Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 03/10/2024 23:59 (GMT +7)
Làm thế nào để khắc phục và chăm sóc cây đổ sau bão?
Thứ 3, 10/09/2024 | 11:43:12 [GMT +7] A A
Nếu biết phân loại và áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, có thể xử lý trồng lại những cây xanh bị đổ, giúp cây phục hồi sau 1-2 tháng.
Sau khi bị cơn bão số 3 càn quét, nhiều cây đô thị bị đổ gãy, bật rễ. Trong hơn 17.000 cây xanh bị gãy đổ, bật gốc, không phải cây nào cũng phải cưa bỏ. Nếu biết phân loại và áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc có thể xử lý trồng lại, giúp cây phục hồi sau 1-2 tháng.
Đối với những cây xanh đô thị bị đổ sau bão thì thời gian để giúp cây nhanh chóng phục hồi là rất quan trọng. Trong điều kiện cho phép, cần cắt bỏ 80-90% cành càng sớm càng tốt trước khi trời nắng trở lại vì khi trời nắng trở lại, cây sẽ thoát hơi nước mạnh trong khi bộ rễ không hút được nước và dinh dưỡng, cây sẽ bị héo nhanh và dễ chết.
Đối với bộ rễ cần cắt tỉa những rễ dập, rễ quá dài và sử dụng thuốc trừ nấm bệnh phổ rộng, dùng keo liền sẹo bôi vào những bộ rễ lớn để nhanh hồi phục, sau đó tưới thuốc kích thích mọc rễ và đào bầu rộng, dựng cây lại cẩn thận để tránh đứt những rễ mới. Những cây có thể xử lý trồng lại là cây có đường kính dưới 30cm, cây vỏ dày như giáng hương, xoài, sao đen...
Tiến sĩ Vũ Thanh Hải - Trưởng bộ môn Rau Hoa Quả và Cảnh quan, khoa Nông học, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam - cho biết: "Sau khi chúng ta đặt cây thẳng thì sẽ tiến hành lấp đất. Cần sử dụng đất mới để cây nhanh phục hồi, sử dụng các dụng cụ để đất bám chặt vào cây và không bón phân hóa học vào cây làm cây thối hỏng rễ".
Với những cây cổ thụ có đường kính lớn, có ý nghĩa lịch sử, nếu thuộc nhóm cây dễ sống như cây si, cây đa, cây mít, cây vỏ dày... thì có thể đưa về vườn ươm, tiến hành các bước chăm sóc để khắc phục.
Với nhóm cây đã sống trong thời gian dài, vỏ mỏng, dễ gãy như cây phượng, bằng lăng... thì việc phục hồi rất khó.Trong trường hợp này, có thể sẽ phải trồng mới để nhanh tạo cảnh quan trở lại.
Theo vtv.vn
Liên kết website
Ý kiến ()