
Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy tinh gọn, gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; mạnh dạn thí điểm thành công nhiều mô hình mới. Trong đó, tỉnh đã tiên phong thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh trên cơ sở hợp nhất các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh. Qua đó, nhằm tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin, báo chí trong một cơ chế thống nhất; phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hình truyền thông trên mặt trận tư tưởng; góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh trong tình hình mới.
Tỉnh Quảng Ninh luôn nhận thức sâu sắc việc sắp xếp, đổi mới tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh là yêu cầu cấp thiết nhằm tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin, báo chí trong một cơ chế thống nhất; phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hình truyền thông trên mặt trận tư tưởng; góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh trong tình hình mới; đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trên quan điểm đó, Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã báo cáo, xin ý kiến về chủ trương thành lập Cơ quan Truyền thông đa phương tiện trực thuộc Tỉnh uỷ Quảng Ninh và đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng chấp thuận, lựa chọn để triển khai thực hiện mô hình hợp nhất cơ quan báo chí cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước.
Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thế Lãm, giữ chức vụ Giám đốc, Tổng Biên tập Trung tâm Truyền thông tỉnh.
Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thế Lãm, giữ chức vụ Giám đốc, Tổng Biên tập Trung tâm Truyền thông tỉnh.
Ngay sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã khẩn trương xây dựng và hoàn thiện Đề án thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh, gồm: Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh, Cổng thông tin điện tử tổng hợp (thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Báo Hạ Long của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh theo hướng mô hình “Toà soạn hội tụ đa phương tiện, phóng viên tác nghiệp đa loại hình, lấy công nghệ thông tin làm nền tảng”.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã luôn quán triệt sâu sắc, bám sát quan điểm chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 8309-CV/VPTW, đảm bảo thận trọng, khoa học và phải thực sự hiệu quả: Chỉ đạo tổ chức thực hiện thật tốt, có bước đi chắc chắn; tổ chức bộ máy gọn nhẹ, chú trọng xây dựng, sử dụng và phát huy tốt nhất đội ngũ cộng tác viên; lựa chọn lãnh đạo, quản lý, biên tập viên, phóng viên thực sự có nghề, có tâm, có quan điểm chính trị vững vàng. Đồng thời, xác định đổi mới cơ quan báo chí phải phù hợp với xu thế phát triển của thời đại bùng nổ thông tin và khoa học, công nghệ; thích ứng với xu hướng đổi mới và từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị của tỉnh; xu hướng mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch hoá thông tin; đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy trao Bằng khen UBND tỉnh cho Trung tâm Truyền thông tỉnh và các tập thể trực thuộc đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí.
Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy trao Bằng khen UBND tỉnh cho Trung tâm Truyền thông tỉnh và các tập thể trực thuộc đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí.
Xác định đây là mô hình mới, cần triển khai thận trọng, khoa học và phải thực sự hiệu quả, tỉnh đã xây dựng lộ trình, bước đi bài bản, chắc chắn từ việc xây dựng Đề án, thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, sau đó là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Đặc biệt, tỉnh đã coi trọng công tác bố trí cán bộ có năng lực công tác, kinh nghiệm, uy tín, khả năng đoàn kết, quy tụ; đồng thời động viên, khuyến khích, giao trách nhiệm cho cán bộ; làm tốt công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm yên tâm công tác.
Tỉnh Quảng Ninh cũng xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đổi mới tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thông tin, báo chí, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong tình hình mới; đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân đối với các sản phẩm báo chí địa phương. Từ đó, tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin, báo chí trong một cơ chế thống nhất; phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hình truyền thông, tạo sự đồng thuận xã hội cao trong triển khai, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Mục tiêu hướng tới là xây dựng Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tặng hoa chúc mừng Trung tâm Truyền thông tỉnh.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tặng hoa chúc mừng Trung tâm Truyền thông tỉnh.
