Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 07:42 (GMT +7)
6 phát minh công nghệ khủng khiếp của loài người
Thứ 6, 29/10/2021 | 15:27:11 [GMT +7] A A
Rất nhiều điều khi ở trên mặt lý thuyết nghe có vẻ rất tuyệt nhưng khi được ứng dụng trên thực tế, chúng sẽ gặp phải rất nhiều những rắc rối bất ngờ. Trong khi phần lớn các phát minh công nghệ đều có mục đích đơn giản hóa cuộc sống thì nhiều công nghệ cũng đã tạo ra những vấn đề khác khi chúng được ứng dụng.
Sau đây chúng ta sẽ điểm qua những phát minh công nghệ mà lẽ ra chúng không nên xuất hiện trong cuộc sống của con người.
1. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt
Từng bị giới hạn trong lĩnh vực phim khoa học viễn tưởng, nhưng hiện tại công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, từ hệ thống Face ID của Apple đến các hệ thống an ninh biên giới tại các sân bay quốc tế.
Clearview AI là một trong những công ty nhận dạng khuôn mặt đầu tiên được công chúng biết đến và công nhận. Công ty này đã dùng một phương pháp khéo léo để xây dựng cơ sở dữ liệu về khuôn mặt con người, bằng cách thu thập hình ảnh từ các trang web và phương tiện truyền thông xã hội, sau đó nó được các cơ quan thực thi pháp luật sử dụng để tìm kiếm tội phạm trộm cắp và lạm dụng trẻ em.
Thực tế, có vẻ là việc nhận dạng khuôn mặt giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng và an toàn hơn. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến lo ngại rằng công nghệ này sẽ bị kẻ xấu lợi dụng, chẳng hạn như nguy cơ một chính phủ có tư tưởng áp bức sẽ sử dụng nó để đưa công dân vào tù, hay một ai đó có thể giả mạo nhân viên thực thi pháp luật để theo dõi ai đó. Các tổ chức dân quyền thế giới, chẳng hạn như Big Brother Watch, cũng bày tỏ sự lo ngại rằng các công nghệ giám sát như nhận dạng khuôn mặt đe dọa nghiêm trọng đến quyền riêng tư cá nhân.
2. Juicero
Juicero là sản phẩm Starup từng gây sửng sốt trên thế giới vào năm 2017, một cuộc cách mạng về nước hoa quả, từ 120 triệu đô la tài trợ từ các nhà đầu tư. Về bản chất Juicero là một chiếc máy ép nước hoa quả, những sản phẩm nước trái cây ép lạnh tươi và tốt cho sức khỏe, được pha chế một cách sáng tạo, nó không ép hoa quả tươi mà sẽ ép nước ra từ 1 gói trái cây và rau có sẵn do công ty này bán.
Tuy vậy, startup này sụp độ khi Bloomberg xuất bản một bài báo tiết lộ rằng những sản phẩm trái cây này có thể được tạo ra bằng cách thủ công và bạn không thể được với sản phẩm được tạo ra bằng thiết bị Juicero. Việc bán máy ép Juicero và các gói nước trái cây của nó bị đình chỉ sau khi bài báo được xuất bản.
3. Deepfakes
Công nghệ Deepfake là thuật ngữ ghép từ chữ deep-learning và fake, công nghệ deepfake sẽ thu thập hình ảnh khuôn mặt của một đối tượng, sau đó thay thế khuôn mặt này vào mặt của một người khác trong video.
Các nhà nghiên cứu bắt đầu phát triển công nghệ deepfake vào những năm 1990 nhưng phải đến những năm gần đây thì nó mới tạo ra được bước đột phá chủ đạo, với các ứng dụng như Reface và FakeApp đang cực kỳ phổ biến trong những năm gần đây.
Mặc dù việc thay thế khuôn mặt nghe có vẻ là một trò vô hại nhưng xu hướng này vẫn tồn tại những mặt trái. Theo báo cáo năm 2019 của Deeptrace cho thấy 96% deepfakes là khiêu dâm, nhiều nội dung tục tĩu không có sự đồng thuận lan truyền trong nhiều cộng đồng trực tuyến, với nạn nhận là những người nổi tiếng và những người phụ nữ bình thường. Bên cạnh đó Deepfakes cũng đã được dùng để xuyên tạc các quan chức công quyền trong video, chẳng hạn Extinction Rebellion đã đăng một bài chia sẻ của Thủ tướng Bỉ Sophie Wilmès trên Facebook vào năm 2020, thảo luận về mối liên hệ có thể có giữa COVID-19 và cuộc khủng hoảng khí hậu, video này được tin là có thật và nhận được 100.000 lượt xem.
