Thiếu tự tin
Có một câu nói sinh viên Đại học Harvard lưu truyền qua nhiều thế hệ: "Trên đời không có khó khăn nào thực sự. Cái gọi là khó khăn chỉ là sự thiếu tự tin khi đối mặt với chúng".
Thiếu tự tin sinh ra sợ hãi, do dự nhiều trở thành thói quen, là kẻ thù lớn nhất trên con đường bước tới thành công của mỗi người. Đây cũng là lý do khiến họ đánh mất nhiều thời gian và cơ hội quý giá.
Luôn tìm cách trì hoãn
Trì hoãn khiến công việc luôn dang dở và không đạt được mục tiêu đề ra. Nhà tư tưởng người Pháp Romain Rolland từng nói trì hoãn là một điều rất kỳ lạ. Nó khiến bạn nghĩ đó là sự thoải mái, nghỉ ngơi và may mắn, nhưng thực tế thứ nó mang lại là sự buồn chán, kiệt sức và trầm cảm.
Bỏ cuộc giữa chừng
Trong nghiên cứu của Đại học Harvard, 80% thất bại trên thế giới đều đến từ việc bỏ cuộc giữa chừng. Trong giai đoạn đầu, mọi người luôn tràn đầy nhiệt huyết, tưởng chừng như không điều gì có thể ngăn cản được. Tuy nhiên, sau một thời gian nhiều người bắt đầu nản lòng và nhận ra rằng thành công là một thứ xa vời không phải cứ muốn là đạt được.
Một người bình thường khi bỏ cuộc giữa chừng đa phần vì họ không dám đối mặt với các rủi ro, và nếu có trục trặc hoặc thất bại nhỏ, họ lập tức từ bỏ và quay trở lại với công việc an toàn của mình.
Sợ bị từ chối
Sự sợ hãi về việc bị từ chối khiến bạn luôn cảm thấy tự ti, kìm hãm bản thân. Những người bị nỗi sợ hãi này thường yếu đuối và cảm thấy không an toàn. Họ thường gặp khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng làm việc, tiền lương. Không thoải mái thể hiện bản thân khiến nhiều người hoàn toàn đóng cửa các nhu cầu của riêng mình, hành xử mọi việc thụ động, làm việc không hiệu quả.
Luôn đổ lỗi
Những người thích bào chữa có một điểm chung: Luôn coi mình là nạn nhân.
Những người này tin rằng cuộc sống bất công và luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh khi mọi thứ không diễn ra đúng như mình mong muốn. Vì thế khi gặp áp lực hoặc rủi ro, thử thách, cách họ làm là không chịu trách nhiệm.
Họ buộc phải kiếm cớ để che đậy sự thiếu hiểu biết của mình và tìm thấy sự thoải mái từ nó. Họ cứ đổ lỗi mà không biết kiểm điểm lại bản thân nên thành công ngày càng rời xa họ.
Theo đuổi những giấc mơ viển vông
Tất cả chúng ta ai cũng đều có những ước mơ của riêng mình nhưng một số người lại có xu hướng biến ước mơ thành cách sống. Họ không thể thoát ra khỏi ảo mộng để sống với thực tế.
Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự tước đoạt cơ hội hoàn thành ước mơ của chính mình. Vì vậy, không nên chìm đắm mãi trong những giấc mơ, phải ngay lập tức hành động mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Đặt ra những mục tiêu phi thực tế
Ước mơ sẽ thành mục tiêu trong cuộc sống nếu bạn có khả năng thực hiện được. Khi đặt mục tiêu cho bản thân, cần hiểu rõ tiềm lực của mình, thời gian để hoàn thành cũng như mức độ thực tế của chúng.
Khi đặt ra mục tiêu có thể đạt được, bạn sẽ hài lòng và dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Ngay cả khi các mục tiêu chưa hợp lý, bạn vẫn có thể khắc phục bằng cách viết lại hoặc chia mục tiêu đó thành những mục tiêu nhỏ hơn. Như thế, bạn mới có thể đạt được mục tiêu của mình.
Không chịu học hỏi
Trong buổi họp báo sự kiện Microsoft sẽ chính thức mua lại Nokia, giám đốc điều hành của Nokia đã kết thúc bài phát biểu: "Chúng tôi không làm gì sai cả, nhưng theo một cách nào đó, chúng tôi đã thua cuộc".
Nokia từng là một công ty lớn. Tuy nhiên, thế giới thay đổi quá nhanh và những đối thủ của họ lại quá mạnh. Họ đã bỏ lỡ việc học tập, bỏ lỡ sự thay đổi và vì thế vuột mất cơ hội để khiến mình lớn mạnh hơn. Họ không chỉ mất cơ hội kiếm tiền mà còn mất cơ hội sống sót.
Thông điệp của câu chuyện này là nếu không thay đổi, bạn sẽ bị đẩy khỏi cuộc đua. Không có gì sai nếu bạn không muốn học thêm những thứ mới mẻ. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ và tư duy không bắt kịp với thời gian, bạn sẽ bị loại bỏ.
Tự giới hạn bản thân
Nhiều người tự tạo cho mình một rào cản tinh thần ngăn trở bản thân theo đuổi ước mơ, bởi họ luôn mang trong mình sự sợ hãi và lo lắng. "Nếu tôi thất bại hay chệch hướng thì sao? Nếu tôi đánh mất bạn bè trên con đường này thì sao? Sẽ ra sao nếu tôi trở nên cô đơn?"
Những suy nghĩ tiêu cực đó hạn chế và khiến bạn thụt lùi theo những cách mà bạn không thể tưởng tượng nổi. Ví dụ, bạn lo sợ không biết công việc sẽ khó khăn ra sao, sẽ giải quyết vấn đề tâm lý như thế nào. Vậy là, bạn không dậy sớm để bắt đầu làm việc, kết quả, bạn đã tự giới hạn bản thân.
Bạn lo lắng không biết mọi thứ sẽ thế nào nếu bạn thất bại, nên thay vì cố gắng thoát khỏi vùng an toàn, bạn chọn ở yên một chỗ. Những người như vậy không thể nào đạt tới thành công.
Ý kiến ()