Tết Nguyên đán Giáp Thìn đang đến rất gần. Những ngày này, không khí chuẩn bị đón Tết đã rộn ràng, ngập tràn trên khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở những vùng quê nông thôn mới. Bởi hết năm 2023, 13/13 địa phương của Quảng Ninh hoàn thành xây dựng nông thôn mới; tỉnh Quảng Ninh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Nông thôn Quảng Ninh đang đổi thay từng ngày, từng giờ, hiện hữu trên mỗi con đường, mỗi thửa ruộng, trong mỗi gia đình và cuộc sống của mỗi người dân…

Một mùa xuân mới sắp về, trên những cánh đồng, vườn cây, người nông dân Quảng Ninh vẫn hăng say lao động. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nông nghiệp, thay đổi nếp nghĩ, cách làm kinh tế của người nông dân; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Trên những vùng quê lúa đang ngày càng có nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đem lại giá trị kinh tế cao, thực sự mang lại những mùa vàng bội thu.

Đến xã Sơn Dương (TP Hạ Long) những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận được không khí hăng say thi đua sản xuất của người nông dân trên ruộng đồng, trên những mảnh vườn cây trái sum suê với niềm hân hoan, phấn khởi về một vụ mùa bội thu. Dẫn chúng tôi thăm vườn ổi của gia đình, trong tiếng cười giòn tan, anh Phạm Văn Chí, xã viên HTX Nông-lâm-ngư nghiệp Việt Hưng (xã Sơn Dương, TP Hạ Long) chia sẻ: Nhà tôi có 300 gốc ổi, đã trồng được hơn 2 năm tuổi, riêng đợt vừa rồi cho thu hoạch gần 4 tấn, thu về gần 70 triệu đồng. Tết này "ấm" hơn rồi...

Anh Phạm Văn Chí, xã viên HTX Nông-lâm-ngư nghiệp Việt Hưng (xã Sơn Dương, TP Hạ Long) phấn khởi, nhờ vụ ổi gia đình có cái Tết đủ đầy hơn.

Anh Phạm Văn Chí, xã viên HTX Nông-lâm-ngư nghiệp Việt Hưng (xã Sơn Dương, TP Hạ Long) phấn khởi, nhờ vụ ổi gia đình có cái Tết đủ đầy hơn.

Anh Phạm Văn Chí, xã viên HTX Nông-lâm-ngư nghiệp Việt Hưng (xã Sơn Dương, TP Hạ Long) phấn khởi, nhờ vụ ổi gia đình có cái Tết đủ đầy hơn.

Theo chia sẻ của anh Phạm Văn Chí, khi tham gia vào HTX, có sự liên kết trong trồng trọt, tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăm sóc, sản phẩm làm ra chất lượng, giá trị được nâng lên, được người tiêu dùng ngày càng tin dùng, ủng hộ. Người nông dân không còn phải vất vả “mò mẫm” tìm đầu ra, giá trị của quả ổi Hoành Bồ đã và đang tiếp tục được khẳng định lên một tầm mới. Hiện nay, bình quân 1ha trồng cho thu hoạch 32 tấn, giá trị kinh tế mang lại từ 620-650 triệu đồng. Sơn Dương hiện là vùng trồng ổi lớn nhất của TP Hạ Long. Nhiều nông dân của Sơn Dương “đổi đời” từ trồng cây ổi, những căn nhà mới khang trang không còn hiếm trên mảnh đất khó.

Anh Chí sơn dương, hạ long

Ở vùng cam Vạn Yên (Vân Đồn) những tháng cuối năm, trên những sườn đồi, xen lẫn trong màu xanh của núi rừng là những "tấm áo hoa" vàng ruộm, đỏ rực. Nhờ sự chăm sóc dày công, tỉ mỉ của người nông dân, vườn cam vào mùa luôn trĩu quả.

Vườn cam

Vườn cam của hộ gia đình ông Trần Văn Hậu khoe quả trong nắng sớm.

