Sở hữu 250km bờ biển với trên 6.000km2 mặt nước, Quảng Ninh có lợi thế nổi trội trong phát triển kinh tế biển. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã có tư duy hướng biển để phát triển kinh tế. Ngay như thương cảng Vân Đồn trước đây có vai trò kinh tế, chính trị hết sức quan trọng với sự nghiệp phát triển, thiết lập và mở rộng các mối quan hệ bang giao của quốc gia Đại Việt. Phát huy truyền thống đó, ngày nay, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có những chỉ đạo, triển khai các biện pháp quyết liệt, sáng tạo để đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu về kinh tế biển của cả nước.  

Bài 1: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO BỀN VỮNG

CHỈ ĐẠO GẮN VỚI THỰC TIỄN

Một trong những khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đặt ra trong nhiệm kỳ 2020-2025 là phát triển kinh tế biển, trong đó du lịch biển đảo tiếp tục được xác định là một trong những nội dung trọng tâm. Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030, du lịch biển đảo chiếm tỉ trọng khoảng 75-80% ngành du lịch toàn tỉnh; tạo việc làm cho trên 225.000 lao động.

Trước đó, tháng 5/2013, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 07-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030; tháng 2/2016 ban hành Nghị quyết 02-NQ/TU về phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; tháng 8/2017 ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh, các ngành, địa phương đều xây dựng kế hoạch thực hiện gắn với đặc điểm, tình hình của địa phương, trong đó chú trọng phát triển du lịch biển, đảo. Đồng thời huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, hoàn thiện, khai thác tốt hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, dịch vụ gắn với hạ tầng giao thông đồng bộ, khai thác hiệu quả hệ thống cửa khẩu, cảng hàng không và cảng biển; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch; thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược có uy tín, thương hiệu đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ...

Quảng Ninh đã đề xuất và tái lập Sở Du lịch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long được tăng cường bảo tồn, phát huy giá trị với mô hình quản lý mới, gắn với trách nhiệm của tỉnh được đầu tư, bảo tồn, phát huy bền vững giá trị gắn với phát triển du lịch.

Đặc biệt, sau 2 năm (2020, 2021) chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, năm 2022, Quảng Ninh là địa phương đi đầu mở cửa du lịch mạnh mẽ, đúng thời điểm, với việc tạo mọi điều kiện thông thoáng nhất cho hoạt động du lịch. Tỉnh ủy chỉ đạo xây dựng Chương trình mở cửa, phục hồi, thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2022, gắn với triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh theo Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh; lan tỏa hình ảnh một Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp - văn minh - hiện đại, “điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”.

Huyện đảo Cô Tô trở thành điểm du lịch ngày càng hấp dẫn du khách.

Huyện đảo Cô Tô trở thành điểm du lịch ngày càng hấp dẫn du khách.

Huyện đảo Cô Tô trở thành điểm du lịch ngày càng hấp dẫn du khách.

Bãi biển Minh Châu (Vân Đồn) nổi tiếng sạch, đẹp, được khách du lịch yêu thích khi đến đây.

Bãi biển Minh Châu (Vân Đồn) nổi tiếng sạch, đẹp, được khách du lịch yêu thích khi đến đây.

Bãi biển Minh Châu (Vân Đồn) nổi tiếng sạch, đẹp, được khách du lịch yêu thích khi đến đây.

Du khách xuống tàu ra tham quan đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái). Ảnh: Tạ Quân

Du khách xuống tàu ra tham quan đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái). Ảnh: Tạ Quân

Du khách xuống tàu ra tham quan đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái). Ảnh: Tạ Quân

Du khách quốc tế sử dụng dịch vụ thuyền nan tham quan làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long. Ảnh: Đại Dương

Du khách quốc tế sử dụng dịch vụ thuyền nan tham quan làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long. Ảnh: Đại Dương

Du khách quốc tế sử dụng dịch vụ thuyền nan tham quan làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long. Ảnh: Đại Dương

"Phố đêm du thuyền" - sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách của Quảng Ninh. Ảnh: Thái Bình

"Phố đêm du thuyền" - sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách của Quảng Ninh. Ảnh: Thái Bình

"Phố đêm du thuyền" - sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách của Quảng Ninh. Ảnh: Thái Bình

Tàu Emerald Azzurra trị giá hơn 30 triệu USD do Công ty Đóng tàu Hạ Long đóng mới.

