Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết biến thể JN1 chiếm tới 21,4% các ca nhiễm mới trên cả nước và là biến thể lây lan nhanh nhất.
Tất cả chuyên mục
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong thời gian qua, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra các biến thể mới, gần nhất là biến thể JN.1. T.
Chiều 22/12, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận thông tin biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian gần đây.
Biến thể JN.1 thuộc nhóm biến thể cần quan tâm (VOI), theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron.
Hiện chưa có bằng chứng về sự tăng nặng so với các biến thể trước đó và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu. Tuy nhiên, số mắc SARS-CoV-2 nói riêng và các bệnh đường hô hấp khác nói chung được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhất là ở các quốc gia đang bước vào mùa Đông, có thể làm gia tăng các trường hợp phải nhập viện tại các cơ sở y tế.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết biến thể JN1 chiếm tới 21,4% các ca nhiễm mới trên cả nước và là biến thể lây lan nhanh nhất.
Trong thời gian qua, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra các biến thể mới, gần nhất là biến thể JN.1. Trên cơ sở thay đổi về đặc tính của virus, mức độ lây lan, mức độ nghiêm trọng liên quan hoặc hiệu quả của vaccine, thuốc điều trị, chẩn đoán, các biện pháp xã hội… WHO phân loại các biến thể của SARS-CoV-2 được phân thành 4 nhóm:
Biến thể cần quan tâm;
Biến thể đáng lo ngại;
Biến thể được theo dõi;
Biến thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát; số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Số trường hợp nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp. Theo số liệu thống kê, ở tuần 50 ghi nhận 59 ca mắc COVID-19, tuần 49 ghi nhận 52 ca. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.
Ở Việt Nam, khu vực miền Bắc đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
Trên phạm vi cả nước, đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Ngày 22/12, Bộ Y tế đã có công văn số 8147/BYT-DP đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2023-2024. Bộ Y tế phối hợp với các tổ chức quốc tế, các đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ các biến thể của virus SARS-CoV-2 cũng như các tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác để kịp thời đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, phù hợp.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có COVID-19, Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
- Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.
- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm./.
Ý kiến ()