Người bị nhiệt miệng nên tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Chất chống oxy hóa góp phần bảo vệ răng miệng, góp phần ngăn phát tán virus.
Nước cam được nhiều người lựa chọn nhờ hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, kháng viêm.
Cam còn chứa chất folate (loại vitamin nhóm B) thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, lở loét. Với đặc tính này, nước cam rất có lợi khi bị nóng trong người.
Trà hoa cúc có đặc tính chữa lành vết thương, giúp tăng cường miễn dịch ngăn ngừa vết thương chuyển biến xấu.
Rau má có tính hàn, làm mát cơ thể. Loại rau này còn chứa chất triterpenoid hỗ trợ làm lành vết thương, vết lở loét nhanh.
Mật ong với đặc tính kháng khuẩn có tác dụng giảm vết loét, bảo vệ vùng nhiễm trùng.
Thoa mật ong lên miệng, vùng loét hoặc pha mật ong với nước ấm giúp giảm nhiệt miệng. Không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc.
Sữa chua cung cấp men vi sinh sống hữu ích trong việc làm giảm nhiệt miệng. Người bệnh có thể ăn hoặc uống một cốc sữa chua mỗi ngày để vết loét nhanh khỏi.
Kết hợp sữa chua với trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng lưu ý không cho quá nhiều đá lạnh.
Ý kiến ()