Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 12:30 (GMT +7)
Ra biển lớn
Thứ 4, 08/11/2006 | 21:36:52 [GMT +7] A A
Vậy là sau hơn 11 năm nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại bao gồm 8 năm đàm phán, đúng 17 giờ ngày 7-11, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Có thể nói từ giờ phút này con tàu Việt Nam đã thực sự ra với biển lớn, hoà nhập với “sân chơi” thương mại toàn cầu.
Chúng ta vinh dự và tự hào về điều này. Với tư cách là thành viên WTO sẽ giúp Việt Nam bình đẳng trong quan hệ thương mại với các nước, tạo cơ hội để mở rộng giao thương, đẩy nhanh tiến trình đổi mới, tạo ra động lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rõ một sự thật, ra biển lớn chắc chắn sẽ gặp sóng to, gió lớn. Đây là điều tất yếu, phải chấp nhận. Chỉ có như vậy mới biết ai là người thuyền trưởng giỏi, con tàu nào mạnh, vững chắc. Ra với thế giới, chơi với các“đại gia” sẽ vấp phải những thách thức lớn, nhưng đây cũng là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam tôi luyện và trưởng thành, bắt nhịp với xu thế chung.
Để hoàmình vào sân chơi rộng lớn này với sự cạnh tranh quyết liệt, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng cho mình lộ trình hoạt động với các giải pháp cụ thể. Trong đó điều được coi trọng là trang bị những hiểu biết về pháp luật quốc tế, nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ, nhân viên; đổi mới công nghệ; mở rộng thông tin thị trường; tăng cường củng cố mối quan hệ bạn hàng v.v..
Gia nhập WTO, với các doanh nghiệp Quảng Ninh, vốn có tỷ lệ khá cao là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực quản lý còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, tiềmlực tài chính yếu, sức cạnh tranh không cao chắc chắn sẽ là một trở ngại, thách thức rất lớn. Song không còn cách nào khác là các doanh nghiệp phải tự vươn lên, tự khẳng định mình để tồn tại. Thương trường là chiến trường, trong “cuộc chơi” này sẽ có người thắng, kẻ thua, đây là chuyện bình thường. Nhưng để chiến thắng, hạn chế rủi ro, các doanh nghiệp phải luôn chủ động, có chiến lược, sáchlược hợp lý để mang lại hiệu quả. Sẽ là quá muộn nếu đơn vị nào đó vẫn “bình chân như vại”, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước. Như vậy chắc chắn sẽ bị đốiphương cho “nốc ao”.
Liên kết website
Ý kiến ()