Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 11:55 (GMT +7)
5 bài tập kiểm tra tình trạng sức khỏe trong chưa đầy 30 giây
Thứ 6, 04/06/2021 | 09:30:49 [GMT +7] A A
Những bài kiểm tra nhanh chóng và đơn giản này có thể giúp bạn nhanh chóng xác định các vấn đề sức khỏe tiềm tàng và kịp thời có kế hoạch chữa trị.
Tuổi tác càng lớn, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên vì hệ thống miễn dịch trở nên yếu hơn. Ngoài việc khám sức khỏe tổng thể 2 năm một lần, có một số bài kiểm tra nhanh chóng có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể hỗ trợ phát hiện sớm một số vấn đề trong cơ thể.
1. Bóp chặt đầu ngón tay
Hãy dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải để siết chặt đầu trên cùng của các ngón tay bên trái của mình. Với mỗi lần bóp, hãy giữ lại trong vòng 3-5 giây. Sau đó, bạn có thể đổi sang thực hiện thao tác tương tự với các ngón tay khác.
Sau khi phần ngón tay không bị siết nữa, máu sẽ quay trở lại trong vòng không quá 2 giây. Nếu đúng như vậy, điều này nghĩa là cơ thể bạn có đủ lưu lượng máu cần thiết. Bên cạnh đó, các ngón tay còn được kết nối chặt chẽ với các cơ quan nội tạng. Vì vậy, nếu bài kiểm tra trên gây ra bất kỳ đau đớn nào, rất có thể rằng nội tạng của bạn đang không được khỏe mạnh. Ý nghĩa chi tiết của từng cơn đau như sau.
Ngón tay cái: Nếu việc bóp móng tay cái khiến bạn đau đớn, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề về phổi.
Ngón trỏ: Đây là phần liên kết chặt chẽ với ruột già. Đau ở ngón tay này là dấu hiệu của bệnh đại tràng và táo bón.
Ngón giữa: Đau ở ngón giữa là biểu hiệu của các vấn đề về tim.
Ngón áp út: Ngón đeo nhẫn có mối liên kết sâu sắc với tim của bạn. Cơn đau khi bóp vào đỉnh ngón tay này có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim.
Ngón út: Đau ở ngón tay út cho thấy ruột non có vấn đề.
2. Nắm chặt tay thành nắm đấm
Đối với bài kiểm tra này, hãy nắm tay lại và giữ nguyên tay ở vị trí đó. Sau 30 giây, hãy mở nắm tay ra. Bạn sẽ thấy rằng lòng bàn tay của mình đã chuyển sang màu trắng. Khi nắm tay, các mạch máu đã bị ép lại, làm hạn chế lưu lượng máu đến lòng bàn tay.
Nếu như sau khi bạn thả lỏng bàn tay, máu nhanh chóng chảy về lại khu vực phía giữa, điều đó có nghĩa là mạch máu của bạn đang hoạt động tốt và cơ thể đang khỏe mạnh. Trong trường hợp phải mất một khoảng thời gian lòng bàn tay mới trở lại màu đỏ như bình thường, đây có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.
3. Căng cơ mông
Với bài tập này, bạn cần nằm xuống một cách thoải mái, phần mặt của bạn hướng xuống sàn. Hãy giữ cả hai cánh tay thẳng bên người. Giữ chân trái sát đất, trong khi đó từ từ nâng chân phải lên. Sau đó, bạn gập chân lại ở đầu gối và giữ tư thế này trong 30 giây.
Nếu bạn thực hiện bài tập này thành công, điều đó nghĩa là cơ thể của bạn đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu có cảm giác đau đớn xuất hiện, khả năng cao là bạn đang có vấn đề với cơ mông, vốn là một trong những cơ khỏe nhất trong cơ thể.
4. Nâng cao chân trong 30 giây
Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần nằm xuống và quay mặt xuống sàn. Giữ hai cánh tay sát cạnh thân người và chạm đất. Sau đó, hãy nâng cả hai chân của mình lên trong khi vẫn giữ cơ thể không dịch chuyển. Bạn cần duy trì tư thế này trong vòng 30-35 giây.
Nếu có thể thực hiện những điều trên mà không bị chuột rút hoặc phải thay đổi tư thế, cơ thể bạn đang trong tình trạng sức khỏe tốt. Mặt khác, nếu nhiệm vụ này mang lại cảm giác thực sự khó khăn, rất có thể đang có vấn đề gì đó với vùng bụng hoặc cột sống dưới của bạn.
5. Ngửa người trên và giữ yên cơ thể
Đây cũng là một bài tập đơn giản khác không hề tốn thời gian. Hãy nằm xuống thoải mái, cơ thể tựa lên trên sàn nhà. Tiếp đến, hãy nâng người lên nhưng chỉ chuyển động phần thân trên, bao gồm cả hai tay, cao hơn khỏi tầm của phần thân còn lại. Bạn cần giữ nguyên tư thế này trong 30-35 giây.
Nếu vượt qua bài kiểm tra này mà không gặp khó khăn gì, điều đó chứng tỏ các cơ của bạn đang khỏe mạnh. Trong trường hợp gặp phải trở ngại trong việc cử động, bạn nên cân nhắc khả năng rằng cột sống của mình đang có vấn đề gì đó.
Theo vtv.vn
Liên kết website
Ý kiến ()