Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 15/01/2025 12:32 (GMT +7)
Tác hại nguy hiểm của chất bảo quản đối với sức khỏe
Thứ 4, 17/03/2021 | 15:38:12 [GMT +7] A A
Chất bảo quản thực phẩm là các hóa chất tự nhiên hay nhân tạo được thêm vào thực phẩm để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn và có màu sắc bắt mắt hơn.
Chất bảo quản tự nhiên là các gia vị mà chúng ta sử dụng hằng ngày như: muối, đường. |
Chất bảo quản thực phẩm là gì?
Các phụ gia thực phẩm có tính chất bảo quản thông thường được sử dụng một mình hoặc gắn liền với các phương pháp bảo quản thực phẩm khác. Đôi khi người ta còn phân biệt giữa các biện pháp bảo quản kháng khuẩn với chống oxy hóa, trong đó bảo quản kháng khuẩn hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng, còn bảo quản chống oxy hóa hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn quá trình oxy hóa các thành phần trong thực phẩm.
Có hai loại chất bảo quản mà chúng ta thường xuyên sử dụng đó là:
- Chất bảo quản tự nhiên
Chất bảo quản tự nhiên được sử dụng mỗi ngày trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Chúng không những không làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng cũng như màu, mùi vị, hay trạng thái của thực phẩm mà còn giúp chế biến ra những món ăn ngon và đẹp mắt.
Đây là các gia vị mà chúng ta sử dụng hằng ngày như: muối, đường, dầu ăn, rau kinh giới… Các chất này giúp bảo quản thực phẩm bằng cách hấp thụ nước dư thừa và ngăn chặn các vi sinh vật phát triển, ngăn chặn quá trình oxy hóa trong thực phẩm, nó giết chết các vi khuẩn và ngăn ngừa các thực phẩm không bị hỏng.
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác để bảo quản thực phẩm như: lên men, làm lạnh, phơi khô…
- Chất bảo quản nhân tạo
Chất bảo quản nhân tạo là những chất phụ gia được cho thêm vào sản phẩm để giữ cho thực phẩm không bị thay đổi tính chất, mùi vị. Chúng được sử dụng rất nhiều và được xem là thứ không thể thiếu đối với ngành công nghiệp thực phẩm.
Ta dễ dàng tìm thấy các chất này trên nhãn của thực phẩm bởi nó được sử dụng rất phổ biến. Một số chất bảo quản nhân tạo thường bắt gặp như là BHT, BHA, sodium nitrat, sodium benzoat, kali nitrat, axít benzoic (E210)… đều có ở trong các loại thức ăn chế biến đồ hộp, đóng gói, hoặc các loại nước chấm, nước giải khát và cả trong bánh mì…
Ngoài ra, trên thế giới các chất bảo quản còn được chia vào các nhóm như sau:
Nhóm bị cấm:có độ độc hại cao, chứa các chất bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia – nó là phẩm màu và chất bảo quản dùng cho sơn màu, nhưng không cho thực phẩm.
Nhóm được cho phép sử dụng:chứa các chất được cho phép sử dụng vì đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe con người.
Nhóm thực phẩm:nhóm này chứa các chất có độ độc hại thấp đối với sức khỏe, vẫn có thể sử dụng ở một liều lượng nhất định.
Tác dụng phụ chủ yếu của chất bảo quản
Bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn trong quá trình bảo quản thực phẩm tươi ngon, các chất này cũng đem lại những tác hại nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng một liều lượng quá mức.
Khi sử dụng chất bảo quản thường xuyên trong một thời gian dài sẽ làm suy yếu các mô tim, gây ra các bệnh hen suyễn, viên phế quản, đặc biệt gây nguy hiểm đối với người già.
Trong các chất bảo quản có chứa BHA, BHT. Đây là chất được sử dụng khá nhiều trong các loại thực phẩm trên toàn thế giới. Chất này có thể gây ung thư, dị ứng hô hấp, là chất độc gây ảnh hưởng tới gan và hệ thần kinh.
Ngoài ra trong đó còn chứa Sodium benzoat. Chất này khi kết hợp với axit ascorbic có trong thực phẩm có tính axit sẽ tạo nên Benzen, có độc tính với máu và cơ quan tạo máu, tổ chức thần kinh. Sodium benzoat có thể gây nên một số phản ứng phụ như dị ứng, làm hạ huyết áp, gây ra chứng tiêu chảy, đau bụng…..
Các thành phần khác như:Sodium nitrat và sodium nitrit, Lưu huỳnh dioxit, Carbon monoxit đều là những chất gây ra những tác hại không tốt cho cơ thể như tác động gây co mạch,tăng huyết áp,nguy cơ tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, gâychóng mặtvà suy giảm trí nhớ…
Sử dụng chúng thường xuyên có thể gây ra chứng béo phì ở một số người vì nó có chứa axit béo và gây ra chứng tăng động ở trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng chất bảo quản thực phẩm
Hiện nay, các chất bảo quản được sử dụng hầu hết đối với các loại nông sản và thực phẩm chế biến, đóng hộp ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới nhằm mục đích bảo quản thực phẩm.
Tuy rằng việc sử dụng các chất này đều được quy định cụ thể ở một mức độ cho phép để không gây hại đến người dùng, tuy nhiên việc chế biến thực phẩm một cách tràn lan trên thị trường hiện nay đã mang đến những nguy hại không kiểm soát được.
Tác hại nguy hiểm của chất bảo quản đối với sức khỏe
Trong quá trình lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn, cần chú ý các thành phần có trong thức ăn để tránh những chất có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người bên cạnh là chúng ta nên lựa chọn những loại thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc organic để sử dụng nhằm đảm bảo an toàn.
Bất kể điều gì, bạn luôn cần giảm thiểu lượng thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, trong quá trình lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn, cần chú ý các thành phần có trong thức ăn để tránh những chất có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Tránh các chất bảo quản
Loại bỏ chất bảo quản hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của bạn rất khó khăn nhưng cắt giảm chúng không khó.Người tiêu dùng nên cố gắng ăn ít chất bảo quản vì nó gây ra các bệnh mãn tính.Một người có thể kết hợp trái cây tươi, rau, nước trái cây, thịt nạc tươi vàsữa ít chất béotrong chế độ ăn uống thay vì chuyển sang quá nhiều thực phẩm đóng gói.
Cuối cùng, đọc các nhãn trên sản phẩm một cách cẩn thận trước khi mua đồ ăn cho bạn và gia đình bạn.
Theo tieudung.vn
Liên kết website
Ý kiến ()