Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 24/11/2024 21:14 (GMT +7)
Các nhà khoa học cảnh báo về sự sụp đổ của vòng tuần hoàn nước
Thứ 7, 26/10/2024 | 13:49:17 [GMT +7] A A
Hiệu ứng sinh ra từ đại thảm kịch này sẽ có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Nước là thành tố không thể thiếu với sự sống mà ta biết, đồng thời cũng khó sản xuất với quy mô công nghiệp nên có thể coi, nước là tài nguyên quan trọng nhất với con người. Từ nhỏ, chúng ta đã được học về vòng tuần hoàn của nước - là một biểu đồ mũi tên chỉ đường đi của nước lên từ biển, sông, hồ, rồi lại chỉ xuống từ đám mây xuống nền đất, với những thuật ngữ quen thuộc như bốc hơi, ngưng tụ, giáng thủy.
Vòng tuần hoàn khép kín này hậu thuẫn sự sống trên Trái Đất, mang hơi ẩm tới mọi ngõ ngách trên bề mặt Địa Cầu. Nhưng hiện giờ, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học cho rằng hệ thống tuần hoàn nước đang gặp trục trặc.
Đây là kết luận rút ra từ báo cáo mới được đăng tải bởi Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế của Nước (GCEW), một nhóm được thành lập bởi các nhà khoa học, nhà kinh tế học hồi năm 2022. Sứ mệnh của GCEW là đánh giá tình trạng của các hệ thống thủy văn của Trái đất và cách thức quản lý chúng.
Kết quả không mấy khả quan. Báo cáo cho thấy nhu cầu sử dụng nước sạch dự kiến sẽ vượt qua nguồn cung khoảng 42% vào cuối thập kỷ này, phần lớn nguyên nhân là do biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng đồng thời cho thấy chính phủ nhiều quốc gia đã đánh giá thấp lượng nước một người cần để sở hữu “một cuộc sống có phẩm giá”.
Cụ thể, trong khi một người cần khoảng 50-100 lít nước để sống sạch và sống khỏe, nhưng để sinh tồn, con số này lên tới 4.000 lít.
Báo cáo dài 194 trang nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hai thứ nước, là nước màu lục (tìm thấy trong thực vật và trong đất trồng) và nước màu lam (có trong sông, hồ). Bầu khí quyển cứ nóng thêm 1 độ C, sức mạnh của vòng tuần hoàn sẽ tăng thêm, chưa kể nhiệt độ tăng khiến tần suất và cường độ bão tăng theo.
Việc phá rừng cũng khiến vòng tuần tuần nước bị ảnh hưởng, bởi lẽ hệ thống tự nhiên này cần tới thực vật để trữ nước và trả hơi ẩm ra môi trường. Còn một con số đáng lo ngại khác: 80% nước thải trên thế giới đang chưa được tái chế.
Nỗ lực “sửa lỗi” cho hệ thống tuần hoàn nước sẽ cần sự góp sức của tất cả các nước trên thế giới.
“ Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào việc quản lý rừng bền vững ở Ukraine, Kazakhstan và khu vực Baltic ”, Johan Rockström, giám đốc Viện Potsdam Nghiên cứu về Tác động của Khí hậu và cũng đồng chủ tịch của ủy ban GCEW, nói với The Guardian. “ Bạn có thể đưa ra cùng một luận điểm cho việc Brazil cung cấp nước ngọt cho Argentina. Sự gắn kết này chỉ cho thấy chúng ta phải xem nước ngọt trong nền kinh tế toàn cầu như một lợi ích chung toàn cầu ”.
Báo cáo khẳng định sự tình chưa quá muộn, và Reuters đưa tin về lời kêu gọi ủy ban, về việc " chuyển đổi 600 tỷ USD tiền trợ cấp nông nghiệp hàng năm ". Mới đây, Liên hợp quốc (LHQ) mới chỉ định bà Retno Marsudi, Ngoại trưởng Indonesia, trở thành Đặc phái viên về Nước đầu tiên trong lịch sử. Động thái cho thấy LHQ đang ngày một chú trọng tới thứ tài nguyên quý giá.
Để đảm bảo cho sự tồn vong của loài người, chúng ta không thể để “cái giếng chung” của nhân loại cạn kiệt.
Theo genk.vn
- Trung Quốc tạo ra chất cơ bản của sự sống bằng nước và không khí
- Phát hiện hóa chất vĩnh cửu trong 99% nước uống đóng chai
- Phương pháp mới khai thác lithium trong hồ nước mặn
- Hệ thống có thể giúp con người sinh sống dưới nước
- Nghiên cứu phát hiện sao Hỏa có lượng nước tương đương một đại dương bên dưới bề mặt
Liên kết website
Ý kiến ()