Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 12:48 (GMT +7)
Forbes khuyên người dùng ngừng sử dụng Facebook Messenger
Thứ 4, 14/07/2021 | 09:28:44 [GMT +7] A A
Facebook đang bỏ qua nhiều khuyến cáo về quyền riêng tư và chậm trễ cập nhật bảo mật cho Messenger.
Nghiên cứu của Facebook: Apple cạnh tranh không công bằng, khiến nhiều ứng dụng bên thứ ba thua thiệt Quảng cáo ẩn của Facebook hiện đang chưa được giải trình một cách hợp lý Thực hư tính năng giới hạn bình luận Facebook đang gây xôn xao
Zak Doffman, cây viết chuyên về bảo mật trên Forbes cho rằng Facebook đang trì hoãn tung ra bản cập nhật quan trọng, thêm tính năng mã hóa dữ liệu cho Messenger mà không có lý do.
Vào tháng 5, ông Ken McCallum, người đứng đầu cơ quan an ninh MI5 của Anh cho biết việc trì trệ nâng cấp bảo mật của Facebook có thể khiến các vấn nạn trên mạng trở nên trầm trọng hơn.
Forbes nhận định việc Facebook không mã hóa tin nhắn trên Messenger là không tôn trọng dữ liệu người dùng. Vào năm 2018, trong bài phỏng vấn với Vox CEO Mark Zuckerberg thừa nhận công ty này có thể nhận biết những tin nhắn có nội dung nhạy cảm, và chặn người dùng gửi các tin nhắn như vậy.
Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin WhatsApp - cũng thuộc sở hữu của Facebook - lại có tính năng mã hóa đầu cuối. Do vậy, ngoài những người trong cuộc trò chuyện, không ai, kể cả Facebook, có thể biết được nội dung tin nhắn.
Theo Forbes, việc Facebook cố tình kéo dài thời gian nâng cấp bảo mật chỉ như một cách nhằm bảo vệ WhatsApp. Hiện nay, ba nền tảng thuộc sở hữu của Facebook là Messenger, Instagram và WhapsApp đang phục vụ tới hơn một nửa dân số toàn cầu.
"Chúng ta cần phải mã hóa mọi cuộc trò chuyện trên tất cả các nền tảng. Nếu không, các công ty sẽ bán dữ liệu của người dùng và thu lợi từ đó", chuyên gia Jake Moore của công ty bảo mật ESET nói với Straight Talking Cyber.
Ba ứng dụng này đang tạo ra một siêu tổ hợp dữ liệu và chúng ngày càng khiến người dùng trở nên gắn kết hơn. Theo Zak Doffman, việc kết hợp cả ba nền tảng này vào chung một ứng dụng trò chuyện trực tuyến có thể giải quyết được vấn đề bảo vệ quyền riêng tư. Tuy nhiên, Facebook sẽ không bao giờ làm vậy vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Ngoài ra, một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng người xấu tiếp cận trẻ em thông qua Messenger. Hiện nay, Messenger cho phép mọi người nhắn tin cho nhau mà không cần lưu số điện thoại hoặc kết bạn từ trước.
Theo NSPCC, tổ chức bảo vệ quyền trẻ em, tính năng này khiến nhiều người lớn có thể tiếp cận trẻ em qua Messenger, dẫn tới những vụ lạm dụng. David Wilson, kẻ bị kết tội dâm ô trẻ em tại Anh đầu năm nay từng khai với cảnh sát hắn sử dụng Messenger để tiếp cận nhiều trẻ hơn.
NSPCC đang gây sức ép để Facebook thay đổi giống WhatsApp, ứng dụng cũng thuộc sở hữu Facebook. Ở WhatsApp, chỉ những người đã lưu số điện thoại của nhau mới có thể nhắn tin.
"Bước đầu tiên để giữ an toàn cho người dùng là bạn phải có một hệ thống bảo mật mạnh mẽ. Chúng tôi nghĩ rằng các chính phủ không nên cố gắng khuyến khích những công ty công nghệ đang sử dụng hệ thống bảo mật yếu kém", người đứng đầu của WhatsApp, Will Cathcart cho biết vào tháng trước.
Việc mã hóa Messenger gần như là một động thái không hề tồn tại và điều duy nhất Facebook đang làm là cố gắng kiểm soát các nội dung độc hại.
Theo ictnews.vietnamnet.vn
Liên kết website
Ý kiến ()