Cơn bão số 3 kéo theo gió giật, mưa lũ, sạt lở, ngập úng do hoàn lưu sau bão đã khiến cho các tỉnh, thành miền Bắc thiệt hại nặng nề, trong đó đã có không ít người chết và mất tích. Riêng tại Quảng Ninh, thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 24.233 tỷ đồng, chiếm một nửa số thiệt hại của toàn quốc. Xót xa bủa vây, mất mát là không tránh khỏi, khó khăn càng thêm chồng chất thế nhưng trong bất cứ lúc nào, với tinh thần “kỷ luật và đồng tâm”, Quảng Ninh quyết tâm “rũ bùn” đứng lên, vượt qua gian khó, làm hồi sinh vùng mỏ bằng chính sức mạnh nội tại từ sự cần cù của đôi bàn tay, tư duy đổi mới và những quyết sách kịp thời. Cái cách Quảng Ninh đối mặt với cơn bão Yagi còn là minh chứng rõ nét nhất cho ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển của vùng mỏ.

Bão Yagi đổ bộ với cường độ quá mạnh và mưa sau hoàn lưu bão lớn. Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão, bất cứ lúc nào, tỉnh Quảng Ninh luôn nỗ lực, tranh thủ từng giờ, từng phút để ứng phó, giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Khu du lịch Bãi Cháy thiệt hại nặng do bão số 3.

Khu du lịch Bãi Cháy thiệt hại nặng do bão số 3.

Ngay sau khi bão giảm cường độ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã lập tức có mặt tại hiện trường của các địa phương để kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo các biện pháp khắc phục hậu quả của bão. Riêng trong tối ngày 7/9, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã đến kiểm tra tình hình đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu tránh trú bão tại Cảng cá Cái Xà Cong, phường Hà Phong, TP Hạ Long; đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão tại TX Quảng Yên; đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trịnh Thị Minh Thanh kiểm tra khu neo đậu tàu tránh trú bão tại Cảng cá Cái Xà Cong.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trịnh Thị Minh Thanh kiểm tra khu neo đậu tàu tránh trú bão tại Cảng cá Cái Xà Cong.

UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND ngày 8/9 về việc tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương huy động các lực lượng khắc phục các sự cố do bão số 3 gây ra, kiểm tra, đánh giá tình hình, chủ động triển khai các biện pháp khắc phục ngay để ổn định đời sống nhân dân; tổ chức dọn dẹp các vị trí bị ảnh hưởng do bão số 3 gây ra đảm bảo vệ sinh, môi trường không để xảy ra dịch bệnh; tổng hợp tình hình thiệt hại sản xuất nông nghiệp, đê điều, thủy lợi; khắc phục ngay các sự cố về điện và viễn thông để bảo đảm sản xuất và đời sống nhân dân; thực hiện việc cho trẻ em, học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nghỉ học ngày thứ 2 (ngày 9/9/2024).

Lực lượng công an cùng UBND xã Quảng Đức, huyện Hải Hà nhanh chóng dọn dẹp toàn bộ cây xanh gãy đổ trên đường và khơi thông các cống rãnh, ngầm tràn trên địa bàn.

Lực lượng công an cùng UBND xã Quảng Đức, huyện Hải Hà nhanh chóng dọn dẹp toàn bộ cây xanh gãy đổ trên đường và khơi thông các cống rãnh, ngầm tràn trên địa bàn.

Khi tâm bão đi qua, tỉnh Quảng Ninh lại bắt đầu huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng các lực lượng chức năng, quân đội, công an, ngành than và toàn thể nhân dân ra sức khắc phục hậu quả mưa bão, trong đó việc đầu tiên là tăng cường công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người. 

Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão tại TX Quảng Yên.

Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão tại TX Quảng Yên.

