Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 10:18 (GMT +7)
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ lây truyền virus từ động vật sang người
Thứ 4, 04/05/2022 | 12:13:17 [GMT +7] A A
Trong khi chúng ta vẫn đang đối phó với đại dịch COVID-19 thì các nhà khoa học đã dự đoán nơi xuất hiện của đại dịch tiếp theo. Một nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu là nhà khoa học tại Đại học Georgetown dẫn đầu đã công bố phát hiện của họ trong một bài báo có tiêu đề 'Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ lây truyền virus giữa các loài'.
Theo nghiên cứu, biến đổi khí hậu sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất làm phát sinh những dịch bệnh mới, vượt lên các vấn đề phá rừng, buôn bán động vật hoang dã, nông nghiệp công nghiệp...
Nhìn lại trong những thập kỷ qua, phần lớn những đại dịch mới nổi như SARS, Ebola, Zika và đại dịch COVID-19 hiện nay là do virus và vi khuẩn lây truyền từ động vật sang người, cho thấy việc một loại virus lây nhiễm từ động vật sang người có thể gây ra những hậu quả đáng kể.
Các nhà nghiên cứu dự đoán khi khí hậu Trái Đất sẽ tiếp tục ấm lên, những loài động vật hoang dã sẽ buộc phải di dời môi trường sống đến các khu vực có đông người sinh sống, làm tăng nguy cơ 'siêu vi trùng' đối với con người có thể dẫn đến đại dịch tiếp theo.
Động vật trở thành loài "làm bàn đạp" cho virus
Nghiên cứu trên cũng đánh giá cách biến đổi khí hậu sẽ tái cấu trúc hệ sinh thái động vật có vú trên toàn cầu và tập trung vào sự thay đổi phạm vi địa lý - hành trình của các loài khi chúng di dời đến các môi trường sống mới hơn. Khi những động vật có vụ cùng gặp gỡ nhau, chúng sẽ chia sẻ hàng nghìn loại virus. Những thanh đổi này cũng mang đến nhiều cơ hội cho các loại virus như Ebola hoặc coronavirus sinh sôi ở các khu vực mới và thành các loại động vật mới, khiến việc theo dõi khó hơn và virus dễ dàng nhảy qua một loài “bước đệm” trước khi xâm nhập vào người.
Colin Carlson, phó giáo sư nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học và An ninh Y tế Toàn cầu tại Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Sự tương đồng gần nhất thực sự là những rủi ro mà chúng ta thấy trong buôn bán động vật hoang dã. Chúng tôi lo lắng về thị trường buôn bán này vì việc tập hợp các động vật không lành mạnh lại với nhau theo cách kết hợp không tự nhiên tạo cơ hội cho quá trình xuất hiện từng bước này - giống như cách SARS chuyển từ dơi sang cầy, rồi cầy sang người. Nhưng thị trường không còn đặc biệt nữa, trong điều kiện khí hậu thay đổi, quá trình đó sẽ trở thành hiện thực trong tự nhiên ở mọi nơi."
Ngoài ra, môi trường sống của động vật sẽ di chuyển không cân đối trong tất cả khu vực giống như khu định cư của con người, tạo ra các điểm nóng mới về nguy cơ lan tràn virus. Điều tồi tệ ở đây là phần lớn quá trình này có thể đã diễn ra trong thế giới "ấm áp hơn" ngày nay. Nỗ lực giảm khí thải nhà kính không ngăn được những sự kiện này xảy ra.
Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe con người và động vật
Loài dơi, vốn là loài dự trữ cho phần lớn các lây nhiễm virus mới, có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ tăng. Khả năng bay của chúng sẽ giúp chúng di chuyển được quãng đường dài và chia sẻ nhiều loại virus hơn. Cũng vì vai trò chính của chúng trong sự xuất hiện của virus, cho nên Đông Nam Á, một điểm nóng toàn cầu về sự đa dạng của loài dơi, có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Carlson cho biết: “Ở mỗi bước, các mô phỏng của chúng tôi đã khiến chúng tôi ngạc nhiên. Chúng tôi đã dành nhiều năm để kiểm tra lại các kết quả đó, với các dữ liệu khác nhau và các giả định khác nhau, nhưng các mô hình luôn đưa chúng tôi đến những kết luận này. Đó là một ví dụ thực sự tuyệt vời về việc chúng ta có thể dự đoán tương lai tốt như thế nào nếu chúng ta cố gắng."
Khi virus bắt đầu di chuyển giữa các vật chủ với tốc độ bất thường, thì các tác động đến bảo tồn và sức khỏe con người có thể rất nghiêm trọng. Tiến sĩ Gregory Albery , nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Khoa Sinh học thuộc Đại học Khoa học và Nghệ thuật Georgetown cho biết "Cơ chế này bổ sung thêm một lớp nữa về việc biến đổi khí hậu sẽ đe dọa sức khỏe con người và động vật như thế nào. Không rõ chính xác những loại virus mới này có thể ảnh hưởng như thế nào đến các loài có liên quan, nhưng có khả năng nhiều trong số chúng sẽ dẫn đến các nguy cơ bảo tồn mới và thúc đẩy sự xuất hiện của các đợt bùng phát dịch mới ở người."
Theo các tác giả, giải pháp ở đây là kết hợp giám sát dịch bệnh động vật hoang dã với các nghiên cứu thay đổi môi trường trong thời gian thực. Carlson cho biết: “Khi một con dơi không đuôi ở Brazil tìm đến Appalachia, chúng ta nên đầu tư vào việc biết loại virus nào đang được gắn thẻ cho chúng. Cố gắng phát hiện những di chuyển của loài vật chủ này trong thời gian thực là cách duy nhất để chúng ta có thể ngăn quá trình này dẫn đến nhiều sự cố lan tỏa và nhiều đại dịch hơn. Chúng ta đang tiến gần đến việc dự đoán và ngăn chặn đại dịch tiếp theo hơn bao giờ hết. Đây là một bước tiến lớn đối với dự đoán — bây giờ là lúc bắt đầu giải quyết phần khó hơn của vấn đề."
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()