Với những sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Trung tâm Truyền thông tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2019 theo Quyết định số 1276-QĐ/TU ngày 18/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đây là Trung tâm Truyền thông cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước được thành lập hoạt động theo Luật Báo chí và Quy hoạch Báo chí quốc gia nhằm phát triển sự nghiệp thông tin, tuyên truyền, báo chí của tỉnh; thực hiện có hiệu quả mô hình "Tòa soạn hội tụ”; xây dựng hệ thống báo chí tỉnh Quảng Ninh hội nhập và phát triển.
Ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 là cơ sở vững chắc để Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh mạnh dạn triển khai mô hình Trung tâm Truyền thông trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Ninh. Đồng thời, việc xuất phát từ nhu cầu phát triển khách quan của hệ thống các cơ quan báo chí của tỉnh, thông qua việc nghiên cứu kỹ thực trạng phát triển, dự báo những thời cơ, thuận lợi, những khó khăn, thách thức có thể gặp phải… càng củng cố quyết tâm chính trị cho việc hiện thực hóa mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh. Vai trò định hướng, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh rất quan trọng, nếu thiếu sự đầu tư, hỗ trợ này ở giai đoạn ban đầu và định hướng chiến lược phát triển dài hạn sẽ rất khó cho mô hình cơ quan truyền thông hiện đại, hoạt động hiệu quả dạng thức các tổ hợp, tập đoàn truyền thông có thể hình thành trong thực tiễn ở nước ta, nhất là trong điều kiện các cơ quan báo chí cấp tỉnh, thành trực thuộc Trung ương phân tán, có quy mô, tiềm lực còn hạn chế, mô hình tổ chức theo dạng thức truyền thống, ít có sự đổi mới; tuy nhiên, phải dựa trên nguyên tắc, hỗ trợ là để giúp phát huy tiềm lực nội tại của các cơ quan truyền thông - yếu tố quyết định sự phát triển của các cơ quan báo chí, truyền thông - tuyệt nhiên các cấp ủy, chính quyền không làm thay hay can thiệp sâu, làm giảm bớt tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, báo chí.
Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh và đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí tại Quảng Ninh.
Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh và đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí tại Quảng Ninh.
Trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai vận hành mô hình hoạt động mới, đảm bảo nâng cao chất lượng các kênh truyền thông, các ấn phẩm báo chí và hoạt động chung; từng bước xây dựng và phát triển theo xu hướng của báo chí hiện đại, mô hình toà soạn hội tụ đa phương tiện đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đặc biệt, sau 3 năm triển khai thực hiện mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã tiến hành sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh một cách công phu bài bản, khách quan trên cơ sở tranh thủ ý kiến từ cơ sở cho đến các chuyên gia đầu ngành ở cả góc độ lý luận, khoa học và thực tiễn. Đồng thời, tổ chức điều tra dư luận xã hội (3.000 phiếu) trong toàn tỉnh về mô hình; tiến hành đánh giá nội bộ về hoạt động của Trung tâm. Tháng 12/2021, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh chủ trì phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Hợp nhất các cơ quan báo chí, thông tin cấp tỉnh từ thực tiễn hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh” với sự tham gia của gần 200 đại biểu là các nhà quản lý báo chí, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu báo chí, truyền thông, lãnh đạo các cơ quan báo chí trong nước và trong tỉnh…
Thực tiễn cho thấy, mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh là kết quả sự kết hợp hài hòa và thành công giữa ý chí chính trị và nhu cầu phát triển khách quan, tự thân, nhờ đó cho ra đời một mô hình cơ quan truyền thông - một thực thể truyền thông thống nhất, hòa hợp, vận hành ngày càng nhuần nhuyễn. Những hạn chế, bất cập phát sinh liên tục được nhận diện để hóa giải, xử lý. Qua kết quả điều tra dư luận xã hội của tỉnh về hoạt động của Trung tâm Truyền thông, người dân đánh giá mức độ “Rất hài lòng” và “hài lòng” về chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh với tỷ lệ đạt 92,9%.
Lễ Kỷ niệm 95 năm báo Than, 60 năm Báo Quảng Ninh ra số đầu tiên, 40 năm phát sóng truyền hình Quảng Ninh và 5 năm ngày thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh.
