Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 21:23 (GMT +7)
Cách chăm sóc móng tay mùa hanh khô
Thứ 3, 08/10/2024 | 11:19:47 [GMT +7] A A
Mùa hanh khô ảnh hưởng nhiều đến da tóc và móng. Lúc này do thời tiết có độ ẩm thấp nên da dễ khô, tóc dễ xơ rụng, móng tay khô gãy. Do đó cần biết cách chăm sóc móng tay để móng tay không bị tổn thương.
1. Dấu hiệu nhận biết móng tay bị hư tổn
Bình thường, móng tay khỏe sẽ giúp bảo vệ đầu ngón tay. Nhưng các va chạm trong sinh hoạt, lao động hằng ngày cùng với điều kiện thời tiết dễ làm móng tay bị tổn thương. Khi móng tay yếu, bị hư tổn sẽ có biểu hiện:
- Móng tay mỏng, gãy: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất và là biểu hiện rõ ràng cho việc móng tay bị hư tổn. Tình trạng này có thể do lúc sinh hoạt, làm việc có sự va chạm với các vật dụng hoặc hóa chất vệ sinh như nước rửa bát, nước vệ sinh sàn nhà... mà không mang găng tay bảo vệ.
Trước khi móng có biểu hiện rõ rệt bị hư tổn, có thể kiểm tra bằng cách nhìn, sờ lên móng tay. Khi thấy bề mặt móng bị sần sùi, có nhiều sọc dọc hoặc bong tróc, màu móng trắng đục... là dấu hiệu của móng hư tổn. Nếu lúc này kịp thời chăm sóc móng sẽ ngăn ngừa được tình trạng gãy, xước.
- Màu móng tay tay đổi: Bình thường, móng tay có màu hồng nhạt, phần móng mọc lên sẽ có màu trắng, trong. Nếu màu móng thay đổi sang màu vàng, đục, xanh, tím, thâm... là do trong sinh hoạt hằng ngày móng tay tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất hoặc nhựa rau củ quả.
Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do móng nhiễm nấm, lúc này màu sắc thay đổi còn có thể khiến móng dày sừng, ngứa...
- Móng tay khô, giòn: Dấu hiệu này là khi móng bị hư tổn do thiếu ẩm hoặc sử dụng nhiều hóa chất lên móng như sơn móng. Đặc biệt khí hậu mùa thu hanh khô, mỏng tay cũng bị ảnh hưởng trở nên giòn, dễ bị xước, gãy hơn.
- Móng tay bị xước, nứt: Móng tay bị xước, nứt thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Phổ biến nhất là vì khi sinh hoạt, làm việc nhà bạn không sử dụng găng tay. Từ đó làm hư tổn móng, gây ra tình trạng xước, nứt.
2. Cách chăm sóc móng tay khỏe đẹp tại nhà dễ thực hiện
Trước hết, để tránh móng tay bị hư tổn, cần ngừng ngay các tác động trực tiếp lên móng như sơn móng, đeo găng tay khi làm việc nhà; sử dụng các sản phẩm cấp ẩm cho móng, dùng các loại dầu dưỡng, serum dưỡng móng thích hợp để chúng chắc khỏe trở lại.
Có thể sử dụng một số biện pháp sau đây:
2.1. Dưỡng móng tay
- Dầu dừa: Như chúng ta đã biết tác dụng của dầu dừa trong làm đẹp da, tóc. Không chỉ thế, dầu dừa còn là nguyên liệu cực tốt trong chăm sóc móng tay khỏe mạnh.
Trong dầu dừa ᴄhứa linoleiᴄ aᴄid - là một ᴄhất ᴄhống ᴠiêm tự nhiên rất tốt trong ᴠiệᴄ ᴄải thiện ᴄhất ѕừng ở móng. Ngoài ra, dầu dừa ᴄòn ᴄhứa ᴄaprуliᴄ acid - một ᴄhất đượᴄ ѕử dụng để làm ѕạᴄh tự nhiên thaу ᴄho ᴄáᴄ loại хà phòng ᴄhứa hóa ᴄhất. Cả 2 chất này đều có lợi giúp chăm sóc móng khỏe mạnh.
Đồng thời, dầu dừa cũng cấp ẩm và hạn chế tình trạng móng khô, giòn, dễ gãy.
Cách sử dụng: Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa đều lên toàn bộ móng tay và vùng da xung quanh móng tay trước khi đi ngủ. Thực hiện mỗi buổi tối hoặc mỗi tuần 2 - 3 lần sẽ giúp móng hư tổn nhanh phục hồi.
Ngoài ra, có thể dùng dầu dừa thoa đều hai bàn tay. Massage nhẹ nhàng hai bàn tay, xoa đều mu và ngón tay khoảng 10 phút để chăm sóc cho bàn tay mịn màng, mềm mại...
- Kem dưỡng: Kem dưỡng chuyên dụng cho móng tay giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của móng. Kem dưỡng móng có chứa vitamin E, vừa giữ đủ độ ẩm vừa giúp tăng độ dẻo dai, chắc khỏe cho móng tay.
Không những thế, việc sử dụng kem dưỡng còn có tác dụng hỗ trợ bảo vệ móng khỏi các tác động bên ngoài. Khi thoa kem dưỡng ẩm cho móng, nên kết hợp massage để kích thích tuần hoàn giúp móng được khỏe, đẹp hơn.
- Dầu dưỡng móng: Các loại dầu hạt jojoba, dầu hạt lanh, dầu oliu có tác dụng giúp dưỡng ẩm, tăng độ bóng, độ cứng của móng tay. Nên bôi kem dưỡng móng trước khi đi ngủ mỗi ngày, kết hợp massage nhẹ để cho dưỡng chất thấm sâu vào móng tay.
- Baking soda: Đây là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các công thức làm đẹp tại nhà. Baking soda giúp làm sạch tế bào chết, dưỡng mềm móng tay, hạn chế bệnh lý viêm nhiễm móng tay hiệu quả.
Lấy 1 muỗng baking soda pha với 1 ly nước ấm. Ngâm móng tay trong hỗn hợp này khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước mát. Sau đó thoa kem dưỡng cho móng. Mỗi tuần thực hiện 2 lần sẽ giúp cho móng luôn sạch đẹp, bóng khỏe.
2.2. Cắt tỉa móng tay
Để móng tay quá dài sẽ khiến móng dễ bị gãy. Còn cắt tỉa móng tay quá sát sẽ khiến móng tay dễ bị hư tổn, đau rát đầu ngón tay và còn có nguy cơ nhiễm nấm, vi khuẩn...
Do đó khi cắt tỉa móng tay không nên cắt quá sát hoặc bấm khóe móng sâu. Ngoài ra, trong quá trình dũa móng, tránh sử dụng các dũa móng thô, nhám quá mức. Dũa móng thô nhám quá mức có thể vô tình gây ra các vết nứt hoặc xước, gãy móng và nguy cơ làm trầy da. Nên lựa chọn dũa mịn, nhẹ, có độ nhám vừa phải để bảo vệ móng.
2.3. Hạn chế làm nail
Khi làm nail, móng tay sẽ có màu sắc cũng như tạo hình xinh đẹp. Nhưng quá trình làm nail sẽ phải cắt tỉa móng sâu và sử dụng sơn cũng như nhiệt độ để làm bền sơn.
Các vật liệu trong làm nail như đắp bột, sơn gel, hay đắp móng giả có thể làm cho móng tay yếu, mỏng và dễ bị hư hại. Bởi trong quá trình làm nail, sẽ phải dùng dũa nhám để chà đi lớp bề mặt bóng của móng giúp các vật liệu bám chắc trên móng hơn.
Các hóa chất có trong các vật liệu này sẽ tác động khiến móng khô, tổn thương. Do đó nếu làm nail quá nhiều sẽ khiến móng bị tổn thương, mỏng, nứt, giòn, yếu, dễ gãy và có nguy cơ gây ra nhiễm trùng móng.
Cách chăm sóc móng tay phù hợp là làm nail với một tần số vừa phải. Không nên làm liên tục mà nên để một quãng nghỉ để có thể nuôi dưỡng lại sức khỏe của móng tay.
2.4. Hạn chế tẩy sơn móng tay chứa hóa chất acetone
Sau khi sơn móng, nếu muốn làm sạch thường phải sử dụng hóa chất acetone để tẩy sạch lớp sơn cũ. Nhưng acetone có thể làm móng tay khô, chuyển màu vàng. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm móng tay khô, mỏng, dễ gãy, nứt, trầy xước, gây tổn hại cho móng và da tay.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()