Ông Trần Đức Thắng, Chủ tịch UBND TX Quảng Yên, cho biết: Sau cơn bão số 3, theo thống kê, TX Quảng Yên có 10 người dân nuôi trồng thủy sản của xã Hoàng Tân bị mất liên lạc. Ngay trong đêm ngày 7/9, thị xã đã chỉ đạo các lực lượng rà soát, tìm kiếm, liên lạc với người bị mất liên lạc. Sau nhiều giờ tìm kiếm, các lực lượng đã tìm thấy 10 người đang tránh trú tại khu vực núi đá, đồng thời, đưa người dân về nhà an toàn vào lúc 3h ngày 8/9. Mặc dù là tâm bão có nhiều thiệt hại về cây cối, hoa màu, thủy sản, cơ sở hạ tầng… song rất may trên địa bàn thị xã không có thiệt hại về người.

Lực lượng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TX Quảng Yên khẩn trương phân công ngay trong đêm 7/9 tìm kiếm người mất liên lạc.

Lực lượng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TX Quảng Yên khẩn trương phân công ngay trong đêm 7/9 tìm kiếm người mất liên lạc.

Thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra cho Quảng Ninh quá nặng nề. Do đó, ngay khi cơn bão đi qua, các giải pháp khắc phục đã được chủ động thực hiện. Cả hệ thống chính trị tập trung ở mức độ cao nhất, quyết liệt nhất, khẩn trương nhất với tất cả lực lượng, phương tiện hiện có để khắc phục hậu quả của bão số 3 và sẵn sàng các phương án ứng phó với mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.

Từ truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”, càng trong khó khăn, hoạn nạn và những gian nan thì ý chí tự lực, tự cường của mỗi con người Quảng Ninh càng được thổi bùng. Mặc dù là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất sau cơn bão Yagi nhưng ngày 9/9, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh quyết định nhường lại 100 tỉ hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, chỉ đạo khắc phục bão số 3 tại Quảng Ninh.

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, chỉ đạo khắc phục bão số 3 tại Quảng Ninh.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình khắc phục thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3, sáng 8/9, Thủ tướng đã chỉ đạo hỗ trợ tạm thời cho Quảng Ninh 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa bão.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường hỗ trợ này cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do thiên tai. Tỉnh sẽ tự cân đối từ các nguồn lực dự trữ, dự phòng theo quy định chung.

Thủ tướng mong muốn nhân dân cùng chia sẻ, hỗ trợ người dân bị thiệt hại trên tinh thần tương thân, tương ái. 

Thủ tướng mong muốn nhân dân cùng chia sẻ, hỗ trợ người dân bị thiệt hại trên tinh thần tương thân, tương ái. 

Chia sẻ về quyết định này, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết: "Đây cũng là trách nhiệm của tỉnh chia sẻ khó khăn với ngân sách trung ương, chia sẻ với các địa phương khác khó khăn hơn Quảng Ninh, cũng đang phải chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây mưa. Các địa phương khác khó khăn hơn tỉnh mình rất nhiều nên khi tỉnh có thể tự cân đối được ngân sách thì cũng phải có trách nhiệm với các tỉnh khác vì hoàn lưu sau bão gây mưa, sạt lở đất cũng làm cho nhiều địa phương thiệt hại nặng nề”.

Ngay sau đó, 10/9, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 2551/QĐ-UBND quyết định về việc cấp bổ sung mục tiêu cho các địa phương kinh phí hỗ trợ (đợt 1) khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 và mưa, lũ sau bão trên địa bàn tỉnh với số tiền là 180 tỷ đồng. Đây là kinh phí bổ sung để các địa phương sử dụng cùng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác kịp thời khắc phục hậu quả mưa lũ.

Quảng Ninh cấp 180 tỷ đồng (đợt 1) hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3.

Quảng Ninh cấp 180 tỷ đồng (đợt 1) hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thống nhất chủ trương ban hành các cơ chế, chính sách nêu trên để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cũng thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi triệt để, tiết kiệm chi thường xuyên để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại.

