4
18
/
1100441
Xây dựng văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị
longform
Xây dựng văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị

Cover

Thực tiễn đã chứng minh, văn hóa Đảng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển, với truyền thống, lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc. Sự ra đời của Đảng chính là một sản phẩm của văn hóa, là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đỉnh cao của văn hóa nhân loại (Chủ nghĩa Mác-Lênin) với tinh hoa của văn hóa dân tộc (phong trào yêu nước và phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam). Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 24/11/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện, đó là: “Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hoá, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để Đảng ta và hệ thống chính trị của nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”.

Ảnh trong văn bản

Cũng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trình bày báo cáo tóm tắt với tiêu đề "Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; Các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng".

Báo cáo nêu rõ, văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định: Văn hóa là một mặt trận quan trọng, “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”; văn hóa Việt Nam mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng.

Thực tiễn đã chứng minh, văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ phận tinh túy của văn hóa dân tộc. Sự ra đời của Đảng chính là một sản phẩm của văn hóa, là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đỉnh cao của văn hóa nhân loại (Chủ nghĩa Mác-Lênin) với tinh hoa của văn hóa dân tộc (phong trào yêu nước và phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam). Văn hóa Đảng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển, với truyền thống, lịch sử vẻ vang của Đảng và của dân tộc Việt Nam. Khi nói về Đảng Cộng sản, V.I.Lênin đã từng chỉ rõ, Đảng là “Trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại”; Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Đảng là đạo đức, là văn minh”.

Ảnh với chú thích
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 2 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ngày 18/5/2021.

Trong 91 năm qua, Đảng ta luôn đặc biệt chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã chỉ rõ: “Để xây dựng và phát triển văn hóa trong xã hội, trước hết cần xây dựng văn hóa trong Đảng, trong bộ máy nhà nước như Bác Hồ đã dạy Đảng ta là đạo đức, là văn minh. Văn hóa đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, viên chức nhà nước”. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, định hướng: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân”. Tại Đại hội XII của Đảng, xây dựng văn hóa trong Đảng được bổ sung với nhiều điểm mới; nổi bật là đưa công tác xây dựng Đảng về đạo đức ngang tầm với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức: “Tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Đây là sự bổ sung, phát triển quan trọng về lý luận và thực tiễn của Đảng ta; cũng chính là sự kế thừa và vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng là đạo đức, là văn minh”.

Ảnh với chú thích
Các đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại điểm cầu Quảng Ninh. Ảnh: Trúc Linh

Trong 91 năm qua, Đảng ta luôn đặc biệt chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã chỉ rõ: “Để xây dựng và phát triển văn hóa trong xã hội, trước hết cần xây dựng văn hóa trong Đảng, trong bộ máy nhà nước như Bác Hồ đã dạy Đảng ta là đạo đức, là văn minh. Văn hóa đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, viên chức nhà nước”. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, định hướng: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân”. Tại Đại hội XII của Đảng, xây dựng văn hóa trong Đảng được bổ sung với nhiều điểm mới; nổi bật là đưa công tác xây dựng Đảng về đạo đức ngang tầm với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức: “Tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Đây là sự bổ sung, phát triển quan trọng về lý luận và thực tiễn của Đảng ta; cũng chính là sự kế thừa và vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng là đạo đức, là văn minh”.

Ảnh trong văn bản

Thực hiện văn hóa trong Đảng, những năm qua Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cấp ủy trực thuộc, cơ quan, đơn vị thường xuyên rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu của Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ. Quán triệt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thấm nhuần Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng, nguyên tắc hoạt động của Đảng. Xác định trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là phải phòng ngừa và chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).

Cụ thể hóa những chủ trương, chỉ đạo của Đảng, những năm qua Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; đề ra nhiều giải pháp để phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của công tác xây dựng Đảng. Theo đó, việc nêu gương của cán bộ, đảng viên được tỉnh thực hiện gắn với Quy định số 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo chủ chốt các cấp. Tỉnh đã rà soát, bổ sung và cơ bản hoàn thiện hệ thống các quy chế, quy định về mối quan hệ, lề lối làm việc; quản lý tổ chức cán bộ; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm người đứng đầu, nhất là đối với các lĩnh vực tổ chức bộ máy, quản lý và sử dụng biên chế, công chức, viên chức; đã quy định thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, lãnh đạo chủ chốt các cấp, riêng đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, lãnh đạo chủ chốt các cấp có quy định về tiêu chuẩn chức danh cụ thể. Đó là Quy định “Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý”; Quy chế “Đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý”.

