Ngày 6/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”, trong đó có đề cập đến chủ trương “phát triển công nghiệp văn hóa” gợi mở cho nhiều chính sách phát triển văn hóa quan trọng. Tại Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Đảng xác định, 1 trong 6 nhiệm vụ là phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Đến ngày 8/9/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, chính thức xác nhận các ngành công nghiệp văn hóa trên bản đồ kinh tế Việt Nam, bao gồm 12 lĩnh vực: quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa. Triển khai thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Quảng Ninh đã dành sự ưu tiên cho phát triển công nghiệp văn hóa, qua đó phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, góp phần tạo dựng sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.

Mô hình du lịch làng quê Yên Đức (xã Yên Đức, thị xã Đông Triều).

Lễ hội hoa sở huyện Bình Liêu là điểm nhấn du lịch quảng bá, giới thiệu tiềm năng, sức hấp dẫn, tôn vinh những giá trị văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên và con người Bình Liêu.

Đêm nhạc “Love in the Bay” với chủ đề “Để nhớ một thời ta đã yêu” với khách mời đặc biệt - ca sĩ Lệ Quyên, diễn ra trên du thuyền Ambassador trên vịnh Hạ Long.

Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.

Mô hình du lịch làng quê Yên Đức (xã Yên Đức, thị xã Đông Triều).

Lễ hội hoa sở huyện Bình Liêu là điểm nhấn du lịch quảng bá, giới thiệu tiềm năng, sức hấp dẫn, tôn vinh những giá trị văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên và con người Bình Liêu.

Đêm nhạc “Love in the Bay” với chủ đề “Để nhớ một thời ta đã yêu” với khách mời đặc biệt - ca sĩ Lệ Quyên, diễn ra trên du thuyền Ambassador trên vịnh Hạ Long.

Quảng Ninh được đánh giá là địa phương tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa với nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú, đặc sắc. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 600 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 55 di tích cấp quốc gia, 100 di tích cấp tỉnh, 466 di tích kiểm kê, phân loại; 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chùa-Am Ngọa Vân- nơi tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông giữa ngàn năm mây trắng - Ảnh 1.

Chùa Ngọa Vân (TX Đông Triều), nơi dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Chùa Ngọa Vân (TX Đông Triều), nơi dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Những năm qua, Quảng Ninh đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Đặc biệt là đã tích cực tuyên truyền, quảng bá, đầu tư về cơ sở hạ tầng để kết nối và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung, thành các sản phẩm du lịch văn hóa thu hút được đông đảo du khách trong nước và trên thế giới.

Trong đó, tỉnh đã phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa dựa trên khai thác giá trị tự nhiên vốn có của các di sản văn hóa như du lịch tham quan di sản, di tích; tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa truyền thống, đời sống văn hóa cộng đồng, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa ẩm thực, du lịch tâm linh… Đồng thời, đầu tư phát triển các loại hình sản phẩm du lịch tham quan và trải nghiệm các sản phẩm văn hóa sáng tạo mới như: Du lịch kết hợp giải trí, xem ca nhạc, nghe nhạc; du lịch trải nghiệm các phim trường….

Quảng Ninh hiện có 91 điểm du lịch, 2 khu du lịch địa phương, 1 khu du lịch quốc gia. Công tác phát triển sản phẩm du lịch, mở rộng không gian du lịch đã được quan tâm triển khai, góp phần phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tại các địa phương. Trong đó, các sản phẩm du lịch làng quê, sinh thái, trải nghiệm rất phát triển, điển hình như: điểm Du lịch làng quê Yên Đức, điểm du lịch Hồ Khe Chè, Đông Triều; du lịch văn hóa, du lịch sinh thái cộng đồng ở Tiền An, thị xã Quảng Yên, điểm du lịch Quảng Ninh Gate.. là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế và thu hút nhiều đối tượng khách là các em học sinh, sinh viên có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tham gia trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương là những điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Quảng Ninh.

