Theo một nghiên cứu mới trên Geoscience Frontiers, khi các nhà khoa học từ Đại học New York và Viện Khoa học Carnegie ở Washington D.C phân tích 260 triệu năm phản hồi địa chất, họ nhận thấy “các sự kiện địa chất toàn cầu thường có mối tương quan” và dường như xảy ra theo chu kỳ 27,5 triệu năm một lần.
Những sự kiện đó bao gồm tất cả mọi thứ, từ thời điểm tuyệt chủng ở biển và không ở biển, các sự kiện thiếu khí lớn ở đại dương, phun trào lũ bazan lục địa (sự hình thành một loạt các dòng dung nham bazan), dao động mực nước biển... Các tác giả đã xem xét tổng cộng 89 sự kiện lớn như vậy trong 260 triệu năm qua và thấy rằng mỗi chu kỳ là 27,5 triệu năm.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ tính chất chu kỳ của những sự kiện như thế này, ít nhất là những năm 1920. Nhưng để thực sự hiểu những gì đang xảy ra, phải "trích xuất các tín hiệu tiềm ẩn từ tiếng ồn" bằng cách sử dụng các kỹ thuật thống kê.
Michael Rampino, tác giả chính của nghiên cứu, nhà địa chất học giảng dạy tại khoa sinh học tại Đại học New York, đã nghiên cứu những sự kiện định kỳ này ít nhất từ năm 1984. Hồi đó, các nhà khoa học tin rằng khoảng thời gian giữa các sự kiện cách nhau từ 26 đến 36 triệu năm.
Vậy tại sao các nhà nghiên cứu lại kết luận "nhịp tim" của Trái đất là chu kỳ 27,5 triệu năm? Các nhà khoa học giải thích: “Chúng tôi lưu ý rằng 7 trong số 12 sự kiện tuyệt chủng ở biển và 6 trong số 9 sự kiện tuyệt chủng không phải ở biển trong 260 triệu năm có tương quan đáng kể với xung động của lũ bazan. Vì vậy, các vụ tuyệt chủng dường như ít nhất một phần do núi lửa gây ra. Mối quan hệ nhân quả tiềm ẩn giữa hoạt động địa chất và những thay đổi sinh học có thể phức tạp, nhưng có một số chuỗi nhân quả rõ ràng”.
Phân tích thống kê đã giúp các nhà khoa học nhóm 89 sự kiện địa chất toàn cầu thành các cụm xuất hiện đều đặn khoảng 27,5 triệu năm một lần.
Ý kiến ()