Tàu Emerald Azzurra trị giá hơn 30 triệu USD do Công ty Đóng tàu Hạ Long đóng mới.

Tàu Emerald Azzurra trị giá hơn 30 triệu USD do Công ty Đóng tàu Hạ Long đóng mới.

Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai là cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Hùng Sơn

Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai là cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Hùng Sơn

Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai là cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Hùng Sơn

Các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ thu hút đông du khách đến với Quảng Ninh.

Các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ thu hút đông du khách đến với Quảng Ninh.

Các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ thu hút đông du khách đến với Quảng Ninh.

LẤY HẠ TẦNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Nhờ các giải pháp đẩy mạnh đầu tư, không gian phát triển du lịch của Quảng Ninh được mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm với 4 trung tâm du lịch, 33 tuyến, 91 điểm du lịch, 8 khu du lịch cấp tỉnh, 5 khu du lịch cấp quốc gia. Một trong 4 dòng sản phẩm du lịch chủ lực là du lịch biển đảo. Hạ tầng du lịch có bước phát triển đột phá, ngày càng đồng bộ, hiện đại. Tỉnh đã hình thành chuỗi sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng đa dạng, đặc sắc, cao cấp, như: Khu du lịch quốc tế, sân golf Tuần Châu; Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl Hạ Long; Công viên Đại dương Hạ Long; Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Yoko Onsen Quang Hanh (TP Cẩm Phả); Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sân golf FLC Hạ Long...

Cơ sở vật chất du lịch Quảng Ninh có sự phát triển, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2.133 cơ sở lưu trú du lịch với 38.633 buồng; trong đó 1.639 cơ sở với 32.590 buồng đã xếp hạng, gồm 11 khách sạn 5 sao với  3.461 buồng; 20 khách sạn 4 sao với 3.247 buồng; 1 căn hộ cao cấp 4 sao với 156 buồng; 40 khách sạn 3 sao với 2.546 buồng; 81 tàu thủy lưu trú du lịch hạng 2 sao với 1.340 buồng;  94 tàu thủy lưu trú du lịch hạng 1 sao với 814 buồng...

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 27 cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, 24 nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 12/13 địa phương được công nhận khu, điểm du lịch với 1 khu du lịch cấp quốc gia (Khu du lịch Trà Cổ, Móng Cái); 5 khu du lịch cấp tỉnh (Khu du lịch đảo Cái Chiên, Hải Hà; Hồ Yên Trung, Uông Bí; Quan Lạn - Minh Châu, Vân Đồn; Bình Liêu) và 91 điểm du lịch trải dọc địa bàn tỉnh...

Điều này đã góp phần kéo dài thời gian trải nghiệm, lưu trú và tăng chi tiêu của du khách. Bà Vũ Mai Hương (phường Long Bình, quận 9, TP Hồ Chí Mính), cho biết: "5 năm nay tôi mới có dịp quay trở lại Quảng Ninh. Tôi thấy hạ tầng du lịch nơi đây phát triển rất nhanh. Quảng Ninh đã khai thác rất tốt lợi thế về biển, về vịnh Hạ Long, để phát triển du lịch với nhiều khu tham quan, nghỉ dưỡng, điểm dừng chân thú vị. Nếu như trước đây chỉ 1-2 ngày là hết nơi vui chơi, thì nay gia đình tôi ở cả tuần vẫn chưa đi hết các điểm du lịch."

Được biết, năm 2019, Quảng Ninh đón được 14 triệu lượt khách, đóng góp 12,5% vào GRDP của tỉnh, thu ngân sách từ du lịch chiếm 10,3% thu nội địa. 2 năm 2020 và 2021, du lịch Quảng Ninh do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên gặp khó khăn. Tuy nhiên 9 tháng năm 2022, với sự phục hồi sau đại dịch, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt khoảng 9,17 triệu lượt, gấp 3,55 lần so với cùng kỳ năm 2021; tổng doanh thu du lịch đạt khoảng1.975 triệu USD. Du lịch, trong đó có du lịch biển đảo đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước khẳng định thương hiệu, vị thế của tỉnh, một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Bài 2: BỨT PHÁ TỪ KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP VEN BIỂN

Hạ tầng Khu công nghiệp Đông Mai (TX Quảng Yên) ngày càng hoàn thiện, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư thứ cấp.

Hạ tầng Khu công nghiệp Đông Mai (TX Quảng Yên) ngày càng hoàn thiện, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư thứ cấp.

Hạ tầng Khu công nghiệp Đông Mai (TX Quảng Yên) ngày càng hoàn thiện, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư thứ cấp.

KKT, KCN VEN BIỂN TƯƠNG XỨNG TIỀM NĂNG

Không chỉ tận dụng lợi thế biển, đảo để phát triển du lịch, với tư duy hướng biển kế thừa từ nhiều đời nay, các cấp ủy, chính quyền của Quảng Ninh còn đặc biệt chú trọng đến phát triển các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) ven biển; xác định địa bàn KCN, KKT là một trong những động lực, bệ đỡ để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

KCN Cảng biển Hải Hà giai đoạn 1 thu hút được 19 dự án nhà đầu tư thứ cấp.

KCN Cảng biển Hải Hà giai đoạn 1 thu hút được 19 dự án nhà đầu tư thứ cấp.

KCN Cảng biển Hải Hà giai đoạn 1 thu hút được 19 dự án nhà đầu tư thứ cấp.

Tháng 3/2019, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Chương trình số 27-CTr/TU ngày 27/3/2019 về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về ”Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Và đến tháng 4/2019, tiếp tục ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về “Phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, cụ thể hóa mục tiêu “Xây dựng tỉnh Quảng Ninh phát triển trở thành một trong các trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với hệ thống cảng biển nước sâu; trọng tâm là các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà gắn với các ngành kinh tế biển; trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới thông qua đường biển”.

KCN Đông Mai (TX Quảng Yên), hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 80,29%.

KCN Đông Mai (TX Quảng Yên), hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 80,29%.

KCN Đông Mai (TX Quảng Yên), hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 80,29%.

Để hiện tực hóa mục tiêu, một trong những ưu tiên mà tỉnh tiếp tục chú trọng là hình thành các KCN, KKT ven biển.  Trên địa bàn tỉnh có 16 KCN nằm trong Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020 và quy hoạch chung xây dựng các KKT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích là 12.899,5 ha (trong đó có 10 KCN thuộc địa bàn các KKT). Hiện đã có 10 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN thuộc 8 KCN được cấp có thẩm quyền quyết định, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trên địa bàn tỉnh còn 2 khu kinh tế ven biển (KKT ven biển Vân Đồn, KKT ven biển Quảng Yên) và 3 khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập.

Đường nối KCN Cái Lân đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

Đường nối KCN Cái Lân đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

Đường nối KCN Cái Lân đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

Để thu hút các doanh nghiệp vào KCN, KKT, tỉnh tập trung nguồn lực và huy động các nguồn vốn ngân sách nhà nước để nhanh chóng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối đến các KCN, KKT, như: Đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, tuyến đường kết nối từ nút giao Phong Hải đến KCN Nam Tiền Phong (Quảng Yên), Dự án Đường nối KCN Việt Hưng với KCN Cái Lân (TP Hạ Long); xây dựng nút giao Đầm Nhà Mạc, nút giao Hạ Long Xanh, tuyến đường tốc độ cao ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với thị xã Đông Triều... Qua đó phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Sản xuất vải sợi tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà.

Sản xuất vải sợi tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà.

Sản xuất vải sợi tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà.

Nhờ vậy, hiện trên địa bàn tỉnh có 8 dự án hạ tầng KCN trên địa bàn đã thu hút được 96 dự án đầu tư thứ cấp thuê lại đất, tổng diện tích đã cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại là: 586,37 ha; tỷ lệ lấp đầy trung bình 40,88%, như: KCN Cái Lân 100%; KCN Texhong Hải Hà: 41,63%; KCN Đông Mai 80,29%; KCN Hải Yên 47,19%; ... Riêng tổng vốn đầu tư thu hút trên địa bàn KCN, KKT tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh năm 2021 đạt 45.966 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5.513 tỷ đồng.

