Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 15:51 (GMT +7)
Miễn dịch “chủ động” và “thụ động” khác nhau như thế nào?
Thứ 5, 05/08/2021 | 09:15:33 [GMT +7] A A
Cơ thể có hai cơ chế miễn dịch mang một số đặc điểm khác nhau để chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, như vi khuẩn hoặc virus.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có khả năng tạo ra kháng thể để phản ứng lại với virus đã lưu trữ trong “bộ nhớ” để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh tương tự trong tương lai. Sự phản hồi kịp thời của hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại virus hiệu quả. Có 2 dạng miễn dịch là chủ động và thụ động. Cả hai dạng có cách kích hoạt và duy trì khác nhau.
Kháng thể là gì?
Bất cứ khi nào mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các protein phòng thủ để chống lại chúng, các “sản phẩm” này được gọi là kháng thể. Các kháng thể được tạo ra chính xác theo sinh vật xâm nhập. Chúng nhận biết “kẻ xâm lược” với thông qua các protein trên bề mặt, được gọi là kháng nguyên.
Các kháng nguyên sẽ nhắm vào “kẻ xâm nhập”, sau đó tiêu diệt chúng trực tiếp hoặc “vô hiệu hóa” chúng cùng với các tế bào miễn dịch. Có hai loại kháng thể chính được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với virus, là Immunoglobulin M (IgM) và Immunoglobulin G (IgG).
+ Immunoglobulin M (IgM): Cơ thể tạo ra kháng thể này đầu tiên sau khi tiếp xúc với bất kỳ mầm bệnh nào.
+ Immunoglobulin G (IgG): Kháng thể IgG được tạo ra sau, có vai trò như một tế bào ghi nhớ.
Miễn dịch chủ động
Miễn dịch chủ động là việc cơ thể sản xuất kháng thể như phản hồi trước sự hiện diện của một kháng nguyên. Khi hệ thống miễn dịch nhận thấy nguy hiểm, cơ chế miễn dịch chủ động được kích hoạt, tạo ra các kháng thể để chống lại mầm bệnh. Kháng thể chủ động được tạo ra theo hai cách:
+ Nhiễm khuẩn tự nhiên: Kháng thể được sinh ra khi bệnh nhân tiếp xúc với virus.
+ Tiêm chủng: Loại miễn dịch này có được bằng cách cho cơ thể tiếp nhận một dạng mầm bệnh đã bị suy yếu thông qua việc tiêm chủng.
Người nhiễm COVID-19 sẽ phát triển kháng thể trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Tuy nhiên thời gian chúng bảo vệ cơ thể vẫn chưa chắc chắn. Một số nghiên cứu được thực hiện về vấn đề này cho thấy khả năng miễn dịch COVID-19 có thể không kéo dài. Một nghiên cứu khác tiết lộ rằng mức độ kháng thể giảm mạnh vài tháng sau khi bệnh nhân phục hồi từ COVID-19.
Miễn dịch thụ động
Miễn dịch thụ động là khi kháng thể được truyền sang cho một cá nhân thay vì bản thân tự sản sinh ra chúng. Điều này giống như việc trẻ sơ sinh có được khả năng miễn dịch từ mẹ thông qua nhau thai. Một cách khác để có khả năng miễn dịch thụ động khác có thể là truyền huyết tương từ người đã hồi phục sang người nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, người được truyền kháng thể sẽ được bảo vệ ngay lập tức trước mầm bệnh, nhưng không giống như miễn dịch chủ động, khả năng này kéo dài.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra công dụng của một sản phẩm từ máu được gọi là huyết tương dưỡng bệnh trong việc tạo ra khả năng miễn dịch thụ động. Các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để tìm hiểu mức độ hiệu quả của các liệu pháp đó và hiểu được cách sử dụng chúng về lâu dài.
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch
Việc hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất bao nhiêu kháng thể và tồn tại trong bao lâu không nằm trong tầm kiểm soát của người bệnh. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch như:
+Tuổi già
+Thuốc men ức chế khả năng miễn dịch
+ Cấy ghép nội tạng
+ HIV/AIDS
+ Điều trị ung thư
+ Rối loạn suy giảm miễn dịch
+ Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
+ Thiếu ngủ
+ Căng thẳng
+ Obesity
+ Hút thuốc
+ Lạm dụng rượu
Theo vtv.vn
Liên kết website
Ý kiến ()