Lễ Kỷ niệm 95 năm báo Than, 60 năm Báo Quảng Ninh ra số đầu tiên, 40 năm phát sóng truyền hình Quảng Ninh và 5 năm ngày thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh.
Mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh là sự cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động của cơ quan báo chí của tỉnh nói riêng, phù hợp với Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Đồng thời, việc thành lập cũng xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi khách quan từ sự phát triển của các cơ quan báo chí của tỉnh Quảng Ninh, góp phần khắc phục tình trạng phân tán nguồn lực, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực tài chính, khả năng cạnh tranh hạn chế, tình trạng hành chính hóa bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động, mô hình tổ chức nhiều tầng nấc trung gian, sự phân định chức năng chồng chéo, thiếu cơ chế liên kết, phối hợp hiệu quả, hoạt động kinh tế truyền thông chưa được phát huy..., từ đó hình thành mô hình cơ quan truyền thông hiện đại, chuyên nghiệp, nguồn lực tập trung hơn, mạnh hơn.
Việc hợp nhất 4 cơ quan truyền thông riêng lẻ giúp tinh gọn bộ máy, giảm 8 đầu mối cấp phòng, 8 trưởng phòng, 17 người so với thời điểm thành lập. Quan trọng hơn chính là sự thay đổi về chất của mô hình tổ chức, theo hướng ngày càng khoa học và hiệu quả, khi được tổ chức theo quy trình - chu trình sản xuất đồng bộ. Nguồn thông tin trở thành tài sản chung của Trung tâm Truyền thông được các phòng khai thác, cung cấp phù hợp với từng loại hình báo chí, vừa tiết kiệm về nguồn lực, vừa tránh trùng lặp nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu đa dạng về thông tin, cũng như phương thức tiếp nhận phong phú của công chúng.
Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh là mô hình hợp nhất của 4 cơ quan báo chí truyền thông.
Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh là mô hình hợp nhất của 4 cơ quan báo chí truyền thông.
Tổ chức bộ máy chặt chẽ của Trung tâm Truyền thông giúp phát huy tối đa hiệu quả các phòng chức năng.
Tổ chức bộ máy chặt chẽ của Trung tâm Truyền thông giúp phát huy tối đa hiệu quả các phòng chức năng.
Mô hình Trung tâm Truyền thông liên kết các loại hình báo chí từ truyền thống đến hiện đại.
Mô hình Trung tâm Truyền thông liên kết các loại hình báo chí từ truyền thống đến hiện đại.

Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân, khẳng định: Qua theo dõi hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, tôi thấy đây là mô hình hay, phù hợp trong bối cảnh chúng ta thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” và Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh là một quyết sách chính trị mang tính đột phá của tỉnh Quảng Ninh, bắt kịp xu thế phát triển của báo chí hiện đại quốc tế, khai thác tốt nền tảng của hạ tầng công nghệ, đáp ứng yêu cầu công chúng. Điều này được nhiều hội thảo đánh giá hoạt động báo chí đề cập đến, cho thấy rõ tính hiệu quả, phù hợp thời đại, từ sản phẩm thực tế đến các giải báo chí. Đây là những thành quả không phải địa phương nào cũng có được.
Đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã giải quyết hiệu quả các vấn đề sau sáp nhập, hợp nhất (tổ chức bộ máy - con người - hoạt động chuyên môn, kinh tế truyền thông…) và có những bước phát triển quan trọng, vượt bậc. Mô hình cơ quan báo chí hợp nhất của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh góp phần quan trọng để đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của các cơ quan báo chí của tỉnh, cũng như công tác thông tin, truyền thông, báo chí trên địa bàn. Hoạt động của Trung tâm đã từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, chuyên sâu trong hoạt động báo chí gắn với chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo và các đơn vị báo chí; xây dựng các kênh thông tin mạnh để định hướng và tạo dư luận xã hội tốt, từ đó lan toả mặt tích cực trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân; đấu tranh phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; phòng, chống các biểu hiện suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, khẳng định rõ nét vai trò của báo chí trong nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, định hướng tư tưởng, dư luận, hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ; xây dựng môi trường thông tin lành mạnh; qua đó góp phần quan trọng đảm bảo củng cố và giữ vững trận địa tư tưởng, công tác an ninh thông tin, an ninh văn hoá trên địa bàn tỉnh, gia tăng sự đồng thuận của xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ và tác động của khủng hoảng truyền thông, tạo môi trường thông tin lành mạnh và sự ổn định xã hội phục vụ cho sự phát triển chung của tỉnh.