Cùng với tỉnh, các địa phương cũng phát huy tinh thần tự lực, tự cường, triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để nhanh chóng khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra. TP Hạ Long đã phát động Chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục hậu quả do bão số 3 từ 9-15/9. Trong 7 ngày này, toàn thành phố tập trung xử lý, dọn dẹp toàn bộ hệ thống cây xanh, cột điện bị gãy đổ, hư hỏng dọc các tuyến đường chính và trong các khu dân cư, đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt và đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị trên địa bàn. Đồng thời, xử lý, khắc phục các thiệt hại về công trình, cơ sở vật chất và các thiệt hại khác, nhằm sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh và hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn.

TP Hạ Long phát động chiến dịch cao điểm 7 ngày làm vệ sinh môi trường, mang lại diện mạo sáng - xanh - sạch đẹp cho khu trung tâm du lịch của tỉnh.

TP Hạ Long phát động chiến dịch cao điểm 7 ngày làm vệ sinh môi trường, mang lại diện mạo sáng - xanh - sạch đẹp cho khu trung tâm du lịch của tỉnh.

Kết quả là trong 7 ngày triển khai chiến dịch, thành phố đã huy động gần 65.000 lượt người tham gia; khoảng 2.000 phương tiện vận chuyển và máy móc phục vụ công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường. Thành phố cũng thành lập 541 tổ tình nguyện tại các thôn, khu phố với số lượng người tham gia lên đến hàng nghìn người để thực hiện công tác dọn dẹp vệ sinh, khắc phục hậu quả thiên tai. Nhờ đó, hàng chục nghìn cây xanh đã được cắt, tỉa, hơn 1.000 tuyến đường, phố được dọn dẹp sạch sẽ. Hệ thống điện, nước, viễn thông cơ bản đã được khôi phục, đạt trên 90% công suất thiết kế; trên 12.000 tấn rác được thu gom, vận chuyển đã “khôi phục lại” hình ảnh thành phố gọn gàng, sạch sẽ. 100% các trường học trên địa bàn đã đi học trở lại. Đồng thời, thành phố đã hỗ trợ khẩn cấp 14 tỷ đồng cho 33 xã, phường để triển khai khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra; kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có người tử vong, bị thương, thiệt hại nặng, hoàn cảnh gia đình khó khăn, các hộ dân phải di dời khẩn cấp và nhân dân tại khu vực bị chia cắt.

TP Hạ Long đã hỗ trợ khẩn cấp gần 1,2 tỷ đồng cho 39 hộ gia đình có nhà bị sập hoàn toàn.

TP Hạ Long đã hỗ trợ khẩn cấp gần 1,2 tỷ đồng cho 39 hộ gia đình có nhà bị sập hoàn toàn.

Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Bí thư Thành ủy Hạ Long nhấn mạnh: Với tinh thần vượt lên sau bão, hưởng ứng lời kêu gọi của thành phố, toàn thể người dân, doanh nghiệp trên địa bàn đã nâng cao ý thức trách nhiệm, cùng chung tay khắc phục thiệt hại tại gia đình, trụ sở cơ quan, đơn vị và tổ dân, khu phố để nhân thêm tình yêu, xây dựng thành phố Hạ Long.

Không chỉ các cấp uỷ đảng, chính quyền, mà mỗi người dân Quảng Ninh đều nỗ lực vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả nặng nề từ cơn bão bằng những cách riêng. Nhiều gia đình dù bị bay mái nhà, đổ nát cả vườn cây ăn quả, đổ tường, hư hỏng xe ô tô, xe máy… nhưng vẫn không thống kê thiệt hại gửi các cấp. Bởi họ thấy rằng bản thân, gia đình vẫn có thể tự lo, không muốn làm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Có nhiều gia đình mất đi kế sinh nhai nhưng không ngồi đó chờ hỗ trợ mà huy động tài sản còn sót lại, vay mượn người thân, vay ngân hàng để làm lại từ đầu.

