Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 11/09/2024 13:57 (GMT +7)
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh góp ý vào dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản
Thứ 5, 29/08/2024 | 13:14:42 [GMT +7] A A
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, ngày 29/8, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến vào nội dung dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Đóng góp ý kiến vào khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị bỏ khoản 5, Điều 29 trong dự án Luật Địa chất và Khoáng sản quy định về “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan”.
Lý do là vì, thứ nhất tại Khoản 1, Khoản 2 tại Điều 29 trong Dự án Luật Địa chất và khoáng sản quy định: Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã quy định cụ thể các yếu tố để khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Thứ hai, hiện nay trong quy hoạch của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) đều có xác định cụ thể hiện trạng, quy hoạch khu vực đất đã xác định rõ khu vực đất cấm hoạt động khoáng sản).
Thứ ba, khi triển khai các hoạt động khoáng sản, các cơ quan chức năng đều tiến hành rà soát các tiêu chí cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản theo các tiêu chí, yếu tố quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 29 Dự thảo Luật.
Thứ tư, trong Quy hoạch các tỉnh, thành phố (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) đều đã có lớp dữ liệu khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản. Việc lại tiếp tục khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lại nội dung trên là không cần thiết và nếu trường hợp có sai khác thì quyết định khoanh định vùng cấm, tạm cấm khoáng sản lại điều chỉnh quyết định phê duyệt Quy hoạch cấp tỉnh.
Cùng tham gia vào nội dung dự thảo luật, đại biểu Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch khoáng sản theo dự thảo phương án 1 thì sẽ bao gồm cả lập quy hoạch đối với khoáng sản nhóm 1, nhóm 2 sẽ phá vỡ sự ổn định của các quy hoạch liên quan đến việc phê duyệt, ảnh hưởng đến chức năng quản lý nhà nước của các bộ, không thống nhất, hơn nữa công tác phối hợp giữa các bộ trong lập một quy hoạch gồm có cả thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản, điều này là không khả thi.
Một số nội dung liên quan đến quy hoạch đang quy định trong dự thảo luật, đại biểu đề nghị làm rõ và cân nhắc để quy định trong dự thảo luật cho phù hợp hơn. Một là, phương án quản lý về địa chất khoáng sản đang được quy định tại Điều 13 và khoản 1 Điều 16. Theo đó, quy định nội dung, phương án quản lý địa chất, khoáng sản quy định các trường hợp điều chỉnh quy hoạch khoáng sản và phương án quản lý về địa chất, khoáng sản là như nhau được quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều 16. Tuy nhiên, ở khoản 2 điều này chỉ quy định trình tự, thủ tục về điều chỉnh quy hoạch mà không quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh đối với phương án quản lý địa chất, khoáng sản. Đại biểu đề nghị làm rõ phương án quản lý địa chất, khoáng sản có phải là một cơ chế quản lý nhà nước về khoáng sản không hay chỉ là một hợp phần của các nội dung về khoáng sản được tích hợp vào quy hoạch tỉnh. Nếu là nội dung tích hợp vào quy hoạch tỉnh thì chỉ cần quy định về việc lập, tích hợp quy hoạch tỉnh, khi cần thiết có thể điều chỉnh về nội dung khoáng sản trong quy hoạch tỉnh thì sẽ quy định về quy trình, thủ tục điều chỉnh quy hoạch tỉnh cho phù hợp, không cần quy định lập phương án về quản lý địa chất, khoáng sản và điều chỉnh phương án về địa chất, khoáng sản trong dự thảo luật.
Liên quan đến cấp giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 4 Điều 59 đang quy định thời gian khai thác khoáng sản gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác, thời gian đóng cửa mỏ được xác định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản nhưng không quá 30 năm và có thời gian gia hạn nhiều lần, được gia hạn nhiều lần không quá 20 năm. Đại biểu cho rằng điều này không phù hợp, đề nghị cần phải đánh giá tác động rất kỹ…
Đại biểu Trần Thị Kim Nhung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị bỏ Điều 2, đối tượng áp dụng. Trong dự thảo luật ghi “luật này áp dụng đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do trùng với khoản 1 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, không có một yếu tố gì khác đối với quy định của Luật Ban hành nên không cần phải nhắc lại.
Đối với điều 4, đại biểu đề nghị bỏ khoản 4 quy định về chính sách của Nhà nước về địa chất, khoáng sản. Khoản 4 quy định Nhà nước dành kinh phí từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để tăng cường cho công tác điều tra, đánh giá khoáng sản biển, khoáng sản ẩn sâu, thăm dò khoáng sản. Qua đó, để đảm bảo thống nhất với Luật Ngân sách nhà nước và nguyên tắc đã được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước là các khoản thu cho dù là thuế phí hoặc các khoản thu khác theo quy định của pháp luật phải được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước và theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể…
Nguyễn Thanh
Liên kết website
Ý kiến ()