Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 18:33 (GMT +7)
Châu chấu tre lan ra 11 tỉnh phía Bắc, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo khẩn
Thứ 5, 13/06/2024 | 21:29:32 [GMT +7] A A
Hiện nay, châu chấu tre lưng vàng đã phát sinh, gây hại tại 11/16 tỉnh phía Bắc. Trong 10-20 ngày tới, châu chấu non hóa trưởng thành, có nguy cơ gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng nên cần phát hiện và phòng trừ kịp thời.
Ngày 13/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi 11 tỉnh ở phía Bắc về việc phòng chống châu chấu tre lưng vàng hại tre nứa và cây nông nghiệp.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay, châu chấu tre đã phát sinh và gây hại tại 11/16 ở phía Bắc, gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An. Diện tích nhiễm khoảng 1.031 ha.
Như vậy, so với thời điểm cuối tháng 5-2024, dịch châu chấu tre đã xuất hiện thêm ở 7 tỉnh và diện tích bị nhiễm tăng khoảng 400ha.
Trong các địa phương có dịch châu chấu tre, tỉnh Cao Bằng nhiễm nặng nhất với 773ha. Hôm 6-6, UBND tỉnh Cao Bằng đã quyết định công bố dịch châu chấu tre gây hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp trên địa bàn các huyện Nguyên Bình, Hòa An, Thạch An.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay đa số chấu chấu non chưa có cánh, nên việc phòng trừ sẽ thuận lợi và hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và được kiểm soát kịp thời, trong 10-20 ngày tới, châu chấu non hóa trưởng thành có cánh sẽ bay thành đàn, di chuyển nhanh, rất khó phòng trừ và có nguy cơ gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng.
Để chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do châu chấu tre gây ra trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị 11 tỉnh nói giao cho các đơn vị chuyên môn, các địa phương điều tra phát hiện sớm các ổ châu chấu trên địa bàn và tổ chức phun trừ ngay khi châu chấu còn non.
Theo dõi chặt chẽ thời gian phát sinh châu chấu tre, phạm vi gây hại, hướng di chuyển, các điểm châu chấu co cụm,... để chủ động tổ chức phòng trừ, không để bùng phát trên diện rộng.
Các địa phương, đặc biệt là các huyện, xã nơi châu chấu tre thường xuyên xuất hiện cần chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, dự trù nguồn ngân sách, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về vật tư, nhân lực, sẵn sàng cho công tác phòng trừ châu chấu tre.
Châu chấu tre gây hại khá nghiêm trọng Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, châu chấu tre lưng vàng và vài loài châu chấu hại tre khác (gọi chung là châu chấu tre) thuộc nhóm châu chấu đàn, khi trưởng thành chúng có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn và di cư đi tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng. Trong những năm gần đây, châu chấu tre lưng vàng đã phát sinh và gây hại khá nghiêm trọng cho cả cây trồng nông, lâm nghiệp ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Đây là loài sinh vật gây hại có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hại lớn, khó kiểm soát. Châu chấu tre lưng vàng mới bùng phát gây hại ở nước ta từ năm 2008, chúng phát sinh, gây hại cục bộ tại các huyện miền núi thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ, Bắc Kạn và Cao Bằng; chủ yếu gây hại trên cây lâm nghiệp như tre, trúc, luồng, vầu,… Từ năm 2016 - 2018, châu chấu tre đã bùng phát gây hại trên diện tích gần 4.000 ha mỗi năm trên cây trồng lâm nghiệp lâm nghiệp và một số cây nông nghiệp (lúa nương, ngô, thuốc lá, chuối, dong riềng…). Từ năm 2019 - 2023, châu chấu tre phát sinh trên quy mô nhỏ hơn các năm trước. |
Theo Tuoitre.vn
Liên kết website
Ý kiến ()