Vườn cam của hộ gia đình ông Trần Văn Hậu khoe quả trong nắng sớm.

Ông Trần Văn Hậu, Giám đốc HTX Nông trang Vạn Yên cho biết: HTX hiện có 16 thành viên, trồng khoảng 50ha chuyên cây cam. Trong những năm qua, HTX chú trọng xây dựng, nâng cao hình ảnh, chất lượng của giống cam bản địa, bên cạnh đó, tích cực tìm tòi các giống cam mới, cho năng suất cao. Cùng với đó, chú trọng phát triển du lịch trải nghiệm. Năm 2023, mặc dù sản lượng cam giảm so với năm trước nhưng bù lại lượng khách đến tham quan, trải nghiệm các vườn cam của xã viên tăng cao, từ 20-30%. Như mô hình trải nghiệm của gia đình năm qua đạt hơn 1 vạn lượt khách, trong đó khách tỉnh ngoài khá nhiều. Qua 5 năm triển khai mô hình, đã dần khẳng định hướng đi đúng trong phát triển nông nghiệp sạch gắn với dịch vụ du lịch. Đời sống của bà con xã viên ngày một khởi sắc.

du khách chụp ảnh trải nghiệm tại vườn cam nông trang, vạn yên

Du khách chụp ảnh trải nghiệm tại vườn cam HTX Nông trang Vạn Yên. Ảnh: Văn Tiến (CTV)

Du khách chụp ảnh trải nghiệm tại vườn cam HTX Nông trang Vạn Yên. Ảnh: Văn Tiến (CTV)

Thành lập từ tháng 7/2014, HTX Nông trang Vạn Yên hình thành trên cơ sở tập hợp những hộ gia đình trồng cam trên địa bàn với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, cùng giúp nhau phát triển, đưa cam Vạn Yên thành sản phẩm có thương hiệu để vươn ra thị trường. HTX đã tập trung vào nâng cao chất lượng quả cam bằng việc áp dụng trồng cam theo mô hình VietGAP. Trong thời gian tới, HTX tiếp tục đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc vườn cam, cùng với đầu tư một số điểm nhấn du lịch, tiếp tục nâng chất sản phẩm, dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng, du khách ngày một tốt hơn.

Cũng như các vùng quê khác trên địa bàn tỉnh, những ngày giáp Tết, không khí sản xuất trên các cánh đồng ở "vựa rau" Quảng Yên cũng nhộn nhịp hơn hẳn. Bà con nông dân cùng nhau tăng gia sản xuất, người thì cuốc đất, chuẩn bị xuống đợt giống mới, người lại tất tả thu hoạch rau màu cho kịp chuyến hàng sớm mai. Nhanh nhẹn cắt gọt những củ su hào xanh non, chị Phạm Hồng Thắm, khu Đống Vông, phường Cộng Hòa (TX Quảng Yên) cho biết: Thời điểm này so với năm trước tuy giá cả không bằng nhưng cũng đã tăng cao. Nếu như hồi đầu tháng Chạp, su hào giá chỉ 2.000 đồng/kg, cách đây mấy ngày trước tôi bán được 4.000 đồng/kg, đến nay tăng lên 7.000-8000 đồng/kg. Nếu giá ổn định 8.000 đồng/kg, dự kiến mỗi sào su hào thu về 7 triệu đồng.

Tiểu thương thu mua rau của người dân cộng hòa, quảng yên.

Tiểu thương thu mua rau của người dân tại "vựa rau" phường Cộng Hòa, TX Quảng Yên.

Tiểu thương thu mua rau của người dân tại "vựa rau" phường Cộng Hòa, TX Quảng Yên.

Các loại rau khác giá cũng rục rịch tăng, như bắp cải 6.000-10.000 đồng/cái; cải xoong 10.000 đồng/mớ; su su 7.000-8.000 đồng/kg...Theo thông tin từ các tiểu thương, dịp Tết Nguyên đán, giá cả rau màu có xu hướng tăng từ 20-30%. Người nông dân có thêm thu nhập sắm sửa Tết đầy đủ hơn.