Chị Nguyễn Thúy Vinh, khu Sơn Thạch, phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả, chia sẻ: Xót xa lắm, hai vợ chồng có 1ha nuôi cá biển giờ trôi theo bão rồi.  Khóc chán rồi giờ phải tỉnh táo để tìm cách tháo gỡ. Bây giờ, hai vợ chồng đi thu gom lại đồ đạc, bè, phao và cá được ít nào, tốt ít đó. Bắt đầu từ con số không quả thực không dễ dàng với những người đã gần nửa đời người gắn bó với biển như chúng tôi. Nhưng mình mất ở đâu thì làm lại ở đó. Giờ mà mình buông xuôi, thì công sức bao năm qua coi như chẳng còn gì nữa. Gia đình tôi vừa được vay 70 triệu đồng nguồn vốn tín dụng chính sách. Số tiền tuy ít ỏi song trong lúc khó khăn này cũng là động lực rất lớn để từng bước phục hồi sản xuất, tự lực cánh sinh, tìm mọi phương án để vực dậy. Chúng tôi sẽ đứng lên thật mạnh mẽ.

40.000 tỷ đồng là con số thiệt hại tạm tính đến ngày 15/9 được Bộ KH&ĐT báo cáo Chính phủ khi cơn bão số 3 đi qua. Trong đó riêng tỉnh Quảng Ninh chiếm hơn một nửa tổng thiệt hại của toàn quốc với 23.770 tỷ đồng được tổng hợp các địa phương trong tỉnh.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thiệt hại do bão số 3 gây ra tại TP Hạ Long.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thiệt hại do bão số 3 gây ra tại TP Hạ Long.

Đồng chí Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Bằng ý chí tự lực, tự cường, trách nhiệm với quê hương, việc dọn dẹp sau bão đã được nhân dân chủ động từ rất sớm, chỉ 2 ngày bão đi qua, hầu hết các tuyến phố, khu dân cư đều đã rất gọn gàng trở lại. Việc của chính quyền là khắc phục ngay những khó khăn, kịp thời có những giải pháp hỗ trợ để tái khởi động lại sản xuất, kinh doanh. Trong đó, nắm chắc tình hình để tìm ra động lực, nguồn lực mới nhằm vận dụng, sáng tạo trong tổ chức thực hiện là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Xuất phát từ những yêu cầu, nguyện vọng trong bối cảnh thực tế khó khăn, ngay sau bão, hàng loạt các giải pháp được tỉnh Quảng Ninh triển khai. Để đảm bảo điện và viễn thông phục vụ sản xuất, tỉnh đã yêu cầu các đơn vị chuyên ngành huy động hàng nghìn cán bộ, công nhân ngành điện, viễn thông từ tỉnh ngoài về hỗ trợ. Công tác rà soát, khắc phục được triển khai liên tục không kể ngày đêm. Bên cạnh việc ưu tiên điện, viễn thông phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân, tỉnh đã chỉ đạo các ngành thực hiện điều phối, hỗ trợ các khu vực sản xuất, nhất là ngành Than, các KCN nhằm góp phần ổn định cho các hoạt động phát triển kinh tế, tạo niềm tin, thể hiện rõ sự đồng hành của Quảng Ninh đối với các doanh nghiệp.

Công nhân Điện lực Quảng Ninh làm việc xuyên đêm để khắc phục hậu quả bão.

Công nhân Điện lực Quảng Ninh làm việc xuyên đêm để khắc phục hậu quả bão.

Các đội tàu chở khách tham quan Vịnh Hạ Long đã nhanh chóng ổn định sau bão số 3 để phục vụ khách du lịch.

Các đội tàu chở khách tham quan Vịnh Hạ Long đã nhanh chóng ổn định sau bão số 3 để phục vụ khách du lịch.