Mô hình “Tòa soạn hội tụ” của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh lấy thông tin là trung tâm trên nền tảng sản xuất bằng công nghệ số; từng khâu công việc được chuyên nghiệp hóa, đồng bộ thông tin trên các nền tảng truyền hình, phát thanh, báo điện tử, báo in, mạng xã hội... Nội dung thông tin được thực hiện trên các ấn phẩm, kênh sóng của Trung tâm đảm bảo sự thống nhất, nhanh chóng, chính xác trên tất cả các hạ tầng, mang giá trị thông tin cao và mang tính định hướng. Với mô hình “Tòa soạn hội tụ”, Trung tâm hiện đang duy trì ổn định các kênh truyền thông trên cả 4 loại hình báo chí truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử, gồm: 2 kênh truyền hình (QTV1, QTV3), 2 kênh phát thanh (QNR1, QNR2), Báo in Quảng Ninh hằng ngày, Báo Quảng Ninh cuối tuần, Báo Hạ Long, Đặc san Hoa Sen, Báo Quảng Ninh điện tử, App Quảng Ninh Media, kênh youtube - Quảng Ninh TV, Fanpage - QMG Tin tức Quảng Ninh 24/7, kênh Tiktok, Zalo và vận hành trang chủ Cổng thông tin điện tử tỉnh. Có thể khẳng định, đến nay, ít có cơ quan báo chí truyền thông cấp tỉnh có nhiều phương tiện truyền thông như Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh.
Vượt qua những khó khăn, rào cản, bỡ ngỡ ban đầu, Trung tâm đã nhanh chóng hội tụ được nguồn lực về con người và cơ sở vật chất của các cơ quan báo chí trước đây, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm báo chí, nhất là các sản phẩm truyền thông hiện đại; nâng cao số lượng tin, bài tự sản xuất, tạo sức mạnh thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội, mở ra cơ hội thực hiện những chiến dịch truyền thông lớn; làm chủ dòng thông tin chính thống của tỉnh, tăng sức mạnh, niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Các sản phẩm truyền thông của Trung tâm được duy trì ổn định; chất lượng các tác phẩm báo chí được nâng lên rõ rệt, bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, không bỏ sót sự kiện; thông tin sâu, đồng bộ, kịp thời, hình ảnh chuyên nghiệp hơn. Nhiều chương trình, sự kiện lớn quy mô quốc gia, quốc tế… có sự tham gia tích cực của Trung tâm trong công tác tổ chức cũng như phát thanh, truyền hình, livestream trực tiếp, như: SEA Games 31, Đại hội đồng Diễn đàn Du lịch liên khu vực Đông Á lần thứ 17 (EATOF) gắn với Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập EATOF tại tỉnh Quảng Ninh, Đêm chung kết toàn quốc cuộc thi Hoa hậu Biển đảo Việt Nam 2022, Festival áo dài, Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 tại Quảng Ninh, Lễ hội Hokkaido tại Hạ Long năm 2023...