Hòa chung không khí thi đua sản xuất, trên cánh đồng tại thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương (TX Đông Triều) trải khắp một màu xanh mướt của khoai tây Atlantic, rau màu đang sắp vào vụ thu hoạch.

Ông Hồ Quang Hanh, thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương, TX Đông Triều, hồ hởi: Trước đây, cánh đồng thôn Bắc Mã 1 chỉ cấy 2 vụ lúa/năm, sau vụ lúa mùa, ruộng đồng thường bỏ hoang, gây lãng phí đất canh tác. Nhưng từ khi mô hình trồng khoai tây Atlantic thành công đã mở hướng đi mới, giúp nhiều hộ dân thôn Bắc Mã 1 tìm được cây trồng xen canh tăng vụ rất phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình tôi và bà con trong thôn gắn bó với trồng khoai tây đến nay cũng đã 12 năm. Từ những khó khăn ban đầu, đến nay mô hình đã khẳng định hướng đi đúng, trúng trong phát triển nông nghiệp tại địa phương, góp phần tăng gia sản xuất, tăng năng suất lao động. Cây khoai tây Atlantic trở thành cây trồng vụ Đông Xuân chủ lực, góp phần khai thác hiệu quả đất đai, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân.

người dân kiểm tra khoai, bình dương, đông triều.

Người dân thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương, TX Đông Triều, phấn khởi về vụ khoai tây sắp cho thu hoạch đạt sản lượng cao.

Người dân thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương, TX Đông Triều, phấn khởi về vụ khoai tây sắp cho thu hoạch đạt sản lượng cao.

Khoe thêm với chúng tôi về thu nhập của bà con, ông Hanh bảo: Bình quân mỗi năm thu hoạch khoai tây trên địa bàn xã đạt 1.500 tấn, đều được công ty thu mua với giá 8.000 đồng/kg. Nhà anh Điển trong thôn vụ năm ngoái trồng được 75 tấn, thu gần 600 triệu đồng. Bình Dương hiện có khoảng 15 hộ trồng khoai tây diện tích lớn từ 5-8ha. Riêng nhà tôi, năm nay trồng hơn 2ha, trừ chi phí, máy móc, nhân công dự kiến thu về 150 triệu đồng. Ngoài khoai tây, vụ Đông bà con trồng hoa màu khác cũng cho thu hoạch tốt như hoa dơn lợi nhuận dự kiến đạt 8-9 triệu đồng/sào; bưởi đạt trên 100 triệu đồng/ha; na đạt hơn 200 triệu đồng/ha; mô hình trồng rau A ốc bước đầu cho hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Dương, TX Đông Triều, cho biết: Vụ Đông năm 2023-2024, toàn xã trồng gần 200ha, trong đó khoai tây Atlantic là 125,2ha, còn lại là rau màu, hành tỏi, hoa các loại. Xã cũng thực hiện tốt việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân.

Năm 2023, Ban Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng của xã tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức 5 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, hội thảo phân bón, mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ với 515 hộ nông dân tham gia. Vụ Đông năm 2023-2024 đã phối hợp tổ chức 2 lớp tập huấn chuyển giao KHKT, trong đó 1 lớp tập huấn kỹ thuật về trồng cây khoai tây Atlantic và 1 lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây rau A ốc, đồng thời kết hợp tập huấn cách sử dụng phân bón hiệu quả cho trên 180 hộ nông dân tham gia.

Nhân dân trên địa bàn tiếp tục đầu tư cải tạo cây trồng có giá trị kinh tế như cây na, vải, nhãn, thanh long, cam, bưởi và quan tâm chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả. Tổng diện tích trồng cây ăn quả đạt 98,56ha. Giá trị kinh tế vườn đồi năm 2023 của địa phương đạt 22,4 tỷ đồng.

