Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 15:05 (GMT +7)
Chống gian dối trong giáo dục
Thứ 4, 02/08/2006 | 09:58:15 [GMT +7] A A
Có người nói vui, cái sự học mấy chục năm nay vẫn thế, vẫn “thầy đọc, trò ghi”, “toán có lời giải, văn có bài mẫu”, vẫn mỗi lớp chỉ có khoảng 2 đến 3 học sinh đạt học lực khá. Có khác chăng là, trước đây ngoài 2 đến 3 số học sinh học lực khá ấy là học sinh học trung bình, yếu, thậm chí có cả kém. Còn hiện nay, ngoài 2 đến 3 học sinh học lực khá, còn lại đều là giỏi.
Trước thềm năm học mới 2006-2007, ngày 31-7, tại hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các lãnh đạo chủ chốt của Bộ và giám đốc sở của 64 tỉnh, thành phố đã ký vào thư gửi tới Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ bày tỏ quyết tâm của toàn ngành “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đây được coi là pháo hiệu quyết tâm chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Có người nói vui, cái sự học mấy chục năm nay vẫn thế, vẫn “thầy đọc, trò ghi”, “toán có lời giải, văn có bài mẫu”, vẫn mỗi lớp chỉ có khoảng 2 đến 3 học sinh đạt học lực khá. Có khác chăng là, trước đây ngoài 2 đến 3 số học sinh học lực khá ấy là học sinh học trung bình, yếu, thậm chí có cả kém. Còn hiện nay, ngoài 2 đến 3 học sinh học lực khá, còn lại đều là giỏi. Và các loại giỏi: giỏi cấp trường, giỏi cấp huyện, giỏi cấp tỉnh... Bố mẹ đón con tan trường, ai cũng hỏi “hôm nay con mấy điểm”, khi con cho biết được “chín điểm” thì bố mẹ thở dài “chỉ chín thôi à”. Nhà trường, thầy giáo nắm bắt được tâm lý “chỉ chín thôi à” ấy mà “chiều” phụ huynh học sinh. Thế là các kiểu trường, kiểu lớp, kiểu dạy thêm, học thêm bung ra, gây khó khăn, mỏi mệt cho phụ huynh và học sinh. Thế là thành tích dạy và học nơi nơi “99% khá và giỏi”, “100% tốt nghiệp”. 1/3 số học sinh dự thi vào THPT của Quảng Ninh bị điểm 0 đã cho thấy việc đánh giá học sinh ở cấp THCS là thiếu chính xác, chạy theo thành tích. Thành tích ảo trong giáo dục không chỉ dừng ở bậc phổ thông mà cả ở bậc đại học, trên đại học. Trong diễn đàn “Nước Việt
Năm học mới, Bộ trưởng mới, quyết tâm mới, tất cả mới là sự khởi đầu. Chưa một bộ trưởng nào mà khi mới nhậm chức đã nhận được nhiều thư gửi công khai trên báo chí như tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân. Điều đó thể hiện sự tin tưởng và hy vọng vào Bộ trưởng, vào sự đổi mới nền giáo dục nước nhà.
“Nói không với tiêu cực trong thi cử” là bước khởi đầu để chống lại gian dối trong giáo dục. Đây là vấn đề lớn, không chỉ là phong trào chung chung mà phải tiến hành từ xem xét lại “bộ máy” của cả ngành giáo dục, công tác quản lý, phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình.
Liên kết website
Ý kiến ()