Với phương châm "Việc gì có lợi cho dân thì làm", trong chặng đường 10 năm qua, Quảng Ninh đã mạnh dạn đột phá để chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh"; đi tiên phong trong đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh gọn tổ chức bộ máy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh. Từ đó, được Trung ương và các địa phương ghi nhận là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

"Những đổi mới, sáng tạo của tỉnh Quảng Ninh trong các nhiệm kỳ đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Với phương châm “Việc gì có lợi cho dân thì làm”, mọi chủ trương, chính sách của tỉnh đều có tư duy và tầm nhìn dài hạn, hợp lòng dân, vì lợi ích chung, vì sự phát triển của tỉnh nên đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo dựng được niềm tin với nhân dân."

Quảng Ninh đã triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác xây dựng, đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị với nhiều mô hình mới, đột phá. Trọng tâm là triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), gắn với đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 03/3/2015 của Tỉnh ủy về “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”. Tỉnh đã chủ động, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mạnh dạn thí điểm thành công nhiều mô hình mới như: 100% thôn, khu bản thực hiện mô hình Bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, khu theo quy trình “Dân tin – Đảng cử”; thành lập Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ trên cơ sở sáp nhập các trường có cùng chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; là tỉnh đầu tiên thành lập Đảng bộ Cục Thuế tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy gắn với sắp xếp lại tổ chức ngành Thuế; thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh trên cơ sở hợp nhất các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh; thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện trực thuộc UBND cùng cấp … Các mô hình này được thực tiễn chứng minh là phù hợp và hiệu quả.

Cử tri thôn 2, xã Bằng Cả, TP Hạ Long, bỏ phiếu bầu trưởng thôn nhiệm kỳ 2022-2025.

Cử tri thôn 2, xã Bằng Cả, TP Hạ Long, bỏ phiếu bầu trưởng thôn nhiệm kỳ 2022-2025.

Cử tri thôn 2, xã Bằng Cả, TP Hạ Long, bỏ phiếu bầu trưởng thôn nhiệm kỳ 2022-2025.

Cùng với đó, Quảng Ninh cũng đi sâu sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức, cơ quan chuyên môn theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Cơ cấu lại và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, chuyển đổi mô hình; sắp xếp các cơ sở đào tạo, đơn vị sự nghiệp y tế phù hợp với tình hình thực tiễn.


Đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, xem xét, nghiên cứu hồ sơ kiến nghị của người dân.

Đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, xem xét, nghiên cứu hồ sơ kiến nghị của người dân.

Đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, xem xét, nghiên cứu hồ sơ kiến nghị của người dân.

Tỉnh cũng tăng cường phân cấp, phân quyền, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nhất là người đứng đầu; phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp; đổi mới cơ chế phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan dân cử, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Qua đó, phát huy dân chủ và sức mạnh tổng hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính thống nhất, thông suốt từ tỉnh đến cơ sở, giải quyết các kiến nghị của cử tri, khiếu nại, tố cáo của nhân dân; khắc phục các hạn chế, khuyết điểm qua giám sát.

Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức thành công Hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2022.

Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức thành công Hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2022.

Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức thành công Hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2022.

Song song với đó, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng chăm lo củng cố, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Các cấp ủy luôn nỗ lực rèn luyện bản lĩnh chính trị, học tập toàn diện kiến thức, tự phê phán nghiêm khắc những mặt non kém, tự chỉnh đốn mình; đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự là công bộc của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá, thước đo hiệu quả hoạt động,

Quảng Ninh đã chủ động đề xuất và đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính, được Trung ương tin tưởng, gợi mở thí điểm nhiều chủ trương mới. Tỉnh đã vừa làm vừa rút kinh nghiệm, có những bước đột phá nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ, thu hút nguồn lực đầu tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực. Cụ thể là đã xây dựng thể chế tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, công chức, lề lối làm việc, kỹ thuật hành chính và cơ chế vận hành, rèn luyện đạo đức, sửa đổi cách làm việc chống quan liêu lãng phí, tham ô… bảo đảm xây dựng một nền hành chính thực sự của dân, do dân và vì dân. Qua đó, đưa Quảng Ninh trở thành điểm sáng trong cả nước về cải cách hành chính - nhiệm vụ được đánh giá là khó khăn, phức tạp vì dễ va chạm, xung đột lợi ích.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn người dân nộp hồ sơ qua mạng.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn người dân nộp hồ sơ qua mạng.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn người dân nộp hồ sơ qua mạng.

Hằng năm, UBND tỉnh đều chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về TTHC, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC, nhằm kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa các thành phần hồ sơ giấy phép không phù hợp, phức tạp, phiền hà, tạo cơ chế xin cho; bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng yêu cầu quản lý; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. Tỉnh đã tích hợp 100% TTHC trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tăng số lượng dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua đó giúp người dân, tổ chức thuận tiện trong giải quyết TTHC, tiết kiệm thời gian và các chi phí đi lại trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.


