Khu đô thị Tân Việt Bắc (phường Mạo Khê, TX Đông Triều).

Chúng tôi cũng đã ban hành Văn bản 1638/SVHTT-QLTDTT ngày 7/6/2024 để hướng dẫn tiêu chuẩn, hoạt động của các bể bơi và việc phòng, chống tai nạn đuối nước rất chi tiết, cụ thể từ việc nhận diện đến các kỹ năng bơi, kỹ năng phòng, chống đuối nước và phương pháp sơ cứu, xử lý tình huống khi xảy ra sự vụ đuối nước gửi các địa phương, đơn vị và các cơ quan truyền thông để nhận diện và lan toả cách xử lý các tình huống trong phòng, chống đuối nước...

- Các lớp bơi mở nhiều vào mùa hè cùng với công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, rộng khắp ở các địa phương. Vậy theo ông, vì sao tình trạng đuối nước vẫn diễn ra với nhiều vụ việc để lại hậu quả đau xót cho nhiều em nhỏ và gia đình?

+ Để bảo vệ môi trường an toàn cho trẻ em khi vào hè rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, từ việc tuyên truyền, quán triệt tới cấp uỷ, địa phương, các tổ chức, đoàn thể và ngay cả cộng đồng khu dân cư. Và trong mỗi gia đình cũng phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Trong thời gian qua, một số vụ việc đuối nước xảy ra đến từ sự lơ đãng, chủ quan của một số bậc cha mẹ hay người thân khi dẫn trẻ đến các điểm vui chơi, giải trí nhưng lại sơ ý dẫn đến những mất mát về người rất là đau xót. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ, gia đình trong chăm lo, quản lý con em mình.

Trẻ em có thể học bơi từ rất nhỏ và học từ một tới hai tuần là biết bơi.

Trẻ em có thể học bơi từ rất nhỏ và học từ một tới hai tuần là biết bơi.

Thực tế cũng cho thấy, nhiều bậc cha mẹ chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc biết bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước. Nhiều người cho rằng, con mình phải học tới THCS mới cho đi học bơi. Tuy nhiên, trẻ em chỉ 2-3 tuổi đã có thể học bơi. Được hướng dẫn bài bản, cháu nào tốt thì chỉ cần 1 tuần mà cháu nào chậm thì cũng 15 ngày là biết bơi, biết kỹ năng để nổi trên nước. Đó là cách đảm bảo an toàn nhất cho các em trong môi trường nước. Vì vậy rất mong là các phụ huynh có thể cho con em mình đi học bơi từ sớm với nhiều cách thức linh hoạt, phù hợp điều kiện trẻ cũng như gia đình.

Cùng với đó thì công tác quản lý, vận hành tại các bể bơi, khu tắm, ao hồ cũng cần chú trọng. Theo Văn bản 1638 kể trên, chúng tôi đã quy định rất cụ thể các điều kiện về cơ sở vật chất của bể bơi, điểm bơi, bãi tắm cũng như yêu cầu đối với người làm việc tại các cơ sở này, là căn cứ cho các cơ sở, đơn vị, địa phương triển khai vận hành và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên.

- Cùng với nâng cao nhận thức, việc đầu tư cơ sở vật chất cho các lớp bơi hiện nay ra sao?

+ Thời gian qua, tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em, trong đó có công tác phòng, chống đuối nước, giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ em. Theo đó, tỉnh đặt ra chỉ tiêu cụ thể phấn đấu tới 2025 trên địa bàn tỉnh có trên 60% trẻ em biết bơi. Vừa qua thì đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo hoạt động hè cấp tỉnh cũng đã chỉ đạo, yêu cầu mỗi xã, phường phấn đấu có 1 bể bơi cho em.

Quảng Ninh đặt ra chỉ tiêu phấn đấu tới năm 2025 có trên 60% trẻ em biết bơi. 

Quảng Ninh đặt ra chỉ tiêu phấn đấu tới năm 2025 có trên 60% trẻ em biết bơi. 

Hiện nay, một số địa phương như Đông Triều, Quảng Yên đã, đang làm tốt nội dung này, như Đông Triều 100% các xã, phường đều có 1 bể bơi. Việc huy động nguồn lực đầu tư bể ban đầu đã khó, tuy nhiên việc quản lý, duy trì, bảo quản, vận hành hiệu quả các bể bơi này về lâu dài còn khó hơn, cần nêu cao trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng xã hội, đặc biệt là người dân chứ nếu chỉ riêng nguồn ngân sách thì không đảm bảo hết được. Với ý nghĩa đó thì nhân dân chăm lo, đóng góp, nhân dân quản lý, vận hành thì sẽ bền vững, lâu dài hơn, gắn kết thực với đời sống của nhân dân, con em của chúng ta hiệu quả hơn.

Chỉ tiêu 60% trẻ em biết bơi cũng đã giao trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành trong kế hoạch 183 của tỉnh. Năm nay, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các địa phương để đưa ra một khung tiêu chí đánh giá thế nào là trẻ em biết bơi ở 3 mức độ để hướng dẫn trong việc đánh giá, cấp chứng nhận Trẻ em biết bơi. Một số cơ quan, doanh nghiệp thì có thể chúng tôi cấp chứng nhận cho các cháu, còn các địa phương thì có thể là Sở VH-TT hoặc địa phương cấp chứng nhận này. Việc đánh giá đảm bảo thiết thực, phải qua các đợt kiểm tra, không chỉ biết bơi mà còn cần đảm bảo cả kỹ năng sinh tồn trong môi trường nước thì mới được công nhận.

- Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng do những yếu tố địa lý giáp biển, lại có nhiều sông ngòi, ao hồ nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Không phải vô ý mà từ xa xưa, cha ông đã có câu thành ngữ “Có phúc đẻ con biết lội…”.

