|
Bức ảnh có tên "Mừng các anh chiến thắng" chụp nhóm phụ nữ Dao Thanh Phán mang hoa lên tặng một đơn vị bộ đội vừa giành thắng lợi trên đỉnh Cao Ba Lanh năm 1979. |
Rạng sáng ngày 17/2/1979, quân xâm lược bất ngờ tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, trong đó tại Quảng Ninh chúng tiến công vào Pò Hèn- Thán Phún (Móng Cái), Đồng Văn, Hoành Mô (Bình Liêu) và Quảng Đức (Hải Hà). Theo “Địa chí Quảng Ninh tập I” (NXB Thế giới 2001), mặc dù lực lượng rất chênh lệch, về phía Quảng Ninh ta chỉ có lực lượng công an vũ trang bộ đội địa phương và dân quân du kích nhưng đã chống lại các mũi tiến công rất đông quân của lực lượng xâm lược gồm quân chủ lực và lính sơn cước. Với tinh thần cảnh giác cao và chiến đấu anh dũng, quân và dân Quảng Ninh đã đánh lui được toàn bộ các đợt tiến công của quân xâm lược.
|
Bức ảnh "Biên giới gió mùa" chụp 2 chiến sĩ công an vũ trang (nay là bộ đội biên phòng) tuần tra quan sát trên điểm cao không để biên giới bị bất ngờ. |
Sau sự kiện 17/2, cả tỉnh bừng bừng tinh thần bảo vệ Tổ quốc với khí thế Bạch Đằng- Vân Đồn lịch sử, hàng vạn thanh niên đã lên đường xây dựng trận tuyến bảo vệ biên giới. Theo sách “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh 1965-2005” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngày 19 và 20/4/1979, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị mừng công đánh thắng quân xâm lược biên giới phía Bắc.
|
Trong hầm pháo của các chiến sĩ bảo vệ biên giới phía Bắc. |
Tại hội nghị và mãi tận bây giờ, nhiều câu chuyện xúc động về tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng của bộ đội chiến sĩ, dân quân tự vệ và đồng bào các dân tộc Quảng Ninh vẫn còn được kể. Trong đó với ngôn ngữ hình ảnh, những nhà báo, nghệ sĩ của Quảng Ninh đã kể lại bằng những tấm ảnh còn vương mùi đạn pháo, góp phần chắp lên bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tại Quảng Ninh.
|
Các bức ảnh có tên "Cõng nước lên chốt" (trái) và "Nữ dân quân Bình Liêu và chiến sĩ công an vũ trang". |
|
Các tác phẩm: "Chiến sĩ và dân quân hành quân qua suối" (ảnh phải) và "Trên chốt tiền tiêu bảo vệ biên cương" |
|
Thiếu nhi huyện Yên Hưng (nay là TX Quảng Yên) vót chông gửi ra biên giới đánh giặc. |
|
Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Kha là một trong những tay máy có mặt tại biên giới ngay khi quân xâm lược nổ súng tiến công. Không chỉ có những bức ảnh, ông còn làm thơ ghi lại cảm xúc của mình. |
|
Nhà báo Đỗ Kha (hàng ngồi, thứ hai, phải sang) chụp ảnh với một đơn vị xe tăng. |
|
Nhiều nhà báo, nghệ sĩ đã có mặt ở biên giới để động viên tinh thần các chiến sĩ. |
|
Nghệ sĩ Vùng mỏ Kim Oanh hát trên điểm cao 600 ở Bình Liêu. |
|
Tiếng hát át chiến tranh. Bức ảnh chụp đoàn văn công xung kích của thanh niên Quảng Ninh đang biểu diễn tại Pò Hèn. |
Bài: Huỳnh Đăng
Ảnh: Đoàn Đạt, Đỗ Kha, Trương Thái và Đặng Xuân Tề.
Ý kiến ()