Nước cam
Các vết loét miệng xuất hiện có thể do thiếu vitamin C. Do đó uống nước cam ép để cung cấp vitamin C sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng loét miệng. Uống nước cam còn có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau và giảm viêm loét hiệu quả. Có thể thay thế cam bằng các loại trái cây họ cam quýt khác như chanh, quýt, bưởi.
Cam thảo
Các vấn đề về dạ dày có thể gây ra tình trạng loét miệng. Cam thảo có thể chữa lành vết loét miệng do có khả năng giảm sưng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết loét. Có thể pha cam thảo với nước ấm và mật ong để uống hàng ngày. Thức uống này còn hỗ trợ làm sạch dạ dày và loại bỏ các độc tố gây ra viêm loét.
Nha đam
Để giảm đau do loét miệng gây ra có thể dùng nước nha đam để súc miệng hoặc uống một ít nước ép nha đam vài lần trong ngày. Nha đam cũng có đặc tính chống viêm và chữa viêm loét miệng do đau dạ dày gây ra.
Húng quế
Lá húng quế được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền do có nhiều đặc tính y học. Trong đó lá húng quế thường được tin dùng để điều trị các vết loét miệng.
Nhai một vài lá húng quế tươi, sau đó uống một ít nước rồi nuốt, sẽ giúp giảm viêm và giảm đau do loét miệng. Lá húng quế tươi hơi chua, nên có thể mang đi nấu trà để uống dần trong ngày.
Sữa chua
Vì vết loét miệng gây cảm giác đau rát khi nuốt nên người bệnh thường phải tránh xa các loại đồ ăn cay nóng. Một cốc sữa chua mát lạnh có thể làm dịu vết loét cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi của cơ thể khi bị loét miệng.
Ý kiến ()