Bằng việc đẩy mạnh CCHC với tinh thần "Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo cho sự phục vụ", trong thời gian qua tỉnh Quảng Ninh tiếp tục nhận được kết quả đánh giá cao về các chỉ số liên quan đến CCHC. Cụ thể, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giữ vị trí Quán quân 5 năm liên tiếp (2016 - 2021); Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) đứng thứ nhất toàn quốc 3 năm liên tiếp (2019 - 2021), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2021 đứng thứ 2 cả nước. Hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Hành chính công các cấp tiếp tục được chú trọng, nâng cao.


Đến nay, toàn tỉnh đã cung cấp được 1.712/1.832 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, trong đó có 1.387 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt 75%, tương ứng với 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện; tổng số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt tỷ lệ 70%; số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của tỉnh đã hoàn thành tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia là 1.222 thủ tục, đạt tỷ lệ 75%.

Cán bộ Công an TX Quảng Yên trực tiếp hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VNeID để sử dụng các tiện ích của dịch vụ công trực tuyến.

Cán bộ Công an TX Quảng Yên trực tiếp hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VNeID để sử dụng các tiện ích của dịch vụ công trực tuyến.

Cán bộ Công an TX Quảng Yên trực tiếp hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VNeID để sử dụng các tiện ích của dịch vụ công trực tuyến.

Cùng với đó, để thực hiện Chuyển đổi số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 và Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 do đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban chỉ đạo. Tổ chức đánh giá kết quả triển khai Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh giai đoạn 2015 - 2021 và thực hiện ký kết hợp tác triển khai chuyển đổi số giữa tỉnh Quảng Ninh với các Tập đoàn, Công ty công nghệ lớn; công bố kết quả đánh giá mức độ Chính quyền điện tử cấp sở, cấp huyện và cấp xã tỉnh Quảng Ninh năm 2021; đã thành lập 1.473 Tổ công nghệ số cộng đồng.

Người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại TP Hạ Long.

Người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại TP Hạ Long.

Người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại TP Hạ Long.

Kết quả này thể hiện sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm của cả Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân Quảng Ninh. Điều này đã tạo nên thành công của tỉnh ngày hôm nay, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới, sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, là bài học cho các địa phương khác nghiên cứu, đổi mới cách làm.

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định mọi quyết sách, hành động đều vì hạnh phúc của nhân dân. An sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội không ngừng được bảo đảm và nâng cao, trong đó, ưu tiên cao nhất là lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, khoa học và hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trong hơn 2 năm, từ 2020 đến tháng 4/2022,  đại dịch Covid-19 đã diễn ra hết sức phức tạp, kéo dài trên nhiều địa phương trong cả tỉnh, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt kinh tế-xã hội của tỉnh, tác động tiêu cực đến việc làm, sinh kế, tâm lý của nhân dân. Với yêu cầu đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, cùng với cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tỉnh Quảng Ninh luôn chủ động, linh hoạt thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo phưong châm “3 trước”, “4 tại chỗ”, tích cực, chủ động, từ sớm, từ xa, từ cơ sở; thiết lập và vận hành hiệu quả, nhuần nhuyễn cơ chế chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành phòng, chống dịch Covid-19 gắn với trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp theo phương châm “Đúng vai - thuộc bài”.

Cán bộ y tế của TP Hạ Long tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh trường Tiểu học Hữu Nghị.

Cán bộ y tế của TP Hạ Long tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh trường Tiểu học Hữu Nghị.

Cán bộ y tế của TP Hạ Long tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh trường Tiểu học Hữu Nghị.

Trong 2 năm rưỡi chống dịch Covid-19, Quảng Ninh đã huy động tổng lực, chưa từng có từ trước đến nay, với nỗ lực, quyết tâm cao nhất cho công tác phòng, chống dịch. Tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, toàn thể người dân, đặc biệt là huy động 100% lực lượng y tế gồm y tế nhà nước, y tế tư nhân, dân quân y, trường đào tạo ngành y, cán bộ y tế đã nghỉ hưu, tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, dồn lực củng cố và nâng cao năng lực hệ thống y tế từ tỉnh tới cơ sở, nhất là y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường. Xây dựng các kịch bản, phương án khoa học, sát thực tiễn, chủ động sẵn sàng ứng phó thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả với các cấp độ diễn biến của dịch bệnh ngay từ cấp cơ sở; áp dụng tối đa công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch...

Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng phường Phương Đông, TP Uông Bí, thăm hỏi, cung cấp nhu yếu phẩm cho gia đình bệnh nhân.

Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng phường Phương Đông, TP Uông Bí, thăm hỏi, cung cấp nhu yếu phẩm cho gia đình bệnh nhân.

Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng phường Phương Đông, TP Uông Bí, thăm hỏi, cung cấp nhu yếu phẩm cho gia đình bệnh nhân.

Các giải pháp chuyên môn y tế chưa có trong tiền lệ cũng đã được Quảng Ninh nhanh chóng triển khai, như thành lập các bệnh viện dã chiến, giám sát, xét nghiệm, cách ly, triển khai điều trị F0 tại nhà... Đặc biệt, chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất trong lịch sử đã được Quảng Ninh triển khai đi đầu trong cả nước. Từ tháng 4/2021 đến nay, tỉnh đã tổ chức nhiều đợt tiêm chủng diện rộng tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 1, mũi 2 và mũi 3, mũi 4 cho người dân, là một trong những địa phương hoàn thành sớm nhất chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 diện rộng toàn dân. Từ khi thực hiện Nghị quyết số 128-NQ/CP của Chính phủ đến ngày 29/3/2022, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận khoảng 300 ngàn ca nhiễm Covid-19, song các địa phương trong tỉnh vẫn hoàn toàn kiểm soát tốt tình hình, quản lý chặt chẽ và hỗ trợ điều trị, chăm sóc bệnh nhân, giảm tối đa ca nhập viện, ca nhập viện trở nặng, tỷ lệ tử vong chỉ chiếm 0,04%/tổng số ca mắc, thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước khoảng 20 lần; duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi nhanh chóng ngành du lịch.

Người dân khu phố Hai Giếng 2 (phường Cẩm Thủy, TP Cẩm Phả) trao ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19.

Người dân khu phố Hai Giếng 2 (phường Cẩm Thủy, TP Cẩm Phả) trao ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19.

Người dân khu phố Hai Giếng 2 (phường Cẩm Thủy, TP Cẩm Phả) trao ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19.

Chị Trần Hương Nguyên, một tiểu thương ở chợ Hạ Long II, TP Hạ Long, chia sẻ:

“Trong hơn 2 năm diễn ra đại dịch, tôi thực sự thấy mình may mắn là người Quảng Ninh. Tỉnh đã bảo vệ được sự an toàn của nhân dân trong các làn sóng dịch, nhất là  đợt dịch ban đầu, khi vắc xin chưa có, tỷ lệ tử vong vô cùng cao. Và nhân dân Quảng Ninh cũng là những người được tiêm vắc xin sớm nhất cả nước, tạo miễn dịch cộng đồng nhanh nhất nên khi dịch Covid-19 lan ra toàn quốc thì người dân Quảng Ninh đã có vắc xin để chống lại bệnh dịch, số người tử vong không nhiều. Là người Quảng Ninh, tôi luôn tự hào bởi đây là vùng đất rất đáng đến và đáng sống”.

Vào ngày 6/4/2022, trong chuyến thăm, làm việc với tỉnh Quảng Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ:

“Tôi đã có một số lần về thăm và làm việc với Quảng Ninh; lần nào cũng để lại trong tôi những cảm xúc và ấn tượng rất sâu sắc, xúc động, tốt đẹp và hôm nay, qua báo cáo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, nghe ý kiến phát biểu của một số đồng chí và được tận mắt chứng kiến những thành quả cụ thể, tôi rất vui mừng, phấn khởi về sự phát triển của Quảng Ninh trong những năm gần đây”.

Lý giải về những thành công của tỉnh, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khẳng định:

Phát triển vì hạnh phúc của nhân dân không chỉ là mục tiêu hướng tới của Quảng Ninh mà còn được tỉnh hiện thực hóa ở từng bước đi, thể hiện trong từng chính sách và xuyên suốt trong quá trình phát triển. Do vậy, trong mọi điều kiện, tỉnh luôn kiên trì thực hiện mục tiêu gắn chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển con người; xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh trong từng chiến lược, nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của địa phương; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng sống mọi mặt của nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đời sống vật chất và văn hóa tinh thần theo các tiêu chí của “hạnh phúc”; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa.

Hằng năm, tỉnh đều thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách của nhà nước; ban hành nhiều chính sách và huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Tổng chi cho an sinh xã hội giai đoạn 2011-2015 là 4.690 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với tổng chi của giai đoạn trước; giai đoạn 2016 – 2020 là 8.981 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần giai đoạn 2011 – 2015. Tỉnh cũng ưu tiên dành nguồn lực triển khai các chính sách đảm bảo an sinh xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng theo quy định với tổng kinh phí năm 2022 ước thực hiện là 2.013 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, doanh nghiệp, hỗ trợ người dân do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, đến nay đã thực hiện hỗ trợ cho 500.277 người và 6.400 người sử dụng lao động với tổng số tiền đã hỗ trợ là 825.950,55 triệu đồng. Bình đẳng giới trên các lĩnh vực được đảm bảo, nhất là trong lĩnh vực chính trị.