Nước, lửa (giờ thêm điện) luôn là những hiểm họa khôn lường nếu chúng ta không biết phòng tránh. Với lửa, hằng năm, các địa phương trên cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ cháy nhà, công xưởng, quán karaoke, trong đó nhiều vụ để lại hậu quả nghiêm trọng như vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) ngày 12/9/2023 khiến 56 người chết. Gần nhất là vụ cháy nhà trọ ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) khiến 14 người chết. Về điện, ngoài nhiều vụ lẻ tẻ thì có nhiều vụ gây chết nhiều người như vụ hàn điện gây cháy quán karaoke ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) ngày 1/11/2016 làm chết 13 người; vụ cháy Trung tâm thương mại ICT tại TP Hồ Chí Minh ngày 29/10/2002 làm chết 60 người cũng nguyên nhân từ hàn điện gây cháy… Nguyên nhân các vụ việc trên có nhiều. Ngoài yếu tố khách quan còn có phần do nhiều nạn nhân thiếu kỹ năng thoát hiểm khi ứng phó với tình huống nguy hiểm, nhất là cháy.

Về nước, tuy không có những vụ việc gây nhiều người chết như trên nhưng số vụ đuối nước diễn ra lẻ tẻ khắp nơi là rất lớn. Chỉ tính riêng về trẻ em, theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH đưa ra tại "Hội thảo Tham vấn tổ chức dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước trong trường học" do Bộ GD&ĐT tổ chức cuối năm 2023, giai đoạn 2019-2022, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Mặc dù số trẻ em đuối nước giảm dần trong những năm gần đây song đây vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.

Lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em tại bể bơi thuộc khu Xuân Cầm, phường Xuân Sơn do Trung tâm Truyền thông và Văn hoá TX Đông Triều tổ chức từ 8/6 - 22/6/2024. Ảnh: Trần Thuyết (CTV)

Dạy bơi cho trẻ từ sớm là một việc các gia đình cần hết sức quan tâm. Trong ảnh: Lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em tại bể bơi thuộc khu Xuân Cầm, phường Xuân Sơn do Trung tâm Truyền thông và Văn hoá TX Đông Triều tổ chức từ 8/6 - 22/6/2024. Ảnh: Trần Thuyết (CTV)

Dạy bơi cho trẻ từ sớm là một việc các gia đình cần hết sức quan tâm. Trong ảnh: Lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em tại bể bơi thuộc khu Xuân Cầm, phường Xuân Sơn do Trung tâm Truyền thông và Văn hoá TX Đông Triều tổ chức từ 8/6 - 22/6/2024. Ảnh: Trần Thuyết (CTV)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, học sinh, ngoài nguyên nhân khách quan do địa hình, lũ lụt, thiên tai, có thể nhận thấy một số nguyên nhân chủ quan như trẻ em, học sinh thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước và sự quản lý của gia đình, người lớn tuổi, nhà trường còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ.

Hằng năm, nhất là vào dịp hè, tình trạng trẻ đuối nước lại được các địa phương gióng lên những hồi chuông cảnh báo. Hè là thời điểm trẻ em thường xuyên tham gia hoạt động bơi lội hoặc về quê, đi chơi, du lịch ở những địa điểm có hồ nước, sông, suối, biển, do đó nguy cơ trẻ gặp tai nạn do đuối nước sẽ càng tăng cao. Cũng như hiểm họa lửa, điện, những tai nạn về đuối nước không cho phép “rút kinh nghiệm” bởi diễn biến tình huống rất nhanh. Tại Quảng Ninh, chỉ trong mấy ngày đầu tháng 6 này đã xảy ra liên tiếp các vụ đuối nước ở trẻ. Một vụ là 2 cháu nhỏ tử vong do tai nạn đuối nước ở bể bơi căn hộ thuê nghỉ dưỡng ở Bãi Cháy khiến dư luận hết sức thương tâm.

Một vụ khác là 1 cháu bé ở Bắc Giang bị đuối nước khi đi tham quan và tắm ở Khu du lịch Quảng Ninh Gate. Mặc dù được lực lượng cứu hộ tại khu vui chơi tiến hành sơ cứu và đưa đến Trung tâm Y tế TX Đông Triều cấp cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương, song bé đã không qua khỏi.

Không chỉ trẻ em, ngay cả người lớn cũng là nạn nhân của đuối nước. Ngày 10/6/2024, 1 nam du khách 42 tuổi ở Bắc Giang đã bị đuối nước khi tắm biển ở khu vực đảo Rều trên Vịnh Hạ Long…

Ông cha ta từ xưa có câu thành ngữ “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo” có nghĩa là muốn chỉ việc sinh con ra biết bơi lội thì khi tắm sông, tắm biển thì có thể không chết. Nhưng nếu sinh con để con biết leo trèo cây, ham leo cây thì khi sơ sẩy có thể ngã mà mất mạng. Bởi vậy, ngày nay chúng ta có thể dạy cho trẻ biết cả lội và trèo. Bơi là một môn học đầu tiên không thể thiếu, ở nhiều nước trên thế giới họ đều dạy cho trẻ nhỏ học bơi từ 3 tháng tuổi trở lên và đều biết bơi khi đi học. Học bơi, học thoát hiểm, học võ để rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe, thể lực và ý chí, nghị lực, bản lĩnh, tinh thần dân tộc cho con người rất tốt, có thể tự cứu mình, thoát hiểm và tồn tại được trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

Thực hiện: Nguyễn Dung – Duy Khoa - Tạ Quân - Phan Hằng - Đại Dương
Trình bày: Hùng Sơn