Chỉ sau 5 ngày khi bão tan, đến 12/9, toàn bộ ngành than đã có điện lưới để phục hồi 100% diện khai thác; 80% các nhà máy tại các KCN đã có điện để phục vụ sản xuất cho những lô sản phẩm xuất khẩu đợt cuối năm. Trong bối cảnh khó khăn đó, điều ấn tượng và rất đáng ghi nhận, khi đã có nhiều nhà máy bày tỏ quan điểm, niềm tin với tỉnh, sẵng sàng tăng công suất, năng suất nhằm tạo ra giá trị sản phẩm lớn, đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh. Lại có cả nhà máy thực hiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng để sớm đưa vào sản xuất ngay trong dịp cuối năm như ô tô Thành Công Việt Hưng với kế hoạch đóng góp cho ngân sách tỉnh hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Cũng trong đà phục hồi nhanh chóng này, các động lực tăng trưởng của tỉnh như lĩnh vực du lịch, hoạt động biên mậu, kinh tế biển cùng các chuỗi cung ứng đã sớm bắt nhịp. Để có được những động lực này, nhiều đêm những ngày sau bão, trực tiếp các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã gặp gỡ nhân dân, doanh nghiệp để lắng nghe, làm việc với ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng để kịp thời bàn những chính sách hỗ trợ tập trung vào các nhóm giải pháp giãn, hoãn các khoản nợ, cho vay mới, chậm nộp bảo hiểm… Điều này thể hiện sự trăn trở, lo lắng của tỉnh đối với mục tiêu khôi phục sớm sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Công nhân Chi nhánh Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam tại Quảng Ninh ( KCN Đông Mai) đã quay trở lại làm việc bình thường ngay sau cơn bão số 3.

Công nhân Chi nhánh Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam tại Quảng Ninh ( KCN Đông Mai) đã quay trở lại làm việc bình thường ngay sau cơn bão số 3.

Sau hơn 10 ngày, dù những “vết thương” do bão số 3 gây ra chưa thực sự lành lặn, tuy nhiên tại các khu vực kinh tế mũi nhọn, hoạt động sản xuất, kinh doanh đến nay đã cơ bản được khôi phục. Bên trong các KCN, tiêng máy móc đã rộn ràng cả trong đêm; hơn 6.000 lượt khách thăm quan vịnh Hạ Long mỗi ngày dù hiện đang là mùa thấp điểm; những chuyến tàu biển đã lần lượt rời cảng mang hàng hóa đi khắp mọi miền… Điều này chứng minh cho sự kiên cường, tư duy nhạy bén, bản lĩnh, vững vàng của tỉnh Quảng Ninh trước những khó khăn, thử thách. Quảng Ninh sẽ kiên định, duy trì mục tiêu tăng trưởng ở trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, mục tiêu cao nhất của tỉnh là sớm khôi phục lại mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

Chiều 14/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Theo đó, Kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh được tổ chức nhằm xem xét, quyết nghị đối với nhiều nội dung quan trọng, trong đó đặc biệt là các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Và đây là những nội dung thật sự cần thiết, cấp bách, cần phải được ban hành trong thời gian sớm nhất. Qua đó, tạo điều kiện để người dân giảm bớt một phần khó khăn, sớm ổn định cuộc sống; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chiều 14/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Chiều 14/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng xác định, việc dành nguồn vốn ngân sách nhà nước chi hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3 là hoàn toàn phù hợp, nhưng chưa thể là nguồn lực chính giúp người dân, doanh nghiệp sớm vực lại sản xuất, kinh doanh. Điều cốt lõi mà doanh nghiệp, người dân cần vào thời điểm này là các ngân hàng khoanh nợ, hoãn giãn nộp lãi suất vay. Bởi nếu không được khoanh nợ thì lãi suất sẽ tiếp tục được cộng dồn, trong khi doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại tài sản, nhà xưởng không thể tái hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một sớm, một chiều. Hiểu rõ những vấn đề này, ngày 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản gửi Chủ tịch các ngân hàng, đề nghị tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng đang vay vốn chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3. Trong đó đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị các ngân hàng, đề xuất Hội đồng thành viên các ngân hàng có các cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Cụ thể là ưu tiên việc khoanh nợ, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới đối với những khách hàng không còn tài sản thế chấp, cho vay mới với lãi suất phù hợp... Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng mong muốn được làm việc trực tiếp với lãnh đạo Vietinbank, BIDV, Agribank trước ngày 25/9. Mục đích của cuộc làm việc là để cùng bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng đang vay vốn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3; nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân; đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh; tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Dự và phát biểu tại Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngân hàng sớm triển khai các gói hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại sau bão.