Những mùa vàng đang theo chân người nông dân từ vườn cây, cánh đồng về đến những ngôi nhà hạnh phúc. Có thu nhập cao, người nông dân có thêm điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống, đón một năm mới sung túc, đủ đầy.

Những con đường quê sáng, xanh, sạch, đẹp; những cánh đồng, chuồng trại thu nhập cả chục, trăm triệu đồng mỗi năm; những mái nhà khang trang “cứng móng, cứng nền, cứng mái”; những gương mặt rạng rỡ, phấn khởi khi Tết đến, Xuân về. Đó là những hình ảnh dễ dàng bắt gặp ở các thôn, xã, huyện nông thôn mới của Quảng Ninh những ngày này.

Con đường thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, mới được đầu tư trải thảm nhựa với chiều dài 900m, lắp điện chiếu sáng, bố trí thùng rác công cộng, có gần 60 chậu hoa giấy trồng hai bên đường. Trước đây, ít ai nghĩ rằng, một con đường thôn ở xã xa xôi của huyện Ba Chẽ lại khang trang, sáng xanh, sạch, đẹp, an toàn như thế. Nhưng giờ đây, những tuyến đường như thế xuất hiện rất nhiều ở Ba Chẽ. Có thể kể ra như đường thôn Đồng Loóng, xã Thanh Lâm; đường thôn Nam Hả Ngoài, xã Nam Sơn; đường thôn Làng Mô, thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc… Những con đường đều được bê tông hoá, lắp điện chiếu sáng, trồng hoa, cây cảnh hai bên đường hoặc vẽ tranh tường…

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác trồng chăm sóc hoa, cây xanh, bóng mát thuộc tuyến đường thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn. Ảnh: Bình Minh (CTV)

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác trồng chăm sóc hoa, cây xanh, bóng mát thuộc tuyến đường thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn. Ảnh: Bình Minh (CTV)

Đây là kết quả của các ngành, chi bộ, đoàn thể, quần chúng nhân dân các thôn, xã đã thường xuyên, liên tục chung tay, góp sức thực hiện các phong trào thi đua “Ngày thứ 7 nông thôn mới, ngày chủ nhật xanh”, “5 không, 3 sạch”, “Thắp sáng đường quê”, "Xây dựng cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp"… Nhờ đó, diện mạo những vùng nông thôn của Ba Chẽ đổi thay từng ngày, trở thành động lực để nhân dân thi đua làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình và xây dựng nông thôn mới. Chị Triệu Thị Dung, thôn Thành Công, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, phấn khởi: Những năm qua, hệ thống đường thôn, xã được quan tâm mở rộng và làm mới. Nhờ có những con đường đẹp mà đời sống bà con được nâng cao rất nhiều. Tết sắp đến rồi, đi đâu, mua bán gì cũng rất thuận tiện.

Còn nhớ năm 2010, khi bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Chẽ trung bình chỉ đạt 2,2/19 tiêu chí, 13/39 chỉ tiêu; có 5 xã đặc biệt khó khăn, chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt mức 4,7 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo là trên 48%. Với quyết tâm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người nông dân, Ba Chẽ xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu. Trong đó chú trọng xây dựng mục tiêu, kế hoạch, giải pháp sát với điều kiện, tình hình của địa phương.

