Tất cả chuyên mục

Mặc dù đã có quy định dành riêng cho người đi bộ khi tham gia giao thông nhưng nhiều người dân vẫn “vô tư” sang đường không đúng quy định, không chú ý quan sát, leo qua dải phân cách, đi dưới lòng đường… gây nguy cơ mất an toàn cho chính người đi bộ và các phương tiện lưu thông trên đường.
Thường xuyên lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (TP Hạ Long), chị Nguyễn Thị Hằng (phường Hồng Hà, TP Hạ Long) nhiều phen hốt hoảng bởi bỗng dưng có một người từ hàng cây ở dải phân cách lao xuống băng qua đường.
“Nhiều người đi bộ bất ngờ bước xuống băng qua đường mà không hề quan sát. Có tình huống chỉ cách mũi xe ô tô mình lái có hơn chục mét nên phải phanh gấp, rất nguy hiểm” - chị Hằng cho biết.
![]() |
Dù cầu vượt ngay bên cạnh nhưng nhiều người đi bộ vẫn băng qua đường, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và người tham gia giao thông. |
Những tình huống chị Hằng gặp không phải là hiếm đối với người tham gia giao thông, nhất là ở khu vực đô thị. Hình ảnh người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định, thậm chí vượt rào chắn, dải phân cách, luồn lách qua dòng xe,... để sang đường diễn ra thường xuyên. Điều này dễ dàng nhận thấy ở những trục đường lớn trên địa bàn TP Hạ Long, như: Nguyễn Văn Cừ, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, đường có dải phân cách cứng đi qua như khu vực phường Đại Yên…
Dù đã có các quy định khá rõ ràng về việc xử phạt người đi bộ nếu đi sai quy định, nhưng hiện nay phần lớn người đi bộ sai quy định vẫn chưa bị xử lý, dẫn đến hiện tượng “nhờn luật” và trở thành thói quen khó bỏ. Nhiều người đi bộ tham gia giao thông rất tùy tiện, họ không tuân thủ những quy tắc giao thông dành cho người đi bộ như đi qua cầu vượt hoặc đi đúng vạch dành cho người đi bộ khi sang đường dù cầu vượt, vạch kẻ đường chỉ cách vị trí sang đường của họ vài mét.
Điều này dễ dàng nhận thấy ở một số điểm cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Nguyễn Văn Cừ (TP Hạ Long): Dù ngay bên cạnh là cầu vượt nhưng nhiều người vẫn chọn cách băng qua đường sai luật. Giờ cao điểm tại cầu vượt gần Trường THPT Hòn Gai, rất nhiều học sinh không đi qua cầu vượt mà vô tư dắt nhau sang đường trước dòng xe ô tô, gắn máy lưu thông rất nguy hiểm.
Đường Nguyễn Văn Cừ (TP Hạ Long) thường xuyên có người đi bộ sai luật. |
Biện minh cho hành vi của mình, nhiều người đi bộ cho rằng do cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập như: Vỉa hè bị lấn chiếm nên phải đi xuống lòng đường; nút giao thông cách xa; cầu vượt đi bộ cách xa điểm cần đến,... Tuy nhiên, lý do mà phần lớn người đi bộ đưa ra là: Đi như vậy cho nhanh và tiện hơn việc phải đến đúng vạch dành cho người đi bộ, chờ đèn tín hiệu hoặc đi lên cầu vượt dành cho người đi bộ.
Trên thực tế, đã có không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra do người đi bộ tùy tiện băng qua đường, làm người điều khiển phương tiện không kịp xử lý, va chạm trực tiếp với người đi bộ hoặc tránh người đi bộ nên gây ra tai nạn với các phương tiện khác cùng lưu thông.
Do đó, để tham gia giao thông an toàn, người đi bộ cần thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ, phải nhận thức được rằng nếu chủ quan, tùy tiện, đi bộ sai luật có thể dẫn đến nguy hiểm cho chính bản thân và những người xung quanh. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như dẹp bỏ các vi phạm lấn chiếm vỉa hè để trả lại lối đi bộ cho người dân. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi chậm, nhường đường để người đi bộ sang đường đúng luật, an toàn.
NGHỊ ĐỊNH 100/2019/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: |
Hoàng Nhi
[links()]
Ý kiến (0)