Biểu diễn, giao lưu dân vũ tại Hội làng Bằng Cả. Ảnh: Hoàng Quý

Biểu diễn, giao lưu dân vũ tại Hội làng Bằng Cả. Ảnh: Hoàng Quý

Đặc biệt, theo Quy hoạch của tỉnh về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quảng Ninh đã quy hoạch 4 thôn, bản thực hiện bảo tồn, phục vụ phát triển du lịch. Đến nay đã hoàn thành việc xây dựng bản Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, thành phố Hạ Long trở thành một điểm du lịch văn hóa với các điệu múa trống trong lễ cấp sắc, múa lễ cầu mùa, hát sáng cố do người dân trong xã Bằng Cả biểu diễn; ẩm thực với những món ăn truyền thống của người Dao; gìn giữ các nét văn hóa đặc trưng, vừa để bảo tồn truyền thống, vừa để làm du lịch.

UBND huyện Bình Liêu hoàn thiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày Bình Liêu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 (tại Bản Cáu, xã Lục Hồn)”. Huyện cũng đang hoàn thiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa  người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lục Ngù, xã Húc Động giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Chương trình nghệ thuật khai hội Trà hoa vàng lần thứ IV năm 2023 với chủ đề “Ba Chẽ chặng đường xây dựng Nông thôn mới - Rực rỡ sắc hoa trà vàng” được dàn dựng công phu, hoành tráng.

Chương trình nghệ thuật khai hội Trà hoa vàng lần thứ IV năm 2023 với chủ đề “Ba Chẽ chặng đường xây dựng Nông thôn mới - Rực rỡ sắc hoa trà vàng” được dàn dựng công phu, hoành tráng.

Tỉnh cũng phục dựng các lễ hội truyền thống, bảo tồn lễ hội đồng bào các dân tộc, các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa văn nghệ trong lễ hội, đồng thời có nhiều lễ hội mới được xây dựng thành sản phẩm văn hóa thường niên như lễ hội Carnaval, lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử, lễ hội hoa sở, lễ hội Trà hoa vàng… Các lễ hội đã gắn kết với các hoạt động du lịch, bước đầu thu hút được du khách trong và ngoài nước.

Một loại hình du lịch văn hóa cũng đang rất phát triển và rất hút khách ở Quảng Ninh là du lịch kết hợp giải trí, xem ca nhạc, nghe nhạc. Điển hình là Đêm nhạc My Soul 1981 mùa 2 của Mỹ Tâm diễn ra tại Hạ Long ngày 9/12 đã thu hút hơn 55.000 khán giả. Trong đó có rất nhiều du khách từ các địa phương trong cả nước đến Quảng Ninh. Nhiều công ty du lịch trước đó đã mở bán tour Hạ Long xem show Mỹ Tâm, nhiều khách sạn, nhà hàng cũng nắm bắt cơ hội này chào bán phòng, dịch vụ… Hay mới đây nhất, tối 22/12, lần đầu tiên đêm nhạc giao hưởng "Dreamy Voyage - Symphony of Heritage" (Hành trình mộng mơ - Giai điệu di sản) được nhạc trưởng Đồng Quang Vinh - người được mệnh danh là "sứ giả kết nối âm nhạc" biểu diễn tại du thuyền Ambassador trên Vịnh Hạ Long, thu hút khoảng 450 du khách đến trải nghiệm, thưởng thức. Ngoài ra, mô hình sân khấu ca nhạc với sự tham gia biểu diễn của các ca sĩ nổi tiếng trong nước đã và đang trở thành điểm sáng trong việc thu hút du khách đến với Hạ Long như “Đêm nhạc trên thông”, “Love in the bay”, “Đêm nhạc dưới trăng”…

Các show ca nhạc tại Hạ Long thu hút nhiều ca sĩ nổi tiếng, ăn khách hiện nay. Ảnh: Diva Mỹ Linh biểu diễn trên sân khấu "Thanh âm bên thông".

Các show ca nhạc tại Hạ Long thu hút nhiều ca sĩ nổi tiếng, ăn khách hiện nay. Ảnh: Diva Mỹ Linh biểu diễn trên sân khấu "Thanh âm bên thông".

Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, cho biết: Sản phẩm du lịch kết hợp với âm nhạc là một trong những mô hình Quảng Ninh đang hướng tới để phát triển kinh tế đêm của tỉnh Quảng Ninh. Những sản phẩm mới này đã và đang đi vào nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như của du khách.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các công trình văn hóa, các khu du lịch giải trí quy mô lớn, tạo thêm những dòng sản phẩm du lịch văn hóa mới, phong phú, đa dạng, như Khu vui chơi giải trí Sun World Ha Long Park, Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp (thành phố Cẩm Phả), Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long, Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu, Công viên Dragon Park, Bảo tàng tranh 3D Funny Art...

Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND, ngày 29/5/2017, “về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đặc biệt, để đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa tạo bước đột phá cho phát triển tỉnh Quảng Ninh, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định “chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững dựa vào 3 trụ cột (thiên nhiên, con người, văn hóa)... phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao”, nhằm xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một cực tăng trưởng kinh tế toàn diện của phía Bắc.

Đêm chung kết Cuộc thi Tiếng hát ASEAN+3 năm 2019.

Đêm chung kết Cuộc thi Tiếng hát ASEAN+3 năm 2019.

Trên cơ sở xác định tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tập trung lãnh đạo phát triển công nghiệp văn hóa theo định hướng bảo đảm môi trường đầu tư phát triển bền vững; trong đó, tập trung vào 4 lĩnh vực chủ yếu đó là: du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; quảng cáo.

Cửa Ông

Du khách tham quan tại khu di tích đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả).

Du khách tham quan tại khu di tích đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả).

Trong đó, để phát triển công nghiệp văn hóa, Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp phát triển du lịch, dịch vụ gắn với bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích, di sản, danh thắng. Trên địa bàn tỉnh, hiện có khoảng 120 di tích, di sản đã nằm trong các điểm tour, tuyến du lịch cố định. Tiến sĩ Nguyễn Văn Ninh, ĐH Sư phạm Hà Nội, khẳng định: “Sự góp mặt của hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hóa của Quảng Ninh được đầu tư phục dựng bài bản, bảo vệ, phát huy, giống như “ngọc trong đá” càng mài càng sáng, khiến sức hút của các di tích, di sản ngày càng lớn, tạo đà cho du lịch của tỉnh lớn mạnh thực sự. Có thể thấy rằng, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, di sản, danh thắng một cách nghiêm túc, đúng hướng, hiệu quả của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã góp phần quan trọng nâng tầm giá trị di tích lịch sử, văn hóa. Từ đó, đưa di tích, di sản, danh thắng trở thành nguồn tài nguyên quý cho phát triển du lịch văn hóa, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân”.

Liên hoan xiếc Quốc tế là một trong những sự kiện ấn tượng, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Quảng Ninh.

Liên hoan xiếc Quốc tế là một trong những sự kiện ấn tượng, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Quảng Ninh.

Khu Liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh, phường Đại Yên, TP Hạ Long.

Khu Liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh, phường Đại Yên, TP Hạ Long.

Cụm công trình Bảo tàng, Thư viện, Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh.

Cụm công trình Bảo tàng, Thư viện, Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh.

Về nghệ thuật biểu diễn, hiện nay Quảng Ninh có 1 đơn vị nghệ thuật công lập là Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh và hơn 10 đơn vị ngoài công lập. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị này chủ yếu là những tiết mục ca múa nhạc dân tộc. Các hoạt động văn hóa này được tỉnh khuyến khích nhân rộng nhằm bảo tồn và lưu giữ nghệ thuật truyền thống, đồng thời là tiền đề thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Trong thời gian qua, Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh thực hiện chức năng bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống (diễn xướng ca dao, dân ca, dân vũ...), phát triển nghệ thuật đương đại, biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng, khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập trên địa bàn tỉnh cũng dần hình thành, tạo thêm sản phẩm văn hóa góp phần thu hút khách du lịch. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn múa rối không chỉ góp phần lưu giữ, bảo tồn nghệ thuật văn hóa truyền thống Việt Nam, mà còn giới thiệu, quảng bá, phục vụ du khách trong và ngoài nước khi tới du lịch tại Quảng Ninh.

Chương trình nghệ thuật "Hạ Long thần tiên" được biểu diễn tại Cung Quy hoạch, Hội chợ, Triển lãm tỉnh Quảng Ninh phục vụ du khách.

Chương trình nghệ thuật "Hạ Long thần tiên" được biểu diễn tại Cung Quy hoạch, Hội chợ, Triển lãm tỉnh Quảng Ninh phục vụ du khách.