Tiết mục văn nghệ chào mừng tại Lễ công bố huyện Ba Chẽ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Tiết mục văn nghệ chào mừng tại Lễ công bố huyện Ba Chẽ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giờ đây, toàn huyện có 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó có 2 xã Lương Mông, Minh Cầm đáp ứng đầy đủ theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; thị trấn Ba Chẽ đạt đô thị văn minh. Huyện đạt chuẩn 9/9 tiêu chí, 36/36 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; thu nhập đầu người đạt 66 triệu đồng/người/năm. Ngày 05/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1572/QĐ-TTg công nhận huyện Ba Chẽ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Còn ở Bình Liêu, mấy Tết gần đây nhiều bà con rất phấn khởi khi những con đường giao thông được trải bê tông, nối dài đến tận thôn bản. Có đường đi thuận tiện, ô tô về tận thôn, nhiều nhà mạnh dạn xây nhà 2,3 tầng; nhiều nhà đã mua ô tô. Đặc biệt, dự án cải tạo tuyến đường dài hơn 43km từ Húc Động - Đồng Văn - Cao Ba Lanh kết nối với đường 18C với tổng mức đầu tư 430 tỷ đồng trở thành tuyến giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và hứa hẹn thu hút nhiều hơn khách du lịch đến với Bình Liêu. Anh Phùn Dảu Lỷ, bản Sông Moóc A, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, phấn khởi khoe: Nhờ có đường giao thông to, thẳng, đẹp, bây giờ thu hoạch hồi đến đâu, thương lái đánh ô tô đến tận nhà mua đến đó. Thuận tiện lắm. Không như trước đây đường xấu, hẹp, phải chở đi xa mới đến nơi thu mua, tốn công, tốn sức lắm.

Thương lái lên các bản thuộc xã Đồng Văn (Bình Liêu) thu mua hồi của bà con. 

Thương lái lên các bản thuộc xã Đồng Văn (Bình Liêu) thu mua hồi của bà con. 

Niềm vui của người dân huyện Ba Chẽ, Bình Liêu cũng là niềm vui chung của cả tỉnh khi hết năm 2023, toàn tỉnh có 98 xã (100%) đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó 56 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 13/13 địa phương cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó có 4 huyện cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đặc biệt, hết năm 2023 Quảng Ninh đã về đích trước 3 năm Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Nông thôn mới không chỉ mang lại diện mạo mới tại các làng quê, thôn xóm trên địa bàn Quảng Ninh, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống sung túc, thôn, khu văn minh. Chất lượng đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập của người dân khu vực nông thôn của tỉnh bình quân đạt trên 60 triệu đồng/người/năm.

Người dân thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long)  dọn vệ sinh đường vào khu du lịch trải nghiệm. Ảnh: Phạm Hải

Người dân thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long)  dọn vệ sinh đường vào khu du lịch trải nghiệm. Ảnh: Phạm Hải

“Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”. Quảng Ninh đang hướng đến mục tiêu xây dựng mỗi miền quê nông thôn mới ngày càng hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông; thu nhập của người dân nông thôn ngày càng nâng cao; môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hoá lành mạnh, gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá Quảng Ninh. Một mùa xuân mới sắp tới, người dân ở các miền quê lúa Quảng Ninh tự hào vì “trái ngọt” xây dựng nông thôn mới ở địa phương có phần lớn công sức của mỗi người đóng góp, càng phấn khởi hơn bởi họ chính là người được thụ hưởng, trở thành những người nông dân hạnh phúc ở miền quê đang sống.

Nông dân trồng đào, quất tại thôn Đồng Đò, xã Bình Khê (TX Đông Triều) hối hả cung ứng sản phẩm cho Tết Nguyên đán. Ảnh: Minh Đức

Nông dân trồng đào, quất tại thôn Đồng Đò, xã Bình Khê (TX Đông Triều) hối hả cung ứng sản phẩm cho Tết Nguyên đán. Ảnh: Minh Đức

Sau 10 năm triển khai chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm – OCOP Quảng Ninh, toàn tỉnh đã có 219 chủ thể sản xuất tham gia chương trình với tổng số 566 sản phẩm. Những ngày này, sản phẩm OCOP Quảng Ninh đang có mặt ở nhiều thị trường, được người tiêu dùng tin cậy, lựa chọn tiêu dùng.

Đến hẹn lại lên, tối 2/2, Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024 khai mạc với quy mô 200 gian hàng, trong đó có 100 gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của 13 địa phương trong tỉnh. Cũng như các lần hội chợ trước, các địa phương, các hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp… đều mang đến hội chợ những sản phẩm chất lượng, được đánh giá sao của đơn vị mình nhằm mang tới cho người dân, du khách sản phẩm tốt nhất cho dịp Tết Nguyên đán.

Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh công bố và trao chứng nhận cho các đơn vị có sản phẩm OCOP đạt 4 sao năm 2023. 

Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh công bố và trao chứng nhận cho các đơn vị có sản phẩm OCOP đạt 4 sao năm 2023. 

Công ty TNHH Hải sản Vân Đồn (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) có một gian hàng lớn tại hội chợ. Là đơn vị chuyên chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, Công ty mang đến nhiều sản phẩm được chế biến từ hải sản, như mắm, ruốc hàu, ruốc bề bề, ruốc tôm… được công ty đầu tư mẫu mã, bao bì đẹp mắt. Trong số đó, sản phẩm ruốc hàu Vân Đồn của Công ty được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao. Chị Đỗ Thị Thu Thảo, nhân viên Công ty Hải sản Vân Đồn, cho biết: Trong mấy ngày vừa qua, tại hội chợ, sản phẩm ruốc hàu Vân Đồn được nhiều người lựa chọn, như ngày 3/2 đã bán được hơn 100 lọ. Ngoài ra, rất nhiều công ty, đơn vị đã lựa chọn hộp sản phẩm này để làm quà Tết tặng cho nhân viên và đối tác.

Các gian hàng OCOP Quảng Ninh tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024 luôn thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm.

Các gian hàng OCOP Quảng Ninh tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024 luôn thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm.

Tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024, các gian hàng OCOP Quảng Ninh chiếm ưu thế với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng, được nhiều khách hàng lựa chọn mua sắm. Hầu như sản phẩm OCOP của địa phương nào cũng trở thành mặt hàng được ưa chuộng, đặc biệt là vào dịp Tết, như: Chả mực Hạ Long, trà hoa vàng Ba Chẽ, miến dong Bình Liêu, củ cải Đầm Hà, rau củ quả an toàn Ba Nhất (TX Quảng Yên), tỏi đen Thái An (Móng Cái), nước mắm Cái Rồng… Chị Nguyễn Thị Hương (phường Hồng Hà, TP Hạ Long) cho biết: Một năm, tỉnh tổ chức vài lần hội chợ OCOP, lần nào tôi cũng đến xem và mua hàng. Bởi các sản phẩm OCOP Quảng Ninh phong phú, đảm bảo chất lượng. Tôi không chỉ mua về sử dụng mà còn mang biếu người thân, bạn bè ở các tỉnh ngoài Quảng Ninh.

Sự tin tưởng, ưa chuộng của người dân, du khách đối với sản phẩm OCOP Quảng Ninh là có cơ sở bởi 10 năm qua, tỉnh đã đặc biệt quan tâm thực hiện Chương trình OCOP nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ, bền vững giữa người sản xuất, chế biến và tiêu thụ, xây dựng thương hiệu nông sản Quảng Ninh ngày càng chiếm được sự tin yêu của người tiêu dùng. Đến nay, toàn tỉnh có 219 chủ thể sản xuất tham gia chương trình OCOP, với 54 doanh nghiệp, 87 hợp tác xã, 78 hộ sản xuất; 566 sản phẩm tham gia chương trình OCOP; trong đó, có 401 sản phẩm đạt từ 3 đến 5 sao. Đặc biệt, 100% sản phẩm OCOP đã được đưa lên sàn thương mại điện tử giúp người tiêu dùng trong và ngoài nước có thể mua sản phẩm OCOP Quảng Ninh một cách thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi khi có nhu cầu và mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường nước ngoài vẫn tiếp tục được tỉnh thực hiện với nhiều hoạt động, như: Chương trình xúc tiến OCOP tại các Hội chợ Thương mại ASEAN - Trung Quốc, Hội chợ Thương mại Du lịch quốc tế Việt-Trung... hay mở rộng xúc tiến vào các thị trường nước ngoài cụ thể như: Lào, Campuchia, Thái Lan...

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh trên trang thương mại ocopquangninh.com.vn.

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh trên trang thương mại ocopquangninh.com.vn.

OCOP đã trở thành thương hiệu của nông sản Quảng Ninh, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng NTM. Thông qua chương trình, nhiều sản phẩm gắn với đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân các địa phương đã được đánh thức, trở thành những sản phẩm thế mạnh, có giá trị gia tăng cao, tạo thêm công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, có từ 8 đến 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia; bảo đảm 100% sản phẩm OCOP được dán tem điện tử, hoặc có mã số mã vạch truy xuất nguồn gốc; xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, 100% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…

Càng ngày cận Tết Nguyên đán, những nông dân trồng hoa trên địa bàn tỉnh càng tập trung, dồn sức chăm chút cho vườn hoa của mình với kỳ vọng một vụ hoa Tết bội thu. Khắp các khu vườn, cánh đồng từ đồng bằng đến miền núi, các loại hoa thi nhau khoe sắc, tạo nên một không gian tràn ngập sắc xuân.

hoa xuân

Những ngày này, các khu vườn ở HTX hoa Đồng Chè, TP Hạ Long, tràn ngập sắc màu các loại hoa.

Những ngày này, các khu vườn ở HTX hoa Đồng Chè, TP Hạ Long, tràn ngập sắc màu các loại hoa.

hoa xuân

Những chậu hoa cúc chi vàng rực rỡ đã được xuất bán từ trước Tết 10-15 ngày.

Những chậu hoa cúc chi vàng rực rỡ đã được xuất bán từ trước Tết 10-15 ngày.

hoa xuân

Nhiều người tranh thủ đến tận vườn để chọn cho mình những chậu hoa ưng ý nhất.

Nhiều người tranh thủ đến tận vườn để chọn cho mình những chậu hoa ưng ý nhất.

hoa xuân

Những cánh đồng hoa ly chúm chím hứa hẹn bung nở đúng những ngày Tết.

Những cánh đồng hoa ly chúm chím hứa hẹn bung nở đúng những ngày Tết.

hoa xuân

Nhiều vườn hoa ly nở rực rỡ dành cho những người chơi Tết sớm.

Nhiều vườn hoa ly nở rực rỡ dành cho những người chơi Tết sớm.

hoa xuân

Nhân viên HTX hoa Đồng Chè hối hả xếp hoa lan vào chậu, chuẩn bị cho hội chợ hoa Tết.

Nhân viên HTX hoa Đồng Chè hối hả xếp hoa lan vào chậu, chuẩn bị cho hội chợ hoa Tết.

hoa xuân

Những cây quất đẹp được mang đến hội chợ hoa xuân.

Những cây quất đẹp được mang đến hội chợ hoa xuân.

hoa xuân

Nông dân trồng đào ở Vân Đồn phấn khởi vì đào nở đúng dịp Tết.

Nông dân trồng đào ở Vân Đồn phấn khởi vì đào nở đúng dịp Tết.

hoa xuân

Những cành đào đẹp nhất đã được khách đặt mua.

Những cành đào đẹp nhất đã được khách đặt mua.

hoa xuân

Mấy năm gần đây, người dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, cũng chú trọng trồng đào để bán vào dịp Tết.

Mấy năm gần đây, người dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, cũng chú trọng trồng đào để bán vào dịp Tết.

Vườn đào của người dân thôn Co Sen, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, vừa để bán, mang lại kinh tế cho người dân, vừa là điểm check-in cho du khách.

Vườn đào của người dân thôn Co Sen, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, vừa để bán, mang lại kinh tế cho người dân, vừa là điểm check-in cho du khách.

Ngày xuất bản: 4/2/2024
Chỉ đạo thực hiện: HOÀNG QUÝ
Nội dung: HOÀNG QUÝ - THANH HOA - HOÀNG NHI - HẰNG NGẦN
Trình bày: MẠNH HÀ