Dự và phát biểu tại Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngân hàng sớm triển khai các gói hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại sau bão.

Ngày 20/9, tại Hội nghị Triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các ngân hàng sớm triển khai các gói hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại sau bão. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, đồng chí đề nghị các ngân hàng, tổ chức tín dụng sớm triển khai các gói hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại sau bão. Trong đó, tập trung vào việc miễn giảm lãi, khoanh, giãn, hoãn nợ cho các khách hàng đang vay; mở rộng đối tượng được hưởng thụ; hướng dẫn, đơn giản hóa các thủ tục; triển khai các chính sách cho vay mới với các hộ dân đang không có tài sản thế chấp, cho vay theo hình thức tín chấp. Tỉnh Quảng Ninh cam kết sẽ hỗ trợ tối đa về cơ chế, chính sách để người dân, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất.

TP Hạ Long đã khôi phục nhịp sống bình thường sau bão số 3.

TP Hạ Long đã khôi phục nhịp sống bình thường sau bão số 3.

Đặc biệt, với mục tiêu cấp bách nhằm tái thiết các công trình xây dựng, tài sản, cơ sở vật chất bị thiệt hại, khôi phục mạnh mẽ hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, các khu vực kinh tế…, Quảng Ninh bắt tay vào việc xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết nền kinh tế sau bão số 3.

Những “người lính áo cam” chạy đua với thời gian nối lại nguồn sáng cho nhân dân. Ảnh: Tuấn Hưng

Những “người lính áo cam” chạy đua với thời gian nối lại nguồn sáng cho nhân dân. Ảnh: Tuấn Hưng

Theo đó, Đề án sẽ hướng đến những nhiệm vụ cần triển khai trước mắt và lâu dài. Thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân bị hư hại; sử dụng nguồn lực đầu tư công và các nguồn lực xã hội khác để đầu tư tái thiết, xây dựng lại các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh tế, thu xếp việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

Quảng Ninh xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế sau bão số 3.

Quảng Ninh xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế sau bão số 3.

Bên cạnh đó, nghiên cứu các giải pháp để tối ưu, nâng cao hiệu quả hơn nữa trong phát triển các ngành, lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như du lịch (phát triển đội tàu du lịch, đầu tư nâng cao chất lượng các điểm thu hút khách du lịch trên địa bàn...), khai thác than (đầu tư khai thác xuống sâu, công nghệ sản xuất chế biến than...); đồng thời nắm bắt thời cơ để khắc phục những điểm yếu trong phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua (áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, loài nuôi mới vào nuôi trồng thủy sản; lập lại quy hoạch 3 loại rừng, cơ cấu lại các loại cây trồng trong phát triển lâm nghiệp; tăng cường thu hút đầu tư công nghiệp chế biến, chế tạo, giá trị gia tăng cao, công nghiệp bán dẫn...).

Ngày xuất bản: 21/9/2024
Chỉ đạo sản xuất: Bùi Hương
Thực hiện: Thuỳ Linh - Đỗ Phương - Cao Quỳnh
Trình bày: Đỗ Quang