Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 18:38 (GMT +7)
Tết năm Mão nhắc chuyện hình ảnh con mèo trong hội họa
Chủ nhật, 22/01/2023 | 17:48:09 [GMT +7] A A
Không giống với nhiều vật nuôi khác, mèo là nguồn cảm hứng bất tận và xuyên suốt của hội họa, bắt đầu từ thời cổ đại.
Mèo trong lăng tẩm Ai Cập cổ đại
Trong hệ thống lăng mộ của các vị vua Ai Cập thời cổ đại, hình ảnh mèo xuất hiện phổ biến như một chi tiết trang trí trên những chiếc quách và các bức tường xung quanh chúng.
Người Ai Cập cổ liên hệ mèo với thần thánh bởi những điểm tương tự và thường xuyên kết hợp chúng trong các tác phẩm điêu khắc, hội họa trên, và, đặc biệt là tại các lăng tẩm.
Bên cạnh đó, mèo còn xuất hiện tại địa điểm chôn cất. Trong văn hóa của người Ai Cập cổ, mèo được tôn thờ bởi động vật này bởi sống có tình cảm, tư thế đĩnh đạc, và khả năng săn bắt tốt.
Ngoài ra, mèo được coi là một thành viên trong gia đình. Nên khi chủ nhân chết, mèo sẽ được chôn theo để đi theo chủ nhân của nó tới thế giới bên kia.
Mèo trong hội họa Trung Hoa
Cũng giống như Ai Cập cổ đại, mèo là loài vật nuôi được ưa chuộng tại Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước. Bởi vậy, xuất hiện phổ biến trong hội họa Trung Quốc là hình ảnh mèo trong những hoạt động thường nhật như săn bắt những con vật nhỏ, khám phá vùng xung quanh, hoặc cuộn tròn người trong giấc ngủ trưa.
Đặc biệt trong nghệ thuật thư pháp của Trung Hoa, mèo thường xuất hiện bởi dáng vẻ quyến rũ, lả lơi, bên cạnh những đường nét tròn trịa của nó.
Mèo trong tranh in mộc bản Nhật Bản
Người Nhật rất yêu mèo và đã tạo ra rất nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo liên qian đến mèo như mèo ảo Hello Kitty, mèo máy Doraemon, những quán cafe mèo, tai mèo điện tử có chức năng phản ánh trạng thái cảm xúc của người dùng, bộ truyện tranh A Man and His Cat…
Ngoài ra còn có những địa điểm du lịch nổi tiếng như ngôi đền Gotokuji - quê hương của chú mèo may mắn Maneki Neko - và ngôi đền Nyan Nyan Ji ở Kyoto, nơi có một nhà sư mèo thực thụ mang tên Koyuki.
Tuy nhiên, thú vị là người Nhật cũng rất sợ mèo. Đất nước này có một lịch sử văn hóa dân gian lâu đời bao gồm các câu chuyện đáng sợ liên quan đến những con mèo siêu nhiên, quái dị.
Chúng nhiều, đa dạng và chi tiết đến mức có thể tập hợp thành một kho tàng từ những con mèo biến thành người (bakeneko) cho đến những kẻ xác quỷ ghê rợn (kasha).
Tuy vậy, hình ảnh mèo xuất hiện phổ biến trong các tác phẩm in mộc bản Nhật Bản hay còn gọi là Ukiyo-e (“tranh sông nước”) lại rất phong phú với tư cách là những chủ thể của bức tranh, có khi đi kèm với chủ nhân của nó là những người phụ nữ đẹp.
Ngoài ra trong dòng tranh này, mèo còn được nhân cách hóa khi xuất hiện trong các trang phục và dáng vẻ của con người.
Mèo trong nghệ thuật đương đại
Tương tự các thời kỳ trước, mèo tiếp tục là một nguồn cảm hứng cho giới nghệ sĩ đương đại ở các quốc gia khắp nơi trên thế giới. Với mèo, các nghệ sĩ đương đại có lối tiếp cận vô cùng đa dạng và sáng tạo khi sử dụng vô vàn chất liệu, dụng cụ, phong cách khác nhau...
Mèo trong triển lãm 12 con giáp của Đặng Mậu Tựu
Đến hẹn lại lên, họa sĩ Đăng Mậu Tựu, hiện đang sinh sống tại thành phố Huế lại vẽ tranh về 12 con giáp và ra mắt công chúng bằng một triển lãm rất độc đáo trong dịp Tết cổ truyền.
Tết Nguyên đán Quý Mão năm nay, họa sĩ Đặng Mậu Tựu tiếp tục vẽ và triển lãm tranh về mèo tại Huế.
Và một trong những bức tranh về mèo mà họa sĩ Đặng Mậu Tựu ưng ý nhất có tên là "Hỏi chuột đi đâu" với chút tâm tư gởi gắm về những vấn đề thời sự của xã hội.
Theo Lao động
Liên kết website
Ý kiến ()