Ảnh với chú thích
Đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW, gắn với Quy định số 04-QĐ/TU của BTV Tỉnh ủy  tại Đảng ủy BĐBP tỉnh.

Đồng thời Tỉnh ủy ban hành nhiều quy định quan trọng để cụ thể hóa nội dung này. Nổi bật là Quy định số 04-QĐ/TU "Về việc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với cán bộ, đảng viên"; Quy định số 06-QĐ/TU "Việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh liên quan đến tham nhũng, suy thoái theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)”; Quy định số 08-QĐ/TU "Về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý”.

Đặc biệt, Quảng Ninh đã đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý và người đứng đầu các cấp. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng trong tỉnh đã cụ thể hóa việc thực hiện quy định nêu gương vào các chương trình, kế hoạch công tác hằng năm, nhất là gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Ở mỗi tổ chức đảng, đơn vị, người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo chủ chốt đã xây dựng chương trình, nội dung cụ thể để thực hiện tốt quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Ảnh với chú thích
Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh tặng giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW giai đoạn 2016-2021. Ảnh: Trúc Linh 

Từ tỉnh đến các địa phương, đơn vị đã duy trì thực hiện nghiêm các chỉ thị, quyết định của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, tăng cường công tác quản lý cán bộ và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhiều cấp ủy, địa phương, đơn vị tập trung chỉ đạo tăng cường trách nhiệm nêu gương, đưa nội dung nêu gương vào tiêu chí đánh giá cán bộ, đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Điển hình TX Quảng Yên ban hành Quy chế đánh giá cán bộ theo tiêu chí chấm điểm; huyện Hải Hà xây dựng kế hoạch kiểm điểm, đánh giá tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên; Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức cho chỉ huy các đồn, trạm đăng ký học tập và làm theo Bác, có sổ theo dõi, đánh giá kết quả hằng tháng, bình xét thi đua đối với từng cá nhân và tập thể. Bộ CHQS tỉnh duy trì đăng ký, ghi chép trong 2 cuốn sổ: Việc làm tốt được ghi trong “Sổ hồng”, việc làm chưa tốt ghi trong “Sổ nâu”, công khai trước chi bộ, đảng bộ hằng tháng.

Ảnh với chú thích
Đảng viên Chi bộ khu 3 (phường Thanh Sơn, TP Uông Bí) thường xuyên xuống các hộ gia đình trong khu để tuyên truyền công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thanh 

Từ những kết quả trong xây dựng và thực hành văn hóa trong Đảng, nắm vững bài học kinh nghiệm qua các kỳ đại hội đã đúc kết, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã nhấn mạnh phương hướng thời gian tới: Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức. Nâng cao đạo đức hành động, đạo đức lối sống; mỗi cán bộ, đảng viên, công chức và viên chức phải là một tấm gương về văn hóa chính trị. Tập trung xây dựng văn hóa trong chính trị, trước hết trong Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị. Cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trên từng lĩnh vực, trong mỗi thành viên của hệ thống chính trị. Nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, phẩm giá, lòng tự trọng, danh dự của người đảng viên, nêu cao bổn phận, lương tâm, dũng khí và trách nhiệm của người đảng viên trong mọi hoạt động và cuộc sống. Tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện sâu rộng, thường xuyên, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Từng cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy viên, lãnh đạo, quản lý các cấp và người đứng đầu phải gương mẫu đi đầu thực hiện nêu gương, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy, lôi cuốn đảng viên, nhân dân tự giác chấp hành chính sách, pháp luật, tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong Đảng kết hợp với phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí và của nhân dân đối với việc thực hiện các quy định nêu gương. Cổ vũ, biểu dương các gương điển hình tiên tiến trong cán bộ, đảng viên. Đưa nội dung xây dựng văn hóa trong Đảng trở thành tiêu chí xây dựng và đánh giá cơ quan, đơn vị; tạo môi trường cho cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật để phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xử lý nghiêm hành vi vi phạm đạo đức lối sống, quan liêu, xa dân.

 Xây dựng văn hóa Đảng gắn với đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng, để Đảng thật sự là đạo đức, là văn minh.

Hà Chi

Đồ họa: Đỗ Quang

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu