Dưới đây là 6 loại thực phẩm nên nấu nước lạnh.
Trứng
Luộc trứng trong nước sôi sẽ dễ làm vỡ vỏ. Nếu vỏ có vi khuẩn có thể nhiễm bẩn vào bên trong. Vì vậy, trước khi luộc trứng cần rửa sạch vỏ và luộc trong nước lạnh cho đến khi sôi, rồi đun nhỏ lửa thêm vài phút.
Khoai tây và các loại củ khác
Khoai tây, khoai lang, khoai môn, củ cải trắng đỏ, củ sen cần thời gian đun nóng lâu hơn, nên phải cho vào từ nước lạnh. Đun nóng từ từ cho đến khi chín hẳn, giúp giải phóng vị ngọt và giữ được hương vị của các loại củ này.
Nếu nấu trong nước nóng, lớp vỏ bên ngoài có thể dễ chín, nát, phần bên trong có thể chưa chín hoàn toàn và làm mất đi độ ngon của nguyên liệu. Tuy nhiên khi hấp các nguyên liệu trên bạn có thể cho vào khi nước sôi.
Thịt và sườn
Khi nấu sườn, gân bò, chân giò, thịt lợn, thịt gà... nếu chần qua nước sôi sẽ làm protein trong thịt đông đặc, máu và mùi tanh sẽ không thoát ra được.
Cách làm đúng là cho thịt vào nước lạnh ngâm 10 phút, rửa sạch với ít muối cho hết máu tanh. Sau đó đun trong nồi nước lạnh với nhiệt độ thấp để máu và các tạp chất khác từ từ nổi lên bề mặt. Rửa lại bằng nước sạch, sau đó có thể nấu canh sườn heo, canh gà với nồi nước dùng trong và thơm hơn.
Ngô
Để ngô ngon phải luộc cùng một ít bẹ, lượng nước ngập bắp và đun trong nước lạnh, nhiệt độ nước tăng dần sẽ thấm vào bắp và giữ nguyên vị ngọt. 2-3 bẹ bao ngoài giúp ngô giữ được độ tươi, ngọt nhiều hơn, đồng thời để lại một ít râu ngô để tạo mùi thơm nhẹ.
Măng
Măng sau khi làm sạch vỏ nên được luộc trong nước lạnh cùng với ít nước vo gạo và ớt. Các nguyên tố vi lượng trong nước vo gạo giúp giữ vị ngọt của măng, còn ớt giúp vị vị umami của măng đậm đà hơn. Khi luộc nhớ mở vung để các chất độc trong măng thoát ra hết.
Bánh bao đông lạnh
Vỏ bánh bao, bánh nếp, sủi cảo trữ đông rất dễ vỡ khi cho vào nước sôi. Bí quyết là cho vào nồi nước lạnh rồi đun từ từ trên lửa vừa đến khi chín. Nhờ vậy, bánh chín từ ngoài vào trong và giữ nguyên được hình dạng.
Riêng bánh mới làm, không nên nấu nước lạnh vì có thể bị hồ hóa tinh bột, ảnh hưởng tới hương vị.
Ý kiến ()