Gắn bó với Vịnh Hạ Long bất kể ngày đêm, thời tiết, mày mò thám hiểm các núi cao, vực sâu... là hình ảnh của những nhà khoa học Viện Tài nguyên - Môi trường, Viện Sinh thái - Tài nguyên sinh vật, Viện Tài nguyên - Môi trường biển Hải Phòng cùng với cán bộ nghiên cứu của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long phối hợp khảo sát, nghiên cứu về các giá trị đa dạng sinh học ẩn giấu trong lòng di sản.
Nhờ nỗ lực trong suốt những năm qua, họ đã khám phá, bảo tồn được không ít loài mới, như hầu cổ ngỗng, loài quý hiếm, đặc hữu như thạch sùng mí Cát Bà,được giới nghiên cứu khoa học đánh giá cao...Tất cả tô điểm thêm giá trị cho di sản, là "của để dành" quý giá vừa cógiá trị trong nghiên cứu khoa học, vừa góp phần tạo nên sức hấp dẫn,vẻ đẹp riêng cho di sản Vịnh Hạ Long.
Với những cán bộ nghiên cứu, họ luôn tiên phong tìm tòi, nghiên cứu khắp các ngõ ngách trên Vịnh Hạ Long.Họ luôn có mặt ở các tùng áng có giá trị đa dạng sinh học cao trên vịnh nhưng còn hoang sơ, ít dấu chân người...Không chỉ trên các đảo đá, môi trường làm việc có thể là dưới nước, hang ngầm dưới mực nước biển... Ảnh: Ban Quản lý Vịnh Hạ Long phối hợp với Viện Tài nguyên - Môi trường biển khảo sát khu vực Cống Đầm.Chinh phục các vách đá cao để khảo sát, phát hiện các loài thực vật đặc hữu.Vất vả, không quản ngại mạo hiểm trèo trên những vách đá ở đảo Cát Lán và nhiều nơi để chăm sóc, nhân giống và bảo tồn lan hài và nhiều loài quý hiếm khác.Lặn sâu xuống các hồ nước, đáy biển trên Vịnh Hạ Long.Họ vất vả chinh phục những đỉnh núi tai mèo, vận chuyển thiết bị, máy móc... và những can nước ngọt chăm sóc các loại thực vật được bảo tồn trên đỉnh núi. Vui mừng với những phát hiện mới, đem lại giá trị về đa dạng sinh học cho di sản. Loài thạch sùng mí Cát Bà là động vật đặc hữu, quý hiếm, đã được cán bộ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long phối hợp với các nhà khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phát hiện năm 2022 trên Vịnh Hạ Long. Phát hiện này được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao.
Ý kiến (0)