Còn những kẻ lừa đảo cũng đang khai thác các chiêu thức giả giọng để lừa rút tiền của người khác, một vị giám đốc điều hành đã bị lừa mất 243.000 đô la khi anh ta chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của người khác vì tin rằng anh ta đang nói chuyện với sếp của mình qua điện thoại.
4. Màn hình thông minh theo dõi trẻ em
Màn hình trẻ em thông minh được coi là giải pháp hoàn hảo cho các bậc cha mẹ, chỉ cần thiết lập máy ảnh, kết nối nó với một ứng dụng qua Wi-Fi và bạn có thể theo dõi con mình từ xa. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ đã gặp phải trường hợp nghe một giọng nói lạ phát ra từ phòng đứa con đang ngủ của họ, bởi vì họ không biết mình đã bị hack.
Mặc dù có nhiều cách khác để tăng cường bảo mật cũng như chống tình trạng hack, những bạn vẫn không tránh được việc những vị khách không mời tò mò muốn theo dõi con bạn.
5. Bỏ phiếu điện tử
Trên lý thuyết thì việc bỏ phiếu điện tử có vẻ như là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho phương pháp đếm phiếu giấy truyền thống. Ưu điểm của việc này là nhanh chóng, đơn giản hóa quá trình bỏ phiếu cho những người không thể có mặt.
Tuy nhiên việc sử dụng máy bỏ phiếu điện tử trong quy trình bỏ phiếu dân chủ đang là một vấn đề gây tranh cãi. Một trong số đó chính là tâm lý tin tưởng vào việc kiểm phiếu, nhiều người lo sợ lá phiếu của họ có thể bị thay đổi, nếu xảy ra việc đó thì cũng rất khó để xác minh.
Máy bỏ phiếu điện tử đã được áp dụng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 của Smartmatic và Dominion là đối tượng bị cáo buộc gian lận bầu cử. Chưa biết rằng việc cáo buộc này có đúng hay không nhưng một bộ phận người dân Mỹ tin rằng lá phiếu của họ không được đếm chính xác, điều này khiến niềm tin vào tiến trình dân chủ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, cũng giống như các thiết bị khác, máy bỏ phiếu điện tử dễ bị hack và có thể cho kết quả không chính xác, phiếu điện tử có thể bị thay đổi dễ dàng hơn so với phiếu giấy. Một khi đã xảy ra nhiều sai sót như vậy thì có một câu hỏi đặt ra rằng liệu có nên thay thế máy móc để tạo ra một cuộc bầu cử công bằng và dân chủ hay không khi phương pháp truyền thống tuy chậm hơn nhưng đáng tin cậy hơn?
6. Google Glass
Google Glass là một thiết bị kính thông minh được phát hành vào năm 2013, người dùng tương tác thông qua lệnh thoại và xem các thông tin hiển thị trên màn hình quang học. Chiếc kính này cũng được trang bị một camera có thể chụp ảnh và quay video, kết hợp bàn di chuột.
Google Glass được xem là phát minh đầy sáng tạo nhưng nó cũng tạo ra một số lo ngại về quyền riêng tư về việc ghi lại thông tin từ những người sử dụng thiết bị mà không có sự cho phép của họ. Bên cạnh đó, sự an toàn của nó cũng là vấn đề, các các tài xế ở Anh bị cấm đeo Google Glass khi lái xe. Một số người khác thì thấy Google Glass không hấp dẫn về mặt thẩm mỹ và có phần hơi kinh dị, tạo ra sự e ngại khi tương tác với người luôn có camera chĩa vào mình.
Google Glass đã bị ngừng sản xuất vào năm 2015, cả người sử dụng và các chuyên gia đều tự hỏi mục đích của công nghệ này là gì.
Những công nghệ đáng sợ của tương lai
Không thể phủ nhận công nghệ giúp cuộc sống của con người trở nên dễ chịu hơn, nhưng việc chúng ta phát minh ra một thứ gì đó khủng khiếp hơn trong tương lại e rằng vẫn còn. Những người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng trong giới công nghệ như Elon Musk và Stephen Hawking, đã lên tiếng về mối nguy hiểm tiềm tàng của AI với cuộc sống, Elon Musk thậm chí còn so sánh nó với việc "triệu hồi quỷ dữ ".
Điều tốt nhất con người có thể làm để ngăn chặn những điều này xảy ra chính là xác định sớm một kế hoạch dự phòng.
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()