Nhờ chia sẻ tài nguyên báo chí nên các file video, audio của truyền hình và phát thanh đã hỗ trợ rất lớn cho báo điện tử trong việc sản xuất các tác phẩm đa phương tiện như E-magazine, longform, story... Giao diện, tin tức trên cổng thông tin điện tử tỉnh cũng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn với đa dạng tin bài về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, những bài viết giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh bên cạnh những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo. Việc hội tụ nguồn nhân lực cũng làm dày thêm ngòi bút cho Báo Hạ Long, giúp phản ánh đầy đủ hơn về đời sống văn hoá nghệ thuật trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm sâu sắc của tỉnh, Trung tâm đã tập trung nguồn lực sức mạnh cả về con người và kinh phí phục vụ tốt nhiệm vụ chuyên sâu và nhiệm vụ mới, như: xuất bản sách, tổ chức sự kiện, các chiến dịch truyền thông, sản xuất series phim tài liệu, phim truyện truyền hình, MV ca nhạc... Đặc biệt, lần đầu tiên, Trung tâm thực hiện sản xuất bộ phim truyện truyền hình dài 07 tập có tựa đề “Bình minh đang lên”, sản xuất series phim tài liệu “Quảng Ninh biên niên sử truyền hình” dài 13 tập, tổ chức đêm nhạc “Quảng Ninh - Hành trình khát vọng”. Đây không chỉ là các sản phẩm tuyên truyền 60 năm thành lập tỉnh, mà còn đánh dấu sự trưởng thành của Trung tâm sau 5 năm thành lập với việc thử sức trong lĩnh vực sản xuất phim truyện truyền hình và sản xuất phim tài liệu dài tập; đồng thời, khẳng định Trung tâm Truyền thông tỉnh có đủ khả năng để tự tổ chức các sự kiện lớn.
Mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã từng bước tối ưu hoá sử dụng nguồn lực về con người và cơ sở vật chất của các cơ quan báo chí cùng thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền trên một địa bàn; khắc phục được tình trạng chồng chéo trong tổ chức và giảm chi phí sản xuất các chương trình, các tác phẩm báo chí trước đây. Từ đó, nâng cao chất lượng chuyên môn, năng lực quản trị, sản xuất các sản phẩm báo chí ngày càng có chất lượng cao, phục vụ và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, tâm lý, thói quen của công chúng báo chí hiện đại, cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao ngày càng hiệu quả hơn. Từ thực tiễn Quảng Ninh, đã có khoảng 50 cơ quan báo Đảng các tỉnh, thành phố trên cả nước đến Trung tâm Truyền thông tỉnh để tham khảo, nghiên cứu về mô hình.
Việc thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh trực thuộc Tỉnh uỷ là sự cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động của cơ quan báo chí của tỉnh nói riêng, phù hợp với Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Đồng thời, việc thành lập cũng xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi khách quan từ sự phát triển của cơ quan báo chí của tỉnh, đáp ứng được yêu cầu chính trị của địa phương, góp phần khắc phục tình trạng phân tán nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực tài chính, khả năng cạnh tranh hạn chế, tình trạng hành chính hoá bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động, mô hình tổ chức nhiều tầng nấc trung gian, sự phân định chức năng chồng chéo, thiếu cơ chế liên kết, phối hợp hiệu quả, hoạt động kinh tế báo chí chưa được phát huy…, từ đó hình thành mô hình cơ quan truyền thông hiện đại, chuyên nghiệp với nguồn nhân lực và cơ sở vật chất tập trung hơn, mạnh mẽ hơn. Mô hình này cũng phù hợp với xu thế phát triển của báo chí trước bối cảnh phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, thời đại bùng nổ thông tin với đích hướng đến là mô hình của một tổ hợp, tập đoàn truyền thông - mô hình ra đời từ quá trình tích luỹ, phát triển lâu dài của của nền truyền thông thế giới và cho đến nay vẫn được minh chứng là mô hình tối ưu nhất, tiên tiến và hiệu quả, là bước phát triển tất yếu và cao nhất trong khoa học tổ chức quản lý cơ quan - doanh nghiệp truyền thông. Do vậy, mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh là kết quả của sự kết hợp hài hoà và thành công giữa ý chí chính trị và nhu cầu phát triển khách quan, tự thân của hệ thống các cơ quan báo chí của tỉnh, phù hợp với bước phát triển tất yếu của nền truyền thông trong nước cũng như thế giới.
Ngày xuất bản: 29/11/2024
Tổ chức thực hiện: LAN HƯƠNG
Nội dung: HÀ CHI
Trình bày: MẠNH HÀ