Người lao động TP Hạ Long tham gia Phiên chợ việc làm năm 2022 do thành phố tổ chức.

Người lao động TP Hạ Long tham gia Phiên chợ việc làm năm 2022 do thành phố tổ chức.

Người lao động TP Hạ Long tham gia Phiên chợ việc làm năm 2022 do thành phố tổ chức.

Vùng dân tộc, miền núi, biên giới và biển đảo được đặc biệt quan tâm với việc ban hành Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân tộc và Đề án 196, ưu tiên nguồn lực ngân sách trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 2.000 tỷ đồng và thực hiện tốt các chính sách dân tộc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo so với khu vực thành thị. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết số 06 - NQ/TU về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 - Đây là một trong 15 đề án được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ. Nghị quyết được ban hành có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện tăng trưởng bao trùm, hướng tới sự phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau mà cụ thể là: đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

Chăm sóc người già tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH).

Chăm sóc người già tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH).

Chăm sóc người già tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH).

Song song với đó, tỉnh cũng triển khai Chương trình xây dựng NTM bảo đảm thực sự hiệu quả, thực chất với mục tiêu cao nhất là nâng cao toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, bảo đảm người dân được thụ hưởng thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và tiếp cận các dịch vụ tiệm cận với đô thị. Đồng thời, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo về đích trước 2 năm theo chỉ đạo của Chính phủ và hoàn thành Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2. Công tác xã hội hoá về giảm nghèo được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh, thu hút sự tham gia và huy động nguồn lực thực hiện của cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả. Đến năm 2022 toàn tỉnh còn 258 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,067 % tổng số hộ dân toàn tỉnh; có 2.454 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,635 % tổng số hộ dân toàn tỉnh. So với cuối năm 2021, toàn tỉnh giảm 1.268 hộ nghèo, tương đương giảm 0,343%; giảm 3.099 hộ cận nghèo, tương đương giảm 0,845%. Trên địa bàn tỉnh có 4/13 địa phương (thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô) không còn hộ nghèo; 9/13 địa phương tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% (huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất trong toàn tỉnh: huyện Ba Chẽ là 0,623%, huyện Hải Hà là 0,562%, huyện Bình Liêu là 0,368%).

Cán bộ ngân hàng chính sách xã hội huyện Vân Đồn khảo sát nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của người dân xã đảo Thắng Lợi.

Cán bộ ngân hàng chính sách xã hội huyện Vân Đồn khảo sát nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của người dân xã đảo Thắng Lợi.

Cán bộ ngân hàng chính sách xã hội huyện Vân Đồn khảo sát nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của người dân xã đảo Thắng Lợi.

Hết năm 2022, toàn tỉnh có 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 54/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 26/98 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 13 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 2/7 địa phương đạt chuẩn NTM nâng cao. Tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. GRDP bình quân đầu người đạt 7.614 USD. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 87,66%; đạt 55 giường bệnh, 14,85 bác sĩ, 2,6 dược sĩ đại học và 23 điều dưỡng trên 1 vạn dân. Bên cạnh đó, trong điều kiện phải tập trung nguồn lực cao cho các dự án chiến lược, tỉnh vẫn dành nguồn tài chính không nhỏ đầu tư xây dựng các ngôi trường, khu vui chơi văn hóa, thể thao khang trang, hiện đại để đáp ứng nhu cầu thụ hưởng, nâng cao phúc lợi giáo dục, phúc lợi văn hóa cho nhân dân.

Giờ ăn trưa của các em Trường Mầm non Húc Động, huyện Bình Liêu.

Giờ ăn trưa của các em Trường Mầm non Húc Động, huyện Bình Liêu.

Giờ ăn trưa của các em Trường Mầm non Húc Động, huyện Bình Liêu.

Những thành tựu kinh tế - xã hội vì con người, vì hạnh phúc nhân dân mà Quảng Ninh đã đạt được trong thời gian qua không đơn thuần ở những con số cân đo, đong đếm, mà quan trọng hơn là ở những nỗ lực cao nhất mà tỉnh đã tập trung một cách hiệu quả trong những điều kiện rất khó khăn, phức tạp, để cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Đó cũng là cơ sở niềm tin để khơi dậy khát vọng của nhân dân về một địa phương phát triển, hạnh phúc, một vùng đất năng động, sáng tạo, hướng tới đích lâu dài vì mục tiêu cao nhất là hạnh phúc của nhân dân.

Ngày xuất bản: 1/1/2023
Nội dung: HÀ CHI
Trình bày: MẠNH HÀ