Ông Ken Preston (76 tuổi, người Mỹ) có một đam mê mãnh liệt với thuyền Việt. Niềm đam mê ấy lớn tới nỗi thôi thúc ông đến Việt Nam 11 lần trong 11 năm liên tiếp, rong ruổi trên chiếc xe máy, đi dọc bờ biển Việt Nam quan sát, trò chuyện, chụp hình và ghi chép về thuyền đánh cá bằng gỗ. Đến nay cuốn sách “Classic Wooden Fishing Boats of Vietnamese Coast" của ông (tạm dịch: “Thuyền đánh cá bằng gỗ dọc bờ biển Việt Nam”) mới là tài liệu thứ 3 trên thế giới bằng tiếng nước ngoài viết chuyên sâu về thuyền gỗ của Việt Nam.

Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã phỏng vấn tác giả Ken Preston về đam mê thuyền Việt và mong muốn của ông thông qua cuốn sách.

- Ông chia sẻ thêm về cuốn “Thuyền đánh cá bằng gỗ dọc bờ biển Việt Nam” và từ đâu ông nảy sinh ra ý định viết và xuất bản cuốn sách này?

+ Cuốn sách được chia thành 6 phần chính về thiết kế thuyền, kỹ thuật xây dựng, ngư cụ, nhưng phần lớn cuốn sách là một chuyến đi thực tế từ đảo Phú Quốc phía Tây Nam đến Vịnh Hạ Long và Móng Cái ở vùng Đông Bắc của Việt Nam.

Cuốn sách “Classic Wooden Fishing Boats of Vietnamese Coast" (tạm dịch: “Thuyền đánh cá bằng gỗ dọc bờ biển Việt Nam”)

Cuốn sách “Classic Wooden Fishing Boats of Vietnamese Coast" (tạm dịch: “Thuyền đánh cá bằng gỗ dọc bờ biển Việt Nam”)

Cuốn sách “Classic Wooden Fishing Boats of Vietnamese Coast" (tạm dịch: “Thuyền đánh cá bằng gỗ dọc bờ biển Việt Nam”)

Khi bắt tay vào thực hiện cuốn sách, tôi mong muốn cuốn sách sẽ trở thành cẩm nang hoàn chỉnh về thuyền đánh cá, vận tải và chở khách còn đang được sử dụng và vẫn được làm dọc bờ biển Việt Nam. Các bức ảnh trong cuốn sách được chụp trong khoảng từ năm 2005 đến 2018, vì vậy có nhiều loại thuyền bạn nhìn thấy bây giờ sẽ khác hoàn toàn so với những loại thuyền mà người dân sử dụng vào những năm đó.

Dựa vào lịch sử phát triển của thuyền gỗ của Mỹ cũng như châu Âu, tôi cảm thấy chỉ trong thời gian cuộc đời mình, những chiếc thuyền gỗ sẽ sớm trở thành quá khứ, không còn được sử dụng nữa và tôi muốn ghi lại thật tốt hình ảnh những chiếc thuyền gỗ, cách chúng được chế tạo và sử dụng tại Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XXI.

Cuốn sách ghi chép lại những thông tin liên quan tới thuyền gỗ dọc bờ biển Việt Nam.

Cuốn sách ghi chép lại những thông tin liên quan tới thuyền gỗ dọc bờ biển Việt Nam.

Cuốn sách ghi chép lại những thông tin liên quan tới thuyền gỗ dọc bờ biển Việt Nam.

Trên hành trình ghi chép lại những thông tin liên quan tới thuyền gỗ dọc bờ biển Việt Nam, tôi có cảm giác mình đã đến quá muộn để ghi chép lại đầy đủ và nếu như có một người nào đó, trong khoảng 20 năm nữa muốn tìm hiểu về thuyền gỗ Việt Nam, sẽ không còn lại nhiều nhặn gì. Tôi hy vọng cuốn sách của mình sẽ tồn tại đâu đó đủ để trong tương lai phục vụ các học giả muốn tham khảo hoặc giả nó sẽ góp một phần nào đó khôi phục việc sử dụng thuyền gỗ vì bất cứ lý do gì.

- Qua quá trình đi, thấy và tìm hiểu, ông cho biết thuyền gỗ tại khu vực Quảng Ninh có điểm đặc biệt gì?

Theo tác giả Ken Preston, thuyền nan tại vùng biển Quảng Ninh có nhiều điểm đặc biệt so với các vùng biển khác của Việt Nam.

Theo tác giả Ken Preston, thuyền nan tại vùng biển Quảng Ninh có nhiều điểm đặc biệt so với các vùng biển khác của Việt Nam.

Theo tác giả Ken Preston, thuyền nan tại vùng biển Quảng Ninh có nhiều điểm đặc biệt so với các vùng biển khác của Việt Nam.

+ Quảng Ninh có 2 loại thuyền đặc trưng. Loại đầu tiên là những chiếc thuyền nan có hình oval lớn. Loại thuyền này khá dễ gặp dọc các vùng bờ biển Việt Nam, song ở vùng Vịnh Hạ Long chúng được thiết kế vô cùng chắc chắn, từ trên cao nhìn xuống thuyền có hình oval và dáng giống như một chiếc bát nông. Loại thuyền nan nhỏ nhất trong số này thực sự rất nhỏ, tưởng như không thể chở nổi một người, trong khi cỡ thuyền lớn nhất loại này đủ cho cả một gia đình nhỏ sống trên biển thoải mái. Với thuyền nan, người dân có thể chèo tay hoặc lắp thêm động cơ cỡ nhỏ. Loại thuyền này thường dễ sửa chữa. Thường chủ thuyền có thể tự sửa thuyền khi có hư hỏng. Thuyền nan được đan bằng nan tre, được gia cố bằng gỗ, các thanh tre lớn. Khi mới làm xong, thuyền nan chưa thể sử dụng ngay, chúng rất đẹp và bắt mắt, song còn cần được gia công để chống nước, nếu không sẽ không nổi được. Vật liệu mà người dân nơi đây sử dụng để chống nước chính là hắc ín.

Loại thuyền thứ hai tôi đề cập trong cuốn sách của mình với tên gọi là Halong Bay "square head" (thuyền đầu vuông), có thể nói là đặc trưng của Quảng Ninh, trên khắp Việt Nam không nơi nào có được. Thuyền đầu vuông rất đẹp, được làm với kích thước dao động từ bằng với loại thuyền nan lớn nhất tới 12-13m chiều dài, có khả năng đánh bắt xa bờ hơn so với thuyền nan. Loại thuyền này cũng giống như ngôi nhà của người dân chài.

Thuyền đầu vuông.

Thuyền đầu vuông.

Thuyền đầu vuông.

Phương pháp truyền thống để làm những chiếc thuyền này mang nét đặc trưng của người Việt, khác rất nhiều so với phương pháp làm thuyền phương Tây. Phương pháp của Việt Nam là vỏ thuyền được làm mà không có bất cứ dẻ thuyền hay xương sống nào. Sau khi ván tàu được đóng xong, phần dẻ sườn của thuyền và các bộ phận cần thiết khác của khung mới được đặt vào vị trí. Trong khi với phương pháp truyền thống của phương Tây thì phần khung xương của chiếc thuyền sẽ được lắp trước, rồi đến các dẻ, xương sống thuyền và cuối cùng là lớp vỏ.

Thuyền nan và thuyền đầu vuông là 2 loại thuyền đặc trưng của Quảng Ninh.

Thuyền nan và thuyền đầu vuông là 2 loại thuyền đặc trưng của Quảng Ninh.

Thuyền nan và thuyền đầu vuông là 2 loại thuyền đặc trưng của Quảng Ninh.

Kết quả cuối cùng là như nhau, nhưng cách thức làm lại rất khác. Tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc khi được ghi lại những phương pháp làm thuyền một cách chi tiết qua cuốn sách của mình.

Thuyền nan là phương tiện di chuyển tiện lợi cho người dân chài tại vùng Vịnh Hạ Long.

Thuyền nan là phương tiện di chuyển tiện lợi cho người dân chài tại vùng Vịnh Hạ Long.

Thuyền nan là phương tiện di chuyển tiện lợi cho người dân chài tại vùng Vịnh Hạ Long.

Thuyền nan là phương tiện di chuyển tiện lợi cho người dân chài tại vùng Vịnh Hạ Long.

Thuyền nan là phương tiện di chuyển tiện lợi cho người dân chài tại vùng Vịnh Hạ Long.

Thuyền nan là phương tiện di chuyển tiện lợi cho người dân chài tại vùng Vịnh Hạ Long.

- Ngoài những loại thuyền mà ông đã chụp hình và ghi chép, có loại thuyền nào nằm ngoài khoảng thời gian nghiên cứu nhưng đã gây được cho ông ấn tượng đặc biệt?

Ồ! Tôi phải đề cập tới một trường hợp đặc biệt. Một ngoại lệ tuyệt vời. Đó là chiếc thuyền cánh dơi, loại thuyền chạy bằng sức gió và có thể chạy ngược gió. Thuyền cánh dơi có 2 cột buồm, có hình dáng rất đẹp và cân đối cùng khả năng di chuyển cực kỳ linh hoạt trong vùng Vịnh. Mặc dù loại thuyền này nằm ngoài khoảng thời gian nghiên cứu về thuyền đánh cá Việt Nam trong cuốn sách của tôi, nhưng nó là một ví dụ tuyệt vời về sự đặc sắc của tàu thuyền được ngư dân sử dụng tại vùng biển Quảng Ninh. Video vận hành của loại thuyền này hiện có trên Youtube với từ khóa tìm kiếm là “Quang Yen Junk”.

Thuyền cánh dơi Quảng Yên qua ảnh chụp của Ken Preston.

Thuyền cánh dơi Quảng Yên qua ảnh chụp của Ken Preston.

Thuyền cánh dơi Quảng Yên qua ảnh chụp của Ken Preston.

Loại thuyền này đã từng được sử dụng rất phổ biến trên Vịnh Hạ Long nhưng đã biến mất vào khoảng những năm 1990. Theo tôi được biết, đến nay vẫn còn có người làm được loại thuyền này. Đó là ông Lê Đức Chắn, truyền nhân đời thứ 17 trong một gia đình có truyền thống làm thuyền tại Quảng Ninh. Qua cuộc gặp gần đây với ông Chắn, tôi nhận thấy ông ấy không chỉ có kỹ năng làm thuyền, mà còn là một diễn giả, một người thầy tuyệt vời. Tôi ước mình có cơ hội được trao đổi và học hỏi ông ấy nhiều hơn về nghệ thuật làm thuyền.

- Ông có nói rằng thuyền đánh cá bằng gỗ tại Việt Nam sẽ sớm đi vào quá khứ. Vậy theo ông chúng ta cần làm gì để bảo tồn những chiếc thuyền này?

+ Tôi nghĩ rằng không có cách nào giữ được một chiếc thuyền không thể đánh cá như trước. Một ngư dân hay người chở hàng sẽ từ bỏ một con thuyền không còn giá trị trong công việc của họ. Vì nếu không làm ra tiền thì không thể sửa chữa bảo dưỡng thuyền, không thể sơn thuyền và giữ chiếc thuyền sạch sẽ, con thuyền vì thế cũng chết dần chết mòn. Với khí hậu ở đây, chỉ 5 năm là con thuyền thành đống gỗ thừa. Vì vậy nếu không thể dùng để làm ra tiền nữa, thì tôi nghĩ chỉ còn hy vọng duy nhất là đưa con thuyền vào bảo tàng. Rất nhiều nơi ở châu Âu và cả nước Mỹ có nhiều bảo tàng lịch sử hàng hải. Những bảo tàng đó được lập nên một phần vì những con tàu, những chiếc thuyền trông đẹp mắt và thú vị; một phần vì đối với người dân ở đó, chúng đóng vai trò quan trọng về mặt lịch sử.

Việt Nam có một lịch sử thú vị và sống động về thuyền đánh cá. Chúng ta cần bảo tồn nét lịch sử ấy. Nhưng việc đó sẽ không thể thực hiện bằng việc giữ lại tất cả các thuyền cá kiểu cũ, mà phải bằng việc lưu giữ thuyền đó trong bảo tàng.

Trên thế giới có bảo tàng mà thuyền có thể được mang ra chèo thử cho khách du lịch hoặc biểu diễn cho các bạn trẻ thưởng thức. Trên thế giới họ vẫn làm điều đó và một số nơi còn làm rất tốt. Tôi nghĩ Việt Nam cũng có thể áp dụng cách này. Được như thế thì rất tốt, tôi rất mong mình được chứng kiến điều đó.

- Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Mô hình tỷ lệ 1/2 của loại thuyền ba vát có buồm cánh dơi tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Mô hình tỷ lệ 1/2 của loại thuyền ba vát có buồm cánh dơi tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Mô hình tỷ lệ 1/2 của loại thuyền ba vát có buồm cánh dơi tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Mô hình chiếc thuyền đánh cá truyền thống có gắn cánh buồm của ngư dân vùng biển Quảng Ninh vẫn thường sử dụng khi xưa.

Mô hình chiếc thuyền đánh cá truyền thống có gắn cánh buồm của ngư dân vùng biển Quảng Ninh vẫn thường sử dụng khi xưa.

Mô hình chiếc thuyền đánh cá truyền thống có gắn cánh buồm của ngư dân vùng biển Quảng Ninh vẫn thường sử dụng khi xưa.

Ngày xuất bản: 29/4/2023
Nội dung: ĐÀO LINH
Trình bày: MẠNH HÀ