Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 27/11/2024 22:40 (GMT +7)
Kinh tế xanh
Thứ 3, 05/06/2012 | 04:52:03 [GMT +7] A A
[audio(1692)]
Ngày Môi trường thế giới năm nay (5-6), Bộ Tài nguyên - Môi trường, Tổng LĐLĐ Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức tại Quảng Ninh, với chủ đề “Kinh tế Xanh: Có vai trò của bạn”. Chủ đề này là mục tiêu, là thông điệp mà các quốc gia cần phải xây dựng và hướng tới trong phát triển kinh tế để đảm bảo sự bền vững, có một tương lai tươi sáng. Đồng thời góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, an ninh năng lượng, an ninh lương thực... Với ý nghĩa quan trọng đó, chủ đề này cũng sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững.
Những năm trước đây, khái niệm Kinh tế xanh còn khá mới mẻ với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi hậu quả do sự biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính gây ra ngày càng nghiêm trọng, như bão lũ, nước biển dâng, hạn hán, cháy rừng... thì khái niệm Kinh tế xanh đã trở thành vấn đề thời sự được các nhà khoa học, chuyên gia và nhiều quốc gia quan tâm. Với thực tế ở Việt Nam, kinh tế xanh phải là xu thế phát triển tất yếu. Bởi lẽ, trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt được mức tăng trưởng cao với nhiều con số ấn tượng. Thế nhưng, mức tăng trưởng này đã không tính đến những chi phí, hao tổn do suy giảm tài nguyên thiên nhiên, thiệt hại môi trường trong quá trình phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế. Nhận thức rõ được những nguy cơ, thiệt hại tới môi trường, suy giảm tài nguyên và từ kinh nghiệm, bài học của nhiều quốc gia, Việt Nam đã ý thức hơn đến sự phát triển bền vững.
Với Quảng Ninh, một tỉnh công nghiệp trong đó tập trung hầu hết các cơ sở khai thác khoáng sản than đá, làm ra sản lượng than chiếm tới 80-90% sản lượng cả nước, cộng với các ngành công nghiệp khác, như sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu cùng với tốc độ đô thị hoá mạnh... đã tạo ra áp lực lớn đối với vấn đề môi trường sinh thái. Và thực tế đã gây ô nhiễm môi trường nặng đối với nhiều khu dân cư, danh thắng, điểm tham quan du lịch. Đặc biệt, trong những năm qua, sự phát triển nóng của một số ngành kinh tế trên địa bàn đã tạo ra xung đột giữa phát triển và bảo vệ môi trường, nhất là giữa khai thác than với phát triển du lịch...
Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế xanh, của tăng trưởng bền vững, hiện nay Quảng Ninh đang quyết tâm, nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng từ nóng sang xanh, từ chưa bền vững sang bền vững, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất, sử dụng hợp lý tài nguyên không tái tạo...
Thanh Tùng
Liên kết website
Ý kiến ()