Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 16:46 (GMT +7)
Tăng cường phòng trừ dịch hại trên lúa
Thứ 5, 06/06/2024 | 14:16:05 [GMT +7] A A
Công tác chuẩn bị điều kiện để phục vụ trồng trọt, điều tra dự tính, dự báo sinh vật hại trên cây trồng được ngành Nông nghiệp tập trung thực hiện. Qua đó, đã kịp thời hướng dẫn các địa phương, nông dân trong tỉnh phòng trừ hiệu quả để hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra. Thời điểm này, lúa xuân trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn cuối sinh trưởng, một số diện tích bắt đầu cho thu hoạch sớm.
Tính đến nay, tổng diện tích gieo cấy lúa vụ xuân năm 2023-2024 toàn tỉnh ước đạt 14.856,34ha, đạt 101,82% kế hoạch. Hiện tại, trên trà lúa xuân tại Đông Triều, Quảng Yên, Hạ Long, Hải Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Ba Chẽ,... xuất hiện một số đối tượng sinh vật gây hại nhẹ, với tổng diện tích nhiễm nhẹ khoảng 950ha, chủ yếu là rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh đạo ôn, bệnh khô văn, bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt.
Ở vụ xuân năm nay, diện tích cấy lúa toàn tỉnh cũng xuất hiện sâu năn (hay còn gọi là muỗi hành). Loài sinh vật gây hại này có xu thế gia tăng với biểu hiện cây lúa nhiễm có triệu chứng bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng, dảnh lúa bị biến dạng như ống hành, có màu xanh nhạt, lá lúa có màu xanh thẫm, dựng đứng; gốc dảnh lúa tròn và to lên, phía đầu ống tròn được bịt kín bằng một nút cứng do mô lá tạo thành. Những dảnh lúa bị sâu năn gây hại biến thành dạng như ống hành sẽ không thể trỗ bông nhưng có thể mọc thêm chồi mới để bù lại. Trong trường hợp cây lúa bị nhiễm bệnh sớm thì khả năng thiệt hại ít. Sâu năn chỉ gây hại lúa ở giai đoạn trước khi có đòng. Vụ xuân năm 2024, sâu năn gây hại trên một số địa bàn của tỉnh với mật độ và tỷ lệ hại tăng so với cùng kỳ vụ trước.
Hiện nay, đối với những sâu bệnh xuất hiện trên diện tích lúa xuân toàn tỉnh, nhất là vào giai đoạn cuối sinh trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (Sở NN&PTNT) đã có văn bản chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người nông dân triển khai công tác phòng trừ các đối tượng sinh vật hại gây bệnh, để không ảnh hưởng tới năng suất sản lượng cây lúa vụ xuân 2023-2024.
Tại huyện Hải Hà, vụ xuân có tổng diện tích gieo trồng lúa đạt 1.520ha, tăng 170ha so với vụ xuân năm trước. Nông dân trong huyện bên cạnh việc sử dụng các giống lúa thuần, như: Khang dân 18, Hương thơm số 1, Hà phát 3, Đài thơm 8, VNR 20, J02 … còn sử dụng các giống lúa lai như Nhị ưu 838, VT 404,… vào gieo cấy. Trà lúa xuân muộn trên địa bàn huyện Hải Hà hiện đang trong giai đoạn trỗ đến chắc xanh, lúa chính vụ đang trong giai đoạn đỏ đuôi đến chín. Vụ xuân năm nay, do điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệt độ trung bình thấp hơn so với vụ xuân năm 2023; đầu vụ không có mưa, đây là điều kiện bất thuận cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhưng là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sinh vật hại phát sinh, phát triển như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, chuột… cùng các mầm bệnh cũng có nhiều diễn biến phức tạp hơn như bệnh đạo ôn.
Huyện đã tăng cường cử cán bộ theo dõi đồng ruộng, kịp thời hướng dẫn nông dân có biện pháp xử lý để hạn chế tối đa tác hại do các đối tượng sinh vật hại gây ra, để đảm bảo năng suất lúa và mùa vụ bội thu. Dự kiến, thời gian thu hoạch đối với trà lúa xuân chính vụ khoảng giữa tháng 6, trà lúa xuân trung vụ khoảng cuối tháng 6. Năng suất lúa vụ xuân năm 2024 của huyện Hải Hà ước đạt 53 tạ/ha, riêng đối với giống lúa J02 sẽ cao hơn, ước khoảng 65 tạ/ha.
Ông Trần Văn Thực, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết:
Hải Hà
Liên kết website
Ý kiến ()