Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 25/12/2024 01:04 (GMT +7)
Khôi phục thị trường xuất khẩu
Thứ 2, 11/09/2023 | 13:38:33 [GMT +7] A A
Xuất khẩu suy giảm không chỉ là nỗi lo của các doanh nghiệp mà còn đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan điều hành, vì đây là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Từ quý IV/2022, nhiều ngành xuất khẩu chủ lực bắt đầu gặp khó khăn khi lượng đơn hàng sụt giảm trầm trọng do xu hướng thắt chặt chi tiêu của các thị trường tiêu thụ lớn và động thái gia tăng hàng rào bảo hộ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Sáu tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giảm 15,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm 18,2%. Tuy hoạt động ngoại thương được cải thiện dần trong những tháng gần đây nhưng tính chung tám tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn giảm 13,1% so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu giảm 10%; nhập khẩu giảm 16,2%.
Tuy hoạt động ngoại thương được cải thiện dần trong những tháng gần đây nhưng tính chung tám tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn giảm 13,1% so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu giảm 10%; nhập khẩu giảm 16,2%.
Mặc dù cán cân thương mại vẫn có thặng dư ở mức cao nhưng theo quan sát của các chuyên gia kinh tế, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa suy giảm đáng kể, có thời điểm tăng trưởng âm ở mức hai con số là điều đáng suy ngẫm. Ngay cả thời kỳ khủng hoảng năm 2008-2009, xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng hai con số.
Trên bình diện chung, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam suy giảm chủ yếu do xu hướng thắt chặt chi tiêu của các thị trường xuất khẩu. Nhưng nhìn sâu vào bản chất vấn đề có thể thấy tổng cầu của các đối tác chính của Việt Nam như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng. Dữ liệu để tham khảo là kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng trong năm 2023 và chi tiêu của người dân Mỹ được Deloitte ước tính tăng 2,3%; kinh tế EU cũng được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 1% năm 2023…
Trước thực trạng này, câu hỏi lớn được đặt ra là vì sao hàng hóa Việt Nam đột nhiên mất thị phần ở quy mô lớn, và giải pháp nào để khôi phục thị trường xuất khẩu? Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp đã tập trung phát triển thị trường nội địa để bù đắp một phần doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Nhiều ý kiến cho rằng đó là hướng đi đúng nhưng không phải là con đường dài hạn của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Trong dài hạn, kinh tế Việt Nam vẫn phải dựa vào thị trường quốc tế rộng lớn để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô và chuyên môn hóa theo lợi thế cạnh tranh.
Để khôi phục thị trường xuất khẩu, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cần tiếp tục mở rộng thị trường, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chưa khai thác hết.
Để khôi phục thị trường xuất khẩu, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cần tiếp tục mở rộng thị trường, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chưa khai thác hết.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Trung Quốc và chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch. Về phía các bộ, ngành cần tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại; hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, hiệp hội về thông tin, nhu cầu, quy định mới của thị trường.
Theo nhandan.vn
Liên kết website
Ý kiến ()