Về lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, tỉnh có các công trình nổi bật như Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh; Quảng trường 30-10; Thư viện, Bảo tàng Quảng Ninh; Cung văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh; Nhà thi đấu đa năng; Sân vận động Cẩm Phả; Trung tâm huấn luyện và thể thao Quảng Ninh; Trung tâm văn hóa, thể thao vùng Đông Bắc; Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vỹ,... đã được đưa vào khai thác phục vụ trong phát triển du lịch, tạo nên những sản phẩm văn hóa, thể thao đặc sắc, riêng có để quảng bá văn hóa, con người, hình ảnh Quảng Ninh đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Du khách tham quan Cụm Thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, TP Móng Cái.

Du khách tham quan Cụm Thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, TP Móng Cái.

Lĩnh vực quảng cáo của Quảng Ninh cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự tham gia đông đảo của các lực lượng kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong và ngoài tỉnh; giúp cung cấp thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đến với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Các chính sách, thủ tục hành chính cũng được cơ quan chức năng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh quảng cáo. Đồng thời, khuyến khích các cơ quan thông tấn, báo chí phát triển hoạt động quảng cáo, nhất là trên môi trường mạng; tăng quy mô, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng các biện pháp mạnh thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để hoạt động quảng cáo thực sự trở thành ngành công nghiệp văn hóa phát triển ở Quảng Ninh.

Carnaval Hạ Long 2023 thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và du khách.

Carnaval Hạ Long 2023 thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và du khách.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Quảng Ninh cũng phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức như: nhận thức của một số cấp, ngành, đơn vị về công nghiệp văn hóa còn hạn chế, kết cấu hạ tầng cho sự phát triển công nghiệp văn hóa của tỉnh còn thiếu đồng bộ: “dịch vụ văn hóa chưa thật sự đa dạng, đồng đều giữa các vùng miền, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân; chưa tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi thu hút nhân dân tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trong toàn tỉnh chưa đồng bộ, nhiều thiết chế không đủ tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được yêu cầu luyện tập, sinh hoạt văn hóa và thi đấu thể dục thể thao chuyên và không chuyên”. Sự tăng trưởng kinh tế chưa ổn định; thể chế, cơ chế và các chính sách đặc thù, ưu tiên cho sáng tạo văn hóa chưa hoàn thiện. Hiện Quảng Ninh còn thiếu sự phối hợp, liên kết đồng bộ, hiệu quả, liên ngành giữa các lĩnh vực khác nhau có liên quan; giáo dục, đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa chưa được quan tâm đúng mức và chưa theo kịp sự tiến bộ, phát triển chung của khu vực và thế giới; các nguồn lực dành cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa còn nhỏ lẻ, manh mún; doanh nghiệp văn hóa phần lớn có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp…

Hình ảnh Vịnh Hạ Long trên poster phim Kong: Skull Island.

Hình ảnh Vịnh Hạ Long trên poster phim Kong: Skull Island.

Tại Hội nghị toàn quốc về Công nghiệp văn hóa Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ VH,TT&DLvà các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan, trong đó có các chính sách liên quan, chính sách ưu đãi đầu tư, hợp tác công - tư, quản lý tài sản công, thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là trong những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tính toán dành gói tín dụng ưu đãi (trước mắt khoảng 20 - 30 nghìn tỷ đồng) cho ngành công nghiệp văn hóa.

Festival áo dài Quảng Ninh 2022 tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử (TP Uông Bí).

Festival áo dài Quảng Ninh 2022 tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử (TP Uông Bí).

Đây là một tín hiệu vui cho ngành công nghiệp văn hóa cả nước cũng như của Quảng Ninh nói riêng. Với định hướng này, những khó khăn, hạn chế về phát triển công nghiệp văn hóa của tỉnh Quảng Ninh se có cơ hội tháo gỡ. Mặt khác, tỉnh xác định chủ đề năm 2024 là: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh” với nhiều giải pháp ưu tiên cho phát triển văn hóa. Đó sẽ là những khởi đầu thuận lợi để công nghiệp văn hóa của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong năm 2024 này.

Ngày đăng: 1/1/2024
Thực hiện: HÀ CHI
Trình bày: ĐỖ QUANG