Hãng tàu MAERSK LINE thí điểm đưa tàu làm hàng container tại cảng CICT Cái Lân  vào cuối năm 2021. Ảnh: Đỗ Phương

Hãng tàu MAERSK LINE thí điểm đưa tàu làm hàng container tại cảng CICT Cái Lân  vào cuối năm 2021. Ảnh: Đỗ Phương

Hãng tàu MAERSK LINE thí điểm đưa tàu làm hàng container tại cảng CICT Cái Lân  vào cuối năm 2021. Ảnh: Đỗ Phương

HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU

Có thể thấy, các KCN, KKT ven biển trên địa bàn đã mang lại hiệu quả to lớn, tạo sức hút và động lực tăng trưởng cho tỉnh. Các vị trí được định hướng phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển trọng điểm của tỉnh cơ bản đều nằm trong ranh giới các KCN, KKT. Qua đó, tạo thêm lợi thế cạnh tranh trong việc mời gọi, thu hút các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển.

Phối cảnh khu quản lý, điều hành KCN Cảng biển Hải Hà giai đoạn 1.

Phối cảnh khu quản lý, điều hành KCN Cảng biển Hải Hà giai đoạn 1.

Phối cảnh khu quản lý, điều hành KCN Cảng biển Hải Hà giai đoạn 1.

Từ năm 2019 đến nay, Ban Quản lý KKT Quảng Ninh đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận Nhà đầu tư hoặc cấp Giấy CNĐKĐT cho 5 dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực hạ tầng cảng biển và kho, bãi, logistics với tổng vốn khoảng 11.016,3 tỷ đồng, gồm: Dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1) tại xã Vạn Ninh (TP Móng Cái); Tổ hợp sản xuất công nghiệp phía Nam sông Lục Lầm tại phường Hải Hòa (TP Móng Cái);  Kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) quy mô công suất 176.400 m3 tại KCN Bắc Tiền Phong (Quảng Yên); Trung tâm dịch vụ và hạ tầng ô tô Thành Công - Việt Hưng tại KCN Việt Hưng (Hạ Long)  và kho bãi hàng hóa tại KKT cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu).

Đã có một số dự án phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển tại khu vực Quảng Yên, KKT ven biển Quảng Yên, như: Dự án Cảng Hàng Lỏng Yên Hưng, Kho LPG, Xuân Trường Hai, Nosco, KCN Bắc Tiền Phong, KCN Nam Tiền Phong, KCN Bạch Đằng.... Trong tương lai, KKT ven biển Quảng Yên sẽ là Trung tâm vệ tinh dịch vụ cảng biển.

Các khu công nghiệp trên địa bàn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động (Sản xuất của Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long, TP Móng Cái)

Các khu công nghiệp trên địa bàn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động (Sản xuất của Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long, TP Móng Cái)

Các khu công nghiệp trên địa bàn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động (Sản xuất của Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long, TP Móng Cái)

Dịch vụ cảng hàng hóa tại các KCN, KKT ven biển ở Quảng Ninh ngày càng đa dạng, góp phần từng bước đưa ngành dịch vụ cảng biển trở thành một trong nguồn lực quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tỉnh còn thu hút 17 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo nằm trong các KKT, KCN, gồm 12 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký là 1.072,06 triệu USD và 5 dự án vốn đầu tư trong nước với vốn đầu tư đăng ký là 7.183 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 6 lượt dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (100% là các dự án vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 116,785 triệu USD. Qua đó, các ngành dệt, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim tại các KCN tiếp tục là các ngành có đóng góp lớn cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn.

8 tháng năm 2022, các doanh nghiệp trong KCN đã đầu tư trên 1.100 tỷ đồng đầu tư mở rộng dây chuyền, nhà xưởng, tăng cường sản xuất, đảm bảo các đơn hàng đã ký kết. Đến hết tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp tại địa bàn KCN, KKT trên địa bàn tỉnh đạt trên 1 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Bài 3: KHAI THÁC LỢI THẾ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Hà đại dương xuất khẩu nuôi trồng tại TX Quảng Yên. Ảnh: Dương Văn Toàn (CTV).

Hà đại dương xuất khẩu nuôi trồng tại TX Quảng Yên. Ảnh: Dương Văn Toàn (CTV).

Hà đại dương xuất khẩu nuôi trồng tại TX Quảng Yên. Ảnh: Dương Văn Toàn (CTV).

Trung tâm Sản xuất giống công nghệ cao và Nuôi trồng thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà.

Trung tâm Sản xuất giống công nghệ cao và Nuôi trồng thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà.

Trung tâm Sản xuất giống công nghệ cao và Nuôi trồng thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà.

Cùng với du lịch biển đảo, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển... nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những ưu tiên, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh mạnh, giàu từ biển.

TĂNG NUÔI TRỒNG, GIẢM KHAI THÁC

Ngay từ năm 2014, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về phát triển kinh tế thủy sản Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh cũng đã lập kế hoạch, đề án để phát triển kinh tế thủy sản. Quảng Ninh đang hướng đến phát triển ngành thủy sản bền vững, tăng nuôi trồng, giảm khai thác thủy sản. Cụ thể, tập trung khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ; tăng nuôi công nghiệp, thâm canh, siêu thâm canh, nuôi công nghệ cao, giảm nuôi tự nhiên, quảng canh.

Tỉnh cũng tập trung thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trọng tâm, trọng điểm vào lĩnh vực thủy sản. Qua đó đã có nhiều  doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực này, như:  Tập đoàn Việt – Úc đầu tư nuôi tôm giống tại Đầm Hà (năm 2021, 24 trại giống của Việt - Úc sản xuất gần 1 tỷ con giống, trong đó, 70% được cung cấp cho các cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh); hay doanh nghiệp Phương Anh (TP Móng Cái), HTX Thủy sản Bắc Việt (Đầm Hà) đã đầu tư công nghệ sản xuất giống cá biển, qua đó cung cấp gần 1 tỷ con giống/năm... Như vậy đến nay, trên địa bàn Quảng Ninh có 19 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, mỗi năm cung ứng hơn 2 tỷ con giống thủy sản.

Tỉnh còn khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp chế biến thủy sản để mở rộng tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng, đánh bắt cho người dân. Hiện Quảng Ninh có 9 nhà máy chế biến thủy sản, sản lượng chế biến, xuất khẩu thủy sản hằng năm đạt khoảng 7.500 tấn.

Cùng với đó, tỉnh và ngành Nông nghiệp tiếp tục hướng dẫn các địa phương, đơn vị điều chỉnh cơ cấu nuôi hợp lý, phát triển các vùng nuôi tôm, cá ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển mạnh các sản phẩm nuôi chủ lực tôm, nhuyễn thể; xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, cấp mã vùng nuôi, kỹ thuật nuôi cho từng loại thủy sản, đảm bảo phù hợp với sức tải môi trường.

ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC NUÔI TRỒNG

Đến thời điểm này, trên địa bàn Quảng Ninh hiện có hơn 21.000ha, 14.506 ô lồng nuôi trồng thủy sản; đã hình thành một số vùng nuôi trồng thủy sản, như: Vùng nuôi tôm gần 9.700ha, vùng nuôi nhuyễn thể 4.383ha, vùng nuôi cá song 550ha, vùng nuôi ghẹ 36ha, vùng nuôi cua kết hợp cá, tôm, gần 1.855ha...

Phát triển mạnh mẽ hơn cả trên địa bàn tỉnh phải kể đến nghề nuôi tôm. Trước đây, người dân chủ yếu nuôi tôm bằng phương pháp quảng canh, nay chuyển đổi dần sang nuôi tôm công nghiệp. Trong tổng diện tích gần 7.000ha nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay, có đến 4.000ha nuôi công nghiệp. Năng suất cũng nhờ đó tăng lên, có những nơi đạt 20 tấn/ha/năm. Sản lượng tôm thu hoạch năm 2021 đạt trên 14.000 tấn. Quảng Ninh trở thành địa phương đứng đầu các tỉnh, thành phía Bắc về nuôi tôm.

Cùng với nuôi tôm, tận dụng diện tích bãi triều rộng lớn và vùng biển thích hợp, các địa phương Quảng Yên, Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái còn khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển nuôi các loại nhuyễn thể như nghêu, ngao, hàu, tu hài... với hình thức chủ yếu là nuôi giàn bè, lồng treo, hoặc nuôi trên bãi triều. Sản lượng nhuyễn thể năm 2021 đạt 39.000 tấn.

Các địa phương có lợi thế biển cũng quy hoạch phát triển nuôi cá biển, với các loại cá như song, vược, giò. Hiện nay, diện tích nuôi các loại cá này lên tới 1.348ha, cho sản lượng khoảng 6.000 tấn.

Việc đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới vào khai thác, phát triển nuôi trồng thủy sản, năm 2021, sản lượng thủy sản đạt gần 150.000 tấn, giá trị sản xuất đạt hơn 13.000 tỷ đồng, chiếm 52,5% giá trị của toàn ngành nông nghiệp; trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 21.300ha. 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng thủy sản đạt 73.000 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 38.000 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 32.000ha, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất thủy sản chiếm 60% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp; sản lượng nuôi trồng đạt 83.000 tấn. Đồng thời, tỉnh cũng nâng cao năng lực chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, phát huy tiềm năng để trở thành ngành kinh tế quan trọng trong tương lai; định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2045, xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi trồng thuỷ sản của miền Bắc. 

Qua vận động, tuyên truyền của huyện, xã, người dân Đồng Rui (Tiên Yên đã chuyển từ nuôi tôm quảng cảnh sang nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp.

Qua vận động, tuyên truyền của huyện, xã, người dân Đồng Rui (Tiên Yên đã chuyển từ nuôi tôm quảng cảnh sang nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp.

Qua vận động, tuyên truyền của huyện, xã, người dân Đồng Rui (Tiên Yên đã chuyển từ nuôi tôm quảng cảnh sang nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp.

Phát triển nuôi tôm giống công nghệ cao của Tập đoàn Việt- Úc tại xã Tân Bình, huyện Đầm Hà.

Phát triển nuôi tôm giống công nghệ cao của Tập đoàn Việt- Úc tại xã Tân Bình, huyện Đầm Hà.

Phát triển nuôi tôm giống công nghệ cao của Tập đoàn Việt- Úc tại xã Tân Bình, huyện Đầm Hà.

Ngư dân Hải Hà vận chuyển ngao từ nơi nuôi trồng đi tiêu thụ.

Ngư dân Hải Hà vận chuyển ngao từ nơi nuôi trồng đi tiêu thụ.

Ngư dân Hải Hà vận chuyển ngao từ nơi nuôi trồng đi tiêu thụ.

ĐỂ KINH TẾ BIỂN LÀ MŨI NHỌN

Bốc dỡ hàng hóa tại Cảng Cái Lân vào 7-2022. Ảnh: Đỗ Phương

Bốc dỡ hàng hóa tại Cảng Cái Lân vào 7-2022. Ảnh: Đỗ Phương

Bốc dỡ hàng hóa tại Cảng Cái Lân vào 7-2022. Ảnh: Đỗ Phương

Để phát triển kinh tế biển, ngoài tập trung vào các lĩnh vực Du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế, nuôi trồng thủy sản... Quảng Ninh còn tập trung vào nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ cảng biển, kinh tế hàng hải, khu đô thị ven biển... Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu đến 2030, tổng doanh thu dịch vụ cảng biển đạt khoảng 47.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 18,5%/năm; dịch vụ cảng biển đóng góp khoảng 3%-3,5% trong GRDP của tỉnh.

Bốc xếp hàng hoá tại Cảng container quốc tế Cái Lân. Ảnh: Hùng Sơn

Bốc xếp hàng hoá tại Cảng container quốc tế Cái Lân. Ảnh: Hùng Sơn

Bốc xếp hàng hoá tại Cảng container quốc tế Cái Lân. Ảnh: Hùng Sơn

Được biết, để đẩy nhanh thực hiện phát triển kinh tế biển, Ban Chỉ đạo Phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng, triển khai đến các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có biển triển khai thực hiện 50 đề tài, dự án, nhiệm vụ, tập trung vào các nội dung, gồm: Quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ; phát triển kinh tế biển, ven biển; bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai; nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển; khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển.

Hoạt động làm hàng tại khu vực cảng Con Ong - Hòn Nét (TP Cẩm Phả). Ảnh: Đỗ Phương

Hoạt động làm hàng tại khu vực cảng Con Ong - Hòn Nét (TP Cẩm Phả). Ảnh: Đỗ Phương

Hoạt động làm hàng tại khu vực cảng Con Ong - Hòn Nét (TP Cẩm Phả). Ảnh: Đỗ Phương

Với những giải pháp của mình, Quảng Ninh bước đầu thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; giúp tỉnh thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu về kinh tế biển của cả nước, trung tâm kinh tế biển; là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). 

Thực hiện: Thu Nguyệt - Trần Quang

Trình bày: Mạnh Hà