VỮNG VÀNG MỤC TIÊU BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN

Bài 3:
Không "ngủ quên trên vòng nguyệt quế"

Tại cuộc làm việc với tỉnh Quảng Ninh vào ngày 6/4/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định:Trong bối cảnh cực kỳ khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, Quảng Ninh đã nổi lên là một điểm sáng về sự chủ động trong phòng, chống dịch, giữ vững địa bàn "an toàn, ổn định, phát triển trong trạng thái bình thường mới"; thực hiện tốt "mục tiêu kép" với đà tăng trưởng GRDP hơn hai con số trong 6 năm liên tiếp (2016-2021) và chủ động chuyển sang thực hiện "thích ứng an toàn" và giành được những kết quả tích cực bước đầu”. Ghi nhận này là sự động viên to lớn đối với tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cũng là động lực để Quảng Ninh tiếp tục giữ vững thành quả phòng chống dịch, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; chăm lo bảo vệ sức khỏe và tính mạng nhân dân; không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trước tình hình dịch bệnh.

Tiếp tục nâng cao miễn dịch cộng đồng để bảo vệ thành quả chống dịch

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của Covid-19 có thể làm cho dịch bệnh trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng.

Tại cuộc gặp mặt cung cấp thông tin y tế năm 2022 do Bộ Y tế tổ chức chiều 27/6, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, có thể lấn át biến thể phụ cũ BA.2 đang chiếm ưu thế ở nước ta.

GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, mặc dù số mắc và tử vong do Covid-19 trên toàn cầu có xu hướng giảm, tuy nhiên, ở một số khu vực dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện các biến chủng mới. Hiện nay nhiều quốc gia đã dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn các biện pháp phòng chống dịch nên nguy cơ dịch quay trở lại là hoàn toàn có thể.

Ông Chu Văn Hải (khu 6, phường Hồng Hà, TP Hạ Long) được nhân viên y tế tiêm mũi 4 tại điểm tiêm Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Hạ Long).

Ông Chu Văn Hải (khu 6, phường Hồng Hà, TP Hạ Long) được nhân viên y tế tiêm mũi 4 tại điểm tiêm Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Hạ Long).

Ông Chu Văn Hải (khu 6, phường Hồng Hà, TP Hạ Long) được nhân viên y tế tiêm mũi 4 tại điểm tiêm Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Hạ Long).

Người dân đến tiêm mũi 4 tại điểm tiêm Trường THCS Nguyễn Trãi (TP Uông Bí).

Người dân đến tiêm mũi 4 tại điểm tiêm Trường THCS Nguyễn Trãi (TP Uông Bí).

Người dân đến tiêm mũi 4 tại điểm tiêm Trường THCS Nguyễn Trãi (TP Uông Bí).

Đây cũng là điều Quảng Ninh đã dự báo từ trước và thời gian qua, dù số ca nhiễm Covid-19 chỉ rải rác nhưng tỉnh vẫn tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tích cực triển khai tiêm vắc xin, truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch. Thực tế cho thấy, Quảng Ninh là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4, tiêm vắc xin cho trẻ em, từ đó góp phần đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh đạt ở mức cao và sớm trong cả nước.

Ngay từ tháng 5, tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cơ quan, đơn vị khẩn trương xây dựng và hoàn thiện kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 4 (liều nhắc lại) trên địa bàn tỉnh năm 2022 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế. Trước đó, tỉnh đã tập trung tiêm chủng vắc xin cho trẻ em từ đủ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi. Cấp ủy, chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, ngành y tế lập danh sách, cập nhật thường xuyên, liên tục, đầy đủ các trường hợp trẻ em từ đủ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi bị mắc Covid-19, khỏi Covid-19 để quản lý, theo dõi, thực hiện tiêm chủng ngay khi đủ điều kiện, đặc biệt lưu ý quan tâm đến trẻ em yếu thế, lang thang, cơ nhỡ, mồ côi, không nơi nương tựa trên địa bàn... Ngày 14/4/2022, Bộ Y tế đã chọn Quảng Ninh là địa phương tổ chức Lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng năm 2022.

Quảng Ninh đã tận dụng tối đa quỹ thời gian '‘vàng” trong dịp nghỉ hè để tập trung tiêm chủng cho nhóm đối tượng là trẻ em có chỉ định tiêm trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế, gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện và sự tham gia tích cực của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh tới cơ sở trong công tác vận động, tuyên truyền.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh, số trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi đã tiêm 248.591 mũi; trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: 70868 mũi, đảm bảo độ bao phủ vắc xin cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1: 125.447 đạt 99,81%; Mũi 2: 123.815, đạt 98,52%; trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: Mũi 1: 44.449 đạt 24,56%; Mũi 2: 26.369 đạt 14,55%.

Hiện tỉnh đang phấn đấu trước ngày khai giảng năm học 2022 - 2023 (05/9/2022), hoàn thành cơ bản tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ đủ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi bảo đảm an toàn tuyệt đối, hiệu quả theo chỉ đạo của Bộ Y tế nhằm bảo đảm vững vàng bước vào năm học mới 2022 - 2023.

Nhân viên y tế tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh Trường Tiểu học Hữu Nghị.

Nhân viên y tế tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh Trường Tiểu học Hữu Nghị.

Nhân viên y tế tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh Trường Tiểu học Hữu Nghị.

Công ty Than Dương Huy tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 4 cho cán bộ, người lao động của công ty.

Công ty Than Dương Huy tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 4 cho cán bộ, người lao động của công ty.

Công ty Than Dương Huy tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 4 cho cán bộ, người lao động của công ty.

Song song với đó, tỉnh cũng tập trung chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai thực hiện tiêm chủng mũi 4 đảm bảo yêu cầu đề ra, trong đó quan tâm, ưu tiên đối với các đối tượng là người cao tuổi, người có bệnh nền, lao động ngành than, ngành điện, lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu vực du lịch, dịch vụ, thương mại, người dân từ 18 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch, người dân các địa phương khu vực biên giới (Móng Cái, Bình Liêu, Hải Hà). Từ ngày 6/6, các địa phương trong tỉnh đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4 cho các đối tượng. Từ ngày 9- 20/6, tỉnh Quảng Ninh triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 4 cho khoảng 123 ngàn người. Trong đợt này, đối tượng tiêm chủng là cán bộ y tế; lực lượng tuyến đầu chống dịch của các địa phương trên địa bàn tỉnh; công nhân tại các doanh nghiệp ngành Than, trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Việc triển khai tiêm chủng trên địa bàn tỉnh đã bảo đảm các yêu cầu chuyên môn theo đúng quy trình, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở phát huy tối đa những kinh nghiệm đã có trong các chiến dịch tiêm chủng đã triển khai thành công trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng tăng cường thông tin, truyền thông để nhân dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng; yên tâm, tin tưởng, hưởng ứng tham gia chiến dịch tiêm chủng.

Điểm tiêm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên triển khai tiêm mũi 4 cho người dân trên địa bàn, ngày 16/6.

Điểm tiêm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên triển khai tiêm mũi 4 cho người dân trên địa bàn, ngày 16/6.

Điểm tiêm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên triển khai tiêm mũi 4 cho người dân trên địa bàn, ngày 16/6.

Để người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở

Cùng với việc quản lý, duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch và tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình phòng, chống dịch Covid-19, Quảng Ninh tiếp tục nâng cao năng lực điều trị tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc Covid-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở.

Trung tâm oxy cao áp, Bệnh viện Bãi Cháy, được đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả công tác điều trị cho người bệnh.

Trung tâm oxy cao áp, Bệnh viện Bãi Cháy, được đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả công tác điều trị cho người bệnh.

Trung tâm oxy cao áp, Bệnh viện Bãi Cháy, được đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả công tác điều trị cho người bệnh.

Cuối tháng 3/2022, khi Quảng Ninh cũng như cả nước đang trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức, tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã quyết nghị thông qua nghị quyết có ý nghĩa nhân văn rất lớn, đó là Nghị quyết điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh (TP Hạ Long) với mục tiêu là xây dựng Bệnh viện đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nâng quy mô giường bệnh của bệnh viện từ 200 giường bệnh hiện nay lên 330 giường bệnh; đưa Bệnh viện Phổi Quảng Ninh trở thành trung tâm chuyên khoa phổi của quốc gia và khu vực, thu hút được bác sỹ giỏi, nhân lực y tế chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, người lao động trong tỉnh và các vùng lân cận. Bệnh viện Phổi Quảng Ninh sẽ được mở rộng từ 2,52 ha thành 3,86ha trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng các công trình đã có, sửa chữa, nâng cấp các công trình đã xuống cấp và xây mới một số công trình, đảm bảo cơ sở vật chất đồng bộ, phục vụ quy mô giường bệnh của bệnh viện là 330 giường. Điều này cho thấy sự quan tâm của tỉnh đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Quảng Ninh. Đặc biệt, càng ý nghĩa hơn khi đây là công trình được lựa chọn là một trong những công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh vào năm 2023.

Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XIV đã quyết nghị thông qua chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh (TP Hạ Long).

Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XIV đã quyết nghị thông qua chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh (TP Hạ Long).

Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XIV đã quyết nghị thông qua chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh (TP Hạ Long).

Cùng với đó là tỉnh cũng sẽ nâng quy mô Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí từ 1.000 người bệnh lên 1.200 người bệnh vào năm 2022, 1.300 người bệnh vào năm 2025 và 1.500 người bệnh vào năm 2030. Đồng thời, tăng chỉ tiêu giường bệnh giai đoạn 2016 - 2022 l lên 8.070 giường bệnh (tăng 330 giường).

 Không chỉ thế, trên cơ sở Nghị Quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XII) về nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Quảng Ninh đã xây dựng Đề án nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng và y tế điều trị, chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030. Đây cũng chính là 1 trong 15 đề án, chương trình trọng điểm được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Đề án nâng cao năng lực hệ thống y tế, tăng cường chất lượng bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2025 đã tập trung đánh giá thực trạng của hệ thống y tế công lập hiện nay của tỉnh về tổ chức bộ máy, nhân lực, y tế dự phòng, an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, dân số, dược, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị… Qua đó, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp làm cơ sở triển khai, thực hiện với mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo củng cố năng lực y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế học đường; củng cố mô hình, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động, Tổ Covid cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa bàn dân cư bảo đảm có đủ khả năng xử lý kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống.

Y, bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chăm sóc trẻ sơ sinh là con của sản phụ mắc Covid-19.

Y, bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chăm sóc trẻ sơ sinh là con của sản phụ mắc Covid-19.

Y, bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chăm sóc trẻ sơ sinh là con của sản phụ mắc Covid-19.

Cùng với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, ngành y tế Quảng Ninh chủ động ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và hoạt động chuyên môn, gắn với cải cách hành chính; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh; đào tạo nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế; triển khai áp dụng các kỹ thuật mới, công nghệ cao. Nhiều đơn vị y tế trong tỉnh còn phối hợp với các bệnh viện đầu ngành trong cung cấp dịch vụ KCB, gắn với đào tạo chuyển giao kỹ thuật mới, kỹ thuật cao cho đội ngũ cán bộ tại chỗ với phương châm "Trung ương làm được kỹ thuật nào thì Quảng Ninh cũng làm được kỹ thuật đó". Hệ thống Telemedicine kết nối Sở Y tế với 18 điểm cầu các đơn vị thuộc Sở và 2 bệnh viện Trung ương, thường xuyên tổ chức thực hiện các hội nghị, hội thảo, các phiên hội chẩn, tư vấn chuyên môn, khám chữa bệnh, hỗ trợ phẫu thuật từ xa… góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Ngành tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, liên thông kết nối dữ liệu thanh toán khám chữa bệnh BHYT; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 giúp giảm thời gian chờ, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực quản trị và hành chính công. Đặc biệt là tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác trong nước với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cử các kíp bác sĩ, kỹ thuật viên đi học tập, chuyển giao kỹ thuật mới, chuyên sâu tại nước ngoài và mời chuyên gia nước ngoài về chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện trong tỉnh. Tiếp tục thu hút chuyên gia giỏi về làm việc và giúp Quảng Ninh đào tạo, chuyển giao kỹ thuật. Tiếp tục tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật cao từ các bệnh viện tuyến Trung ương. Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện để có đủ điều kiện phát triển kỹ thuật cao, chuyên sâu. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng y tế thông minh…

Mô hình "Bệnh viện số" tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.

Mô hình "Bệnh viện số" tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.

Mô hình "Bệnh viện số" tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.

Quảng Ninh luôn xác định phải gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh; đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội, hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần theo các tiêu chí của “hạnh phúc”. Chính về thế, tỉnh luôn quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, nhất là ở các xã vùng miền núi, biên giới, biển đảo, y tế dự phòng và y tế cơ sở, trong đó nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách để phát triển đội ngũ nhà giáo, đội ngũ y bác sĩ ở những nơi khó khăn. Hiện tỉnh đang tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em từ đủ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi và triển khai tiêm mũi 4 trên địa bàn tỉnh đối với các trường hợp có chỉ định tiêm bảo đảm tuyệt đối an toàn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện Đề án “Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng và y tế điều trị; chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Thực hiện: Hà Chi, Nguyễn Hoa